Đặc sản mận Bắc Hà Lào Cai
Nằm trên cao nguyên đá có khí hậu quanh năm mát mẻ, Bắc Hà nổi tiếng với những vườn mận được trồng bạt ngàn trên sườn đồi, phủ kín những thung lũng nhỏ kẹp giữa những ngọn núi ngút ngàn.
Cách thành phố Lào Cai 65km về hướng Đông Bắc, huyện Bắc Hà nằm trong khu vực đầu nguồn sông Chảy, thuộc vùng núi cao, địa hình biến thiên từ 116 – 1.900m so với mặt nước biển. Vào những năm 1980, giống mận tam hoa cho trái màu hồng tím và giòn ngọt đã được trồng thử nghiệm và nhanh chóng bén rễ với đồi núi Bắc Hà, trở thành loài cây kinh tế và là niềm tự hào của người dân vùng núi Bắc Hà. Nằm trên cao nguyên đá có khí hậu quanh năm mát mẻ, Bắc Hà nổi tiếng với những vườn mận được trồng bạt ngàn trên sườn đồi, phủ kín những thung lũng nhỏ kẹp giữa những ngọn núi ngút ngàn.
Ảnh minh họa
Video đang HOT
Từ tháng giêng âm lịch, cả thung lũng Bắc Hà chìm trong màu trắng của hoa mận, sương mù bao phủ tạo nên một cảnh sắc vô cùng tuyệt đẹp. Mận Bắc Hà bắt đầu chín từ tháng 5 và chín rộ vào tháng 6, tháng 7. Mùa mận chín, nếu du khách đến với nơi đây thì sẽ không chỉ được ngắm nhìn những vườn mận sum sê trĩu quả mà còn có thể tự hái và thưởng thức cho mình thứ quả ngọt này bởi ở đây hầu như gia đình nào cũng trồng mận quanh nhà, cây nào cây nấy đều sai trĩu quả vươn ra cả đường.
Hiện nay, huyện Bắc Hà là vùng chuyên canh cây mận lớn nhất tỉnh Lào Cai và vùng miền núi phía Bắc với diện tích trồng mận là hơn 600 ha, sản lượng cho thu hoạch hàng năm khoảng gần 3.000 tấn quả thương phẩm, trồng tập trung ở xã Na Hối, Bản Phố, Tà Chải, Lầu Thí Ngài, Thải Giàng Phố…
Mận Bắc Hà trở thành một loại quả đặc sản bởi màu sắc đẹp, hương vị đặc trưng khi chín, ăn có độ giòn, dóc vỏ, vị ngon ngọt đậm, hàm lượng vitamin cao. So với mận Mộc Châu (Sơn La), Sín Mần (Hà Giang)… và các loại quả khác như xoài, vải…, mận Bắc Hà chín muộn hơn khoảng 1 tháng nên giá bán ra thị trường tương đối cao, ít phải cạnh tranh. Giá bán ra thị trường hiện nay bình quân từ 25.000 – 30.000đ/kg, đem lại giá trị kinh tế cao, cải thiện đời sống người dân vùng cao, trở thành cây trồng chủ lực giúp xóa đói giảm nghèo. Chẳng những thế, mận Bắc Hà còn là một sản phẩm du lịch chất lượng cao được huyện Bắc Hà đặc biệt chú trọng những năm gần đây.
Với mong muốn nâng cao sức cạnh tranh, tạo chỗ đứng trên thị trường, tăng giá trị kinh tế cho các sản phẩm mận trên vùng cao Bắc Hà, huyện Bắc Hà đã tiến hành xây dựng thương hiệu cho sản phẩm. Tháng 12/2015, mận Bắc Hà đã chính thức được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH & CN) trao giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sản phẩm cho 4 giống chính gồm: mận Tam Hoa, mận Tả Hoàng Ly, mận Hậu và mận Tả Van. Đây là sản phẩm nông nghiệp đầu tiên của huyện được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Đó cũng chính là niềm tự hào và là niềm khích lệ to lớn đối với bà con nơi đây để tiếp tục gìn giữ và phát triển thứ quả đặc sản này.
Theo Anh Phương (XTTMNNHN)
Tìm giải pháp mở rộng vùng rau VietGAP
Trước hiệu quả của mô hình rau VietGAP ở ấp Trung Hiệp Thạnh (xã Trung Lập Thượng), ngành nông nghiệp huyện Củ Chi (TP.HCM) dự định sẽ mở rộng diện tích trồng rau VietGAP trên địa bàn.
Nhờ áp dụng quy trình VietGAP, nông dân trong tổ sản xuất rau VietGAP ở ấp Trung Hiệp Thạnh đã đạt được hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: T.T
Tháng 8.2013, tổ sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP Trung Hiệp Thạnh được thành lập với 20 hội viên, tổng diện tích sản xuất rau 5ha. Bà con trong tổ sản xuất đã được đi tham quan, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất rau an toàn, nắm bắt danh mục thuốc BVTVđược phép sử dụng... Theo đó, việc sản xuất rau, quả của bà con trong ấp đã được chuyên môn hóa rõ rệt. Một số hội viên đã mạnh dạn đầu tư nhà lưới, hệ thống tưới nhỏ giọt, tưới phun sương nên vừa tiết kiệm chi phí, vừa tăng năng suất. Đến nay, tổ sản xuất đã thu hút 38 hộ hội viên tham gia sản xuất 45ha.
Anh Lê Thanh Hùng - một hội viên cho biết, ngay từ đầu vụ, HTX đã tới khảo sát, phân bổ giống cây trồng, anh chỉ việc sản xuất theo đơn đặt hàng, đúng quy trình VietGAP, việc giá cả, thu mua đã có HTX lo liệu. "Trồng rau theo quy trình VietGAP nên chi phí thuốc BVTV, phân bón, giống giảm tới 30 triệu đồng/ha/năm"- anh Hùng cho biết. Vụ khổ qua vừa qua, gia đình anh xuống giống 5.000m, thu hoạch hơn 10 tấn, trừ chi phí lãi hơn 50 triệu đồng.
Ông Dương Văn Minh - Trưởng trạm Khuyến nông huyện Củ Chi đánh giá, tổ sản xuất rau VietGAP Trung Hiệp Thành đã góp phần thay đổi tập quán sản xuất của các hộ trồng rau, tạo ra sản phẩm an toàn, thân thiện với môi trường, đạt hiệu quả kinh tế cao do tiết kiệm hạt giống, lượng nước tưới, thuốc bảo vệ thực vật... Để mở rộng diện tích trồng rau VietGAP trên địa bàn, ông Minh cho rằng, cần thực hiện đúng chính sách về hỗ trợ vốn, vật tư, giống cho nông dân, đồng thời tạo điều kiện cho nông dân, HTX và các đơn vị thu mua gặp gỡ, thỏa thuận trong việc thu mua sản phẩm.
Theo ông Võ Văn Đẹp - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông TP.HCM, nhu cầu về rau ở thành phố hiện rất lớn, nhưng nông dân trên địa bàn mới đáp ứng được 20%, lượng còn lại phải nhập từ các tỉnh lân cận như: Đồng Nai, Tiền Giang, Tây Ninh... "Do đó, cần mở rộng sản xuất rau VietGAP trên địa bàn, đồng thời xây dựng những cánh đồng rau VietGAP với nhiều chủng loại, cũng như xây dựng các tổ hợp tác sản xuất theo quy trình này" - ông Đẹp nói.
Theo Sở NNPTNT TP.HCM, năm 2015 diện tích canh tác rau an toàn thành phố đạt 3.467ha. Trước đó, năm 2013, UBND TP.HCM đã ban hành quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn trên địa bàn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025, với tổng vốn đầu tư hơn 447 tỷ đồng.
Theo Danviet
Mô hình nuôi cá tra VietGAP đầy triển vọng Ngày 5.8, tại TP.Cần Thơ, Trung tâm Khuyến nông quốc gia (KNQG) tổ chức hội thảo tổng kết Dự án (DA) "Hỗ trợ xây dựng mô hình nuôi cá tra thâm canh đạt chứng nhận VietGAP". Sau 2 năm triển khai thực hiện, dự án đã góp phần vực dạy nghề nuôi cá tra tại vùng đồng bằng sông Cửu Long. Thành công...