Đặc sản giòn rụm ‘vừa ăn vừa đập”, giá ‘rẻ bèo’ hút khách ở miền Trung
Bánh đập – đặc sản giá rẻ tại miền Trung hấp dẫn thực khách bởi hương vị độc đáo, kết hợp giữa bánh tráng nướng và bánh ướt.
Đi dọc các tỉnh ven biển miền Trung, từ Quảng Nam đến Khánh Hòa, du khách có thể dễ dàng tìm thấy và thưởng thức một đặc sản dân dã nhưng không kém phần nổi tiếng.
Đó chính là bánh đập. Sở dĩ có tên gọi độc đáo như vậy là vì muốn thưởng thức món ăn này, du khách phải đập “mỏi tay”.
Bánh đập là món ăn có sự kết hợp tinh tế giữa lớp bánh ướt bên trong và phần bánh tráng (bánh đa) nướng bên ngoài. Tùy từng nơi và khẩu vị mỗi người mà nhân bánh được chế biến theo các nguyên liệu khác nhau. Đơn giản nhất là nhân mỡ hành, cầu kỳ hơn là nhân tôm thịt băm kèm ruốc khô xay nhuyễn,…
Bánh đập có ở nhiều nơi nhưng ngon và nổi tiếng nhất vẫn là ở Khánh Hòa và Quảng Ngãi (Ảnh: Lê Nguyễn Ái Nga).
Khi thưởng thức món bánh trên, thực khách phải “đập” cho bánh tráng vỡ ra, dính vào lớp bánh ướt rồi ăn kèm nước chấm (Ảnh: @buncatran).
Tuy là món ăn dân dã, không cần nhiều nguyên liệu nhưng món bánh đập cũng đòi hỏi quá trình chế biến tỉ mỉ, kỳ công, nhất là phần bánh ướt được làm từ bột gạo. Gạo phải ngâm trong nhiều tiếng đồng hồ rồi xay nhuyễn lấy bột làm bánh.
Chị Hạnh – chủ một quán ăn phục vụ món bánh đập ở thành phố Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) cho biết, bột gạo trước khi đem đi tráng sẽ được pha với nước. Công đoạn này phải thực hiện theo tỉ lệ chuẩn để bột không bị loãng hay đặc quá. Khi tráng, phải khuấy bột đều tay mới thu được lớp bánh ướt trắng ngà, mềm dẻo.
Theo chị Hạnh, để bánh ướt ngon và nóng hổi, người ta phải chuẩn bị nồi hơi, giữ nóng ở mức nhiệt thích hợp. Trước khi đổ bột, thoa một lớp nước lọc cho phần vải thấm mềm, thoáng hơi để bột không bị dính lại.
Bánh đập Nha Trang được chế biến khá đơn giản, từ hai thành phần chính là bột gạo và phần bánh tráng nướng bên ngoài (Ảnh: @kawai.food).
Khi khách gọi món, người bán mới bắt đầu làm bánh, thoăn thoắt múc bột rồi dàn đều trên miếng vải bọc nồi hơi và đậy nắp lại. Cách làm này tương tự như cách làm món bánh cuốn ở miền Bắc. Chờ khoảng 30 giây đến một phút, bánh chín, người ta khéo léo dùng que tre mỏng dỡ bánh lên.
Bánh ướt nóng hổi được trải lên mặt bánh tráng nướng, cho thêm nhân gồm chút thịt băm, tôm và mỡ hành rồi gập đôi lại. Để thưởng thức, thực khách lấy tay đập nhẹ, vừa làm bánh vỡ thành nhiều phần nhỏ vừa ăn, vừa khiến miếng bánh đa dính chặt vào lớp bánh ướt bên trong.
Video đang HOT
Bánh đập có thể ăn kèm với mắm nêm sền sệt hoặc nước mắm pha chua ngọt. Mỗi loại nước chấm lại có hương vị riêng, tùy khẩu vị và sở thích của thực khách.
Nhiều thực khách cho hay, bánh đập nên ăn ở vỉa hè, bốc tay từng miếng rồi quệt nước chấm mới cảm nhận hết cái ngon dân dã của món này (Ảnh: @vietnamesegod).
Bánh đập có thể ăn không với nước chấm hoặc thưởng thức kèm thịt nướng, thịt luộc hay lòng lợn, hến xào,… (Ảnh: @cecilianinh).
Trung bình mỗi ngày, quán ăn của chị Hạnh có thể phục vụ tối đa 200 suất bánh đập. Cuối tuần hoặc dịp lễ, lượng khách ăn đông hơn, gia đình 4 thành viên của chị phải làm việc luôn tay luôn chân, bán hết cả 500 suất.
Chị Thảo Nguyên (du khách đến từ TPHCM) cho biết, mỗi lần có dịp ghé thăm miền Trung đều thưởng thức món bánh đập trứ danh. “Bánh đập tuy dân dã nhưng ăn lạ miệng, âm thanh giòn rụm khá vui tai. Giá thành của món ăn này lại bình dân nên ai cũng có thể thưởng thức. Có lần, mình ăn hết 2-3 chiếc mới thỏa cơn thèm. Ngoài loại nhân mỡ hành truyền thống, bạn có thể gọi thêm nhân trứng trần với bánh ướt hoặc nhân tôm, thịt băm kèm ruốc khô,…”, chị Nguyên chia sẻ.
Bánh đập là món ăn bình dân nhưng lạ miệng, hút khách bởi cách thưởng thức “có một không hai” (Ảnh: @mebimsuakoi).
Bánh đập ngon nhất khi ăn nóng. Phần bánh tráng giòn rụm kết hợp lớp bánh ướt mềm mịn cùng nhân mỡ hành, tôm thịt đậm đà khiến thực khách mê mẩn, cảm nhận trọn vẹn hương vị món ăn bằng nhiều giác quan.
Mỗi suất bánh đập khá rẻ, khoảng 10.000 – 15.000 đồng tùy theo số lượng và loại nhân ăn kèm. Trong khi ăn, du khách còn được chứng kiến quá trình làm bánh khéo léo của người đầu bếp, tạo thêm trải nghiệm thú vị về món ăn.
Thưởng thức đặc sản miền Trung giữa lòng Sài Gòn tại chợ Bà Hoa
Thưởng thức đặc sản miền Trung giữa lòng Sài Gòn tại chợ Bà Hoa bạn đã biết chưa? Cùng tìm hiểu ngay dưới bài viết sau nhé.
Chợ bà Hoa tại khu vực Sài Gòn là nơi nổi tiếng với đặc sản của các tỉnh miền Trung thu hút rất nhiều khách du lịch đến trải nghiệm. Hôm nay, hãy cùng Bách hóa XANH vi vu khu chợ này xem có gì đặc biệt không nhé.
1Nguồn gốc chợ bà Hoa
Men theo con đường Trần Mai Ninh ở quận Tân Bình, người ta dễ dàng bắt gặp khu chợ nhỏ được thành lập bởi một người phụ nữ tên Hoa. Sinh trưởng và lớn lên ở miền Bắc, thế nhưng bà Hoa lại dành hết tình yêu cho mảnh đất miền Trung đầy nắng và gió. Chính vì thế mà bà đã lập ra khu chợ để chuyên bán các món xứ Quảng. Dần dần, tên của ngôi chợ cũng được đặc theo tên của bà Hoa.
Bạn có thể bắt gặp rất nhiều đặc sản của các tỉnh miền Trung từ các loại bánh, các loại mắm, các món ăn của Quảng Nam, Đà Nẵng, Bình Định, Quảng Ngãi,... Đây là địa điểm tụ tập ăn uống thú vị của nhiều bạn trẻ, nhất là những người đam mê ẩm thực miền Trung.
2Các món đặc sản miền Trung tại chợ Bà Hoa mà bạn nên thử
Lòng xào nghệ
Ngoài cháo lòng, phá lấu của dân miền Nam, người miền Trung cũng có một món đặc sản cho nguyên liệu này chính là món lòng xào nghệ cực kỳ độc đáo. Lòng sau khi được sơ chế sạch sẽ, người ta đem tẩm ướp với các loại gia vị sao cho vừa ăn, đương nhiên là không thể thiếu nước nghệ - bí quyết giúp món ăn thêm hấp dẫn hơn.
Hương vị món lòng xào nghệ tưởng rằng sẽ hăng nhưng nhờ cách chế biến khéo léo, món ăn dậy lên được hương vị đặc trưng của nghệ nhưng lại không bị hăng. Lòng heo mềm, cắn vào dai dai nhưng không bị tanh. Đây chắc hẳn là món mồi nhậu khoái khẩu của rất nhiều thanh niên đấy.
Lòng xào nghệ độc lạ tại chợ Bà Hoa
Ốc hút
Ốc hút tưởng chừng như rất bình thường nhưng lại khiến bạn có thể ngồi nhâm nhi cả ngày mà không chán đấy. Món ốc hút được chế biến từ ốc đắng cùng một số loại nguyên liệu rất dân dã nhưng lại cho ra hương vị không lẫn đi đâu được.
Sở dĩ có tên là ốc hút bởi thay vì dùng tăm để lấy thịt ốc, bạn sẽ hút thật mạnh để ăn được thịt ốc. Thịt ốc ngọt, mềm và bùi béo kết hợp với nước xả ớt cay cay, mặn mặn vô cùng hòa quyện nghe thôi đã thấy thèm rồi đúng không nào.
Món ốc hút độc đáo mang hương vị miền Trung
Bánh đập
Bánh đập là món ăn cực kỳ bình dị, không cầu kỳ nhưng lại mang hương vị dân dã quê nhà. Món ăn này chỉ đơn giản là lớp bánh tráng được nướng lên giòn rụm làm lớp vỏ bên ngoài, bên trong được kẹp lớp bánh ướt mỏng chấm cùng mắm nêm.
Bánh đập tuy đơn giản mà rất khác biệt
Lại nói về mắm nêm, mắm nêm miền Trung được pha chế theo công thức đặc biệt làm nên linh hồn cho cả món bánh đập này. Mắm có cả vị mặn, ngọt, chua lẫn cay ăn với bánh đập thì phải gọi là hết sảy.
Bánh đập - món đặc sản không nên bỏ lỡ tại chợ Bà Hoa
Bánh bèo
Nhắc đến miền Trung mà lại không nhắc đến bánh bèo xứ Huế thì thật sự là một thiếu sót vô cùng lớn. Đến chợ bà Hoa, bạn sẽ được thưởng thức cả hai phiên bản bánh bèo chén ướt và khô.
Món bánh bèo vô cùng đắt khách tại chợ Bà Hoa
Bánh bèo chén khô sẽ được người bán phủ lên một lớp tôm sấy, ăn vô cùng thú vị. Bánh vừa có vị thơm, mềm của bánh bèo, vừa có vị mặn của tôm. Bánh bèo chén ướt thì lại hoàn toàn khác. Lớp tôm sấy sẽ được thay bằng lớp sốt thịt đỏ au trông vô cùng bắt mắt nhưng cũng không kém phần ngon miệng.
Bánh bèo chén ướt và khô nên thử khi đến chợ Bà Hoa
Mít trộn
Mít trộn chắc hẳn nhiều người sẽ chưa bao giờ được thưởng thức qua đúng không nào? Không sử dụng mít chín như thông thường, món mít trộn được làm từ thịt ba rọi, tôm sú, đậu phộng rang, hành phi, rau răm tưởng đơn giản nhưng lại ngon bất ngờ.
Khi thưởng thức, nhiều thực khách miêu tả món có vị rất lạ mà họ chưa bao giờ bắt gặp ở bất kỳ món ăn nào khác. Vị mít non dai dai như thịt gà nhưng lại có vị thơm của mít, kết hợp cùng với thịt ba rọi, tôm sú ngọt lịm pha chút bùi béo của đậu phộng. Thật sự là một trải nghiệm khó tả của những du khách khi lần đầu được thưởng thức.
Vừa rồi, Bách hóa XANH vừa cùng bạn dạo quanh khu chợ Bà Hoa với những món đặc sản miền Trung giữa lòng Sài Gòn. Hy vọng bạn sẽ đến và trải nghiệm những món ăn hấp dẫn tại địa điểm này.
Thưởng thức đủ món đặc sản miền Trung đúng điệu tại chợ Bà Hoa Chợ miền Trung ngay giữa lòng TP. Hồ Chí Minh là nơi cho những người xa xứ có thể tìm được hương quê nhà.Trên con đường Trần Mai Ninh (quận Tân Bình), có một khu chợ nhỏ được thành lập bởi một người phụ nữ tên Hoa, nên cái tên chợ Bà Hoa ra đời. Tuy bà là người miền Bắc nhưng vì...