Đặc sản bò một nắng của nữ nhà báo Bình Thuận ngon cỡ nào mà khiến bao “đấng mày râu” si mê?
Gần chục năm trở lại đây, ở vùng biển Phan Thiết (Bình Thuận) bất ngờ nổi tiếng với món bò một nắng, khiến “đấng mày râu” rất thích khi nhâm nhi với bia ướp lạnh.
Bò một nắng được tẩm ướp 13 loại gia vị
Điều bất ngờ là người chế biến món này lại là nữ nhà báo Vũ Hương Giang phóng viên kỳ cựu của Đài phát thanh truyền hình tỉnh Bình Thuận.
Món bò một nắng La Vũ nhâm nhi với bia ướp lạnh thì tuyệt vời. Ảnh: NVCC
Trao đổi với Dân Việt, nữ nhà báo Hương Giang cho biết, do thường đi dự các sự kiện và thấy các “đấng mày râu” thích nhâm nhi những món mặn mặn với bia ướp lạnh, thế là chị tìm tòi học hỏi cách làm món bò một nắng.
Chị Hương Giang chia sẻ: để miếng bò một nắng mềm, chị thường đặt hàng thịt tươi ở mối quen và chỉ lấy thịt ở vị trí giữa bộ phận nách và vai con bò. Phần thịt này không lẫn gân và mỡ nên mềm. Sau đó, chị cắt bò ra thành từng miếng to bằng bàn tay theo thớ thịt dọc để bò không bị dai rồi ướp với 13 loại gia vị có trong tự nhiên gồm các loại rễ, hạt, củ, quả và đặc biệt sả tươi, ớt đỏ bằm nhuyễn trong thời gian từ 4 – 5 giờ. Trung bình khoảng gần 2kg thịt bò tươi, chị chế biến thành khoảng 1kg bò một nắng thành phẩm.
“Bí quyết ở chỗ là mình đợi thời điểm nắng gắt, mới đem thịt bò đã ướp ra phơi giữa trưa thì bò sẽ thơm, ăn rất đậm đà. Đặc biệt, không bao giờ tôi mua ớt và tỏi xay sẵn mà tôi chọn mua khi còn tươi về nhà rửa sạch rồi phơi qua nắng sau đó mới xay nhuyễn nên mùi vị hấp dẫn và đặc trưng riêng…”, chị Hương Giang bật mí.
Bò một nắng La Vũ phơi trên bộ nia làm bằng tre. Ảnh: NVCC
Để có đủ thịt bò bán cho “thượng đế”, hàng ngày, chị Hương Giang phải thức dậy từ 4h sáng thực hiện các công đoạn chế biến rồi đi làm công việc của một phóng viên. Tối về, chị cùng đứa con gái đóng gói thành phẩm chứ không thuê mướn ai.
Thời gian đầu, chị làm món bò một nắng cho người nhà ăn và ai cũng khen ngon. Sau đó chị Hương Giang đưa sản phẩm của mình lên mạng xã hội chào bán thử và không ngờ rất nhiều người ăn qua một lần đã đặt hàng cho lần sau.
Video đang HOT
Ngoài sản phẩm bò một nắng, chị Hương Giang còn làm thêm món bò sợi cay và những món này ăn với rau sống, cơm, bún, bánh mì, xôi, đều ngon. Nếu vắt thêm tí chanh, rau thơm, đậu phộng để trộn gỏi cùng xoài sống, đu đủ xanh, cóc… nhâm nhi bia ướp lạnh thì ngon hết nấc!
Bí mật bộ nia tre phơi bò một nắng
Để có nguyên liệu tươi ngon ổn định, chị Hương Giang phải đi thăm dò các lò mổ, tìm mối bỏ thịt có uy tín và đề nghị bên cung cấp nguyên liệu ký hợp đồng cam kết bằng văn bản về chất lượng nguyên liệu hàng ngày phải đảm bảo là hàng tươi và đạt tiêu chuẩn đảm bảo vệ sinh thực thẩm…
Có một chi tiết quan trọng mà chị Hương Giang tiết lộ khi phơi thịt bò là bộ nia làm bằng tre. Bộ nia phơi này chị đặt hàng ở một cơ sở làm theo ý của chị với giá cao gấp 3 lần nhưng chỉ dùng từ 6 – 9 tháng phải thay bộ nia, bởi nếu dùng nữa thịt sẽ không thơm ngon…
Theo chị Hương Giang, dịp Tết sắp tới này, hai mẹ con chị làm không đủ hàng để bán cho “thượng đế” đã đặt trước.
Từ năm 2016, chị Hương Giang đã đăng ký thương hiệu và được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận bảo hộ cho các sản phẩm với thương hiệu bò một nắng La Vũ trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Ảnh NVCC
Thứ trưởng Bộ NNPTNT: Cần vận động thương nhân Trung Quốc đảm bảo thu mua theo ký kết
Các tỉnh Bình Thuận, Long An, Tiền Giang cần tự chủ động biện pháp kết nối tiêu thụ thanh long, trong đó có việc vận động thương nhân Trung Quốc đảm bảo thu mua theo ký kết.
Đây là đề nghị của Thứ trưởng Bộ NNPTNT Trần Thanh Nam tại Diễn đàn Kết nối sản xuất và tiêu thụ thanh long do Bộ NNPTNT tổ chức ngày 6/1.
Áp lực sản lượng thanh long vụ tết
Theo ông Lê Thanh Tùng - Phó Cục trưởng Cục Trồng Trọt, sản lượng thanh long hàng năm của Việt Nam khoảng gần 1,4 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, sản lượng này lại không phân bố đều.
Nông dân trồng thanh long ở tỉnh Bình Thuận. Ảnh: Trần Khánh
Ông Phan Văn Tấn - Phó Giám đốc Sở NNPTNT Bình Thuận cho biết, dự kiến sản lượng thanh long 2 tháng đầu năm 2022 sẽ rất lớn, với hơn 110.000 tấn.
Tuy nhiên, tình hình thu mua đang rất chậm. Nhiều doanh nghiệp vẫn trông ngóng thông tin từ các cửa khẩu biên giới phía Bắc.
Ông Tấn cho biết, Sở NNPTNT vẫn đang tích cực phối hợp Sở Công Thương kết nối tiêu thụ thanh long sang các tỉnh bạn.
Tuy nhiên, từ đây đến tết, thời gian còn rất ngắn, trong khi sản lượng thanh long nhiều nên thị trường nội địa rất khó có thể tiêu thụ hết.
"Sở NNPTNT vẫn mong các Bộ cần tiếp tục đàm phán để có thể mở lại cửa khẩu", ông Tấn đề nghị.
Ông Nguyễn Quốc Trịnh - Chủ tịch Hiệp hội Thanh long tỉnh Long An cho biết toàn tỉnh địa phương có khoảng 10.000ha diện tích trồng thanh long, trong đó tập trung chủ yếu tại huyện Châu Thành với hơn 9.000ha.
Dự kiến Long An có khoảng 26.000 tấn thanh long sẽ thu hoạch đến tết.
Qua rà soát, trên địa bàn tỉnh Long An hiện có 117 kho thanh long, trong đó có 100 kho đông lạnh với tổng công suất khoảng hơn 5.000 tấn.
Tuy nhiên lượng thanh long đang tồn kho hiện nay đã hơn 3.000 tấn, chỉ còn sức chứa khoảng 2.000 tấn.
Ông Trịnh đề nghị Bộ NNPTNT cần có gói tài chính hoặc gói hỗ trợ lãi suất để giúp nông dân trồng thanh long sạch, phục vụ thị trường các nước.
Vận động thương nhân Trung Quốc không "bỏ của chạy lấy người"
Hiện tại, giá bán thanh long ruột trắng ở Bình Thuận và Long An đã giảm xuống còn 3.000-4.000 đồng/kg để bán ở trong nước, nhưng số lượng rất nhỏ lẻ.
Còn tại Tiền Giang, nhiều thương lái cũng không chịu mua hàng. Thương lái từ chối khéo bằng cách trả giá với nông dân còn 1.000 đồng/kg.
Các thương lái địa phương cho biết, nhiều vựa thanh long lớn (cấp 1) đều do người Trung Quốc đứng sau lưng. Họ có toàn quyền quyết định về lượng hàng và giá cả để các thương lái nhỏ (cấp 2) làm cơ sở đến các vườn thanh long thương lượng với nông dân.
Một cơ sở thu mua thanh long ở huyện Châu Thành, Long An. Ảnh: Trần Khánh
Do đó, việc các vựa lớn dừng thu mua khiến cho các thương lái nhỏ bị thiệt hại số tiền đã đặt cọc trước đó, nhưng không thể yêu cầu các thương lái Trung Quốc bồi thường vì tất cả các giao dịch đặt cọc đều không rõ ràng, không có văn bản hay hợp đồng cụ thể.
Ông Lê Minh Quang - Chủ tịch Hội Nông dân xã Thuận Quý, huyện Hàm Thuận Nam (Bình Thuận) cho biết, tình trạng thương lái Trung Quốc đứng sau lưng các vựa cũng diễn ra tương tự ở Bình Thuận.
"Nông dân trồng thanh long rất khó quyết định giá bán sản phẩm của mình mà đều phải qua thương lái", ông Quang nói.
Theo Thứ trưởng Bộ NNPTNT Trần Thanh Nam, Bộ NNPTNT đã rất tích cực làm việc với các cơ quan chức năng của Trung Quốc nhằm tháo gỡ khó khăn khi nông sản ùn ứ.
Tất cả các nỗ lực đã được Bộ NNPTNT thực hiện, tuy nhiên khó khăn vẫn còn rất lớn.
Theo Thứ trưởng Trần Thanh Nam, Sở NNPTNT các tỉnh cần tham mưu UBND tỉnh tổ chức diễn đàn kết nối tiêu thụ nông sản ngay tại địa phương.
Thứ 2, Sở NNPTNT các địa phương cần phải đẩy mạnh cấp mã số vùng trồng, có kế hoạch triển khai cụ thể để phục vụ các thị trường xuất khẩu.
Thứ 3, Thứ trưởng Nam cho biết đã có nhiều thông tin về thương nhất Trung Quốc có mặt ở Bình Thuận rất nhiều. Các thương nhân này cũng chủ yếu thu mua rồi bán sang nước bạn Trung Quốc.
Vấn đề là chính quyền địa phương phải có giải pháp vận động thương nhân Trung Quốc đảm bảo thu mua theo ký kết.
Tham tán Thương mại bày cách đưa lượng lớn thanh long Việt đến đám cưới ở... thị trường 1,4 tỷ dân Ông Bùi Trung Thướng, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Ấn Độ cho biết, các đám cưới ở Ấn Độ tiêu dùng rất nhiều hoa quả, nhất là quả thanh long nhập khẩu nên Việt Nam có nhiều tiềm năng và lợi thế để xuất khẩu mặt hàng này sang quốc gia này. Ông Bùi Trung Thướng, Tham tán Thương mại Việt...