Đặc sắc phong tục chào đón năm mới
Phong tục đón mừng năm mới là nét đẹp văn hóa đặc sắc của người dân ở mỗi quốc gia, mang hàm ý chung là cầu mong một năm mới nhiều may mắn, an lành trong tình yêu, sức khỏe và tiền bạc. Điều thú vị là, phong tục đón năm mới ở mỗi nước rất khác nhau và vô cùng phong phú.
Tháp Ép-phen được thắp sáng trong dịp năm mới.
Pháp: Uống rượu vang và xem hướng gió
Đón năm mới bằng rượu vang là nét văn hóa đặc sắc nhất của người Pháp. Ngày Tết, mọi người quây quần bên nhau, uống rượu và vui chơi đến tận ngày mùng 3 mới kết thúc. Người Pháp quan niệm rằng, phải uống hết tất cả rượu mà họ chuẩn bị trước thì năm mới sẽ tràn đầy những điều tốt lành và may mắn. Ngược lại, nếu chưa uống hết rượu thì họ sẽ gặp phải vận xui. Cũng vào ngày đầu năm mới, người dân Pháp sẽ cùng nhau ra đường để đoán thời vận qua các hướng gió thổi. Theo như quan niệm truyền thống, nước Pháp sẽ có một năm bình an, thuận lợi khi gió thổi ở hướng Nam. Những người chăn nuôi bò sữa và ngư dân sẽ có một năm bội thu nếu gió thổi từ hướng Tây. Ngoài ra, gió từ hướng Đông sẽ mang đến một năm sung túc cho người nông dân trồng trọt cây ăn quả. Trái lại, sẽ là một năm trắc trở và mùa màng thất bát nếu gió thổi hướng Bắc.
Đức: Dự đoán tương lai qua chì
Người Đức rất coi trọng lễ đón mừng năm mới, ngay từ chiều 31-12, mọi người đã quây quần ăn uống, chúc tụng và vui chơi đến lúc giao thừa. Trước thời khắc giao thừa 15 phút, họ ngồi tĩnh lặng. Khi giao thừa điểm, họ lập tức nhảy ra khỏi ghế, ném một vật nặng ra phía sau, với quan niệm vứt rủi ro, khó khăn của năm cũ, bước qua năm mới. Sau đó, người Đức ôm hôn, chúc nhau năm mới và cùng diễu hành khắp các đường phố. Trẻ con sẽ biểu diễn âm nhạc truyền thống bằng đàn phong cầm và kèn ha-mô-ni-ca, người lớn sẽ hát bài ca năm mới, mang lời cầu nguyện tốt đẹp cho mọi người.
Video đang HOT
Người Đức thử vận may bằng cách đun nóng chì và thả vào nước lạnh.
Các bữa ăn trong dịp này sẽ không thể thiếu cà rốt, bắp cải và các loại bánh mì tự làm hình tròn, bát giác, trái tim, hình chóp… Theo quan niệm của người Đức, cà rốt và bắp cải mang lại sự ổn định về tài chính, còn bánh mì thì sẽ loại bỏ được những điều không tốt. Điều đặc biệt là người Đức có phong tục đun chảy chì, sau đó rót vào nước lạnh và dự đoán tương lai qua hình dạng miếng chì.
Mi-an-ma: Lễ hội té nước đón năm mới
Mi-an-ma được biết đến là quốc gia sở hữu nhiều ngôi chùa và lưu giữ nhiều giá trị văn hóa Phật giáo nguyên bản. Chính vì vậy, văn hóa của quốc gia này cũng gắn liền với Phật giáo. Trong đó, có lễ hội mừng năm mới Thinh-dan diễn ra vào giữa tháng 4 hằng năm, kéo dài 3-4 ngày, thể hiện khát vọng hướng tới một cuộc sống sung túc, bình an, một tương lai tươi sáng cho tất cả mọi người. Người Mi-an-ma xa xưa thường dùng nhánh lá hồng táo nhúng vào nước thơm đựng trong bát đồng hoặc bạc rưới lên người khác.
Người Mi-an-ma té nước đầu năm mới.
Họ quan niệm, lá hồng táo biểu tượng cho phước đức và an lành sẽ mang lại phước lộc cho cả người được rưới và người rưới. Ngày nay, ở các thành phố lớn như Dan-gôn hay trung tâm Phật giáo Man-da-lay, người ta dựng các thùng nước to hoặc vòi nước dọc phố để té nước lên người nhau rửa trôi mọi chuyện buồn phiền, bụi bẩn của năm cũ và đón nhận sự thanh tịnh, may mắn, sức khỏe của năm mới.
I-ta-li-a: Nhảy xuống sông Ti-bơ từ cây cầu Ca-vua vào ngày đầu năm mới
Người dân I-ta-li-a tin rằng, hành động này mang lại may mắn và thành công trong năm tới. Thêm vào đó, vào đêm giao thừa, theo truyền thống, người I-ta-li-a sẽ ăn nho, bánh và xuất hành. Người I-ta-li-a quan niệm, sẽ may mắn cả năm nếu gặp người già, người gù lưng, ngược lại sẽ xui xẻo nếu gặp phải trẻ con, tu sĩ. Khi chúc Tết nhau, thường phải kèm theo bài hát, câu hát năm mới. Ngày nay, ở những thành phố lớn người dân I-ta-li-a mừng năm mới bằng cách tập trung tại khu vui chơi để chìm đắm và khiêu vũ trong thế giới của những giai điệu pop, rock, những màn pháo hoa rực rỡ, tưng bừng trong không khí lễ hội.
Bra-xin: Bữa tiệc ánh sáng
Từ xa xưa, tiệc mừng năm mới của người Bra-xin là buổi tiệc của tín ngưỡng, nhưng ngày nay, nó đã trở thành một buổi trình diễn lớn dành cho du khách lẫn người dân. Người dân xứ sở của vũ điệu Sam-ba rực lửa này sẽ mặc trang phục có màu trắng tinh khôi trong bữa tiệc đêm giao thừa với quan niệm, màu trắng sẽ mang đến nhiều may mắn. Thêm vào đó, người dân Bra-xin còn có truyền thống chiêm ngưỡng những màn biểu diễn pháo hoa lộng lẫy, tuyệt đẹp tại bờ biển trong đêm giao thừa, đặc biệt là ở Ri-ô đê Gia-nây-rô.
Bữa tiệc ánh sáng kéo dài khoảng 30 phút, Mọi người sẽ cầu nguyện những điều tốt lành, may mắn về sức khỏe, tình yêu, tài chính trong màn đại tiệc của ánh sáng và âm thanh rộn ràng. Nếu ở gần biển, sau giao thừa, mọi người thường nhảy 7 ngọn sóng và ném hoa tươi ra biển để chào đón năm mới; một số người còn thắp nến trên bờ biển. Sau đó, họ về cùng sum họp bên người thân và bạn bè để tận hưởng giờ khắc thiêng liêng trong các bữa tiệc hoành tráng suốt đêm.
Theo bienphong.com.vn
75% người dân quay lưng với chính quyền Macron, tương lai của Pháp về đâu?
Một cuộc khảo sát mới đây cho thấy rằng có đến 3/4 số người dân Pháp đang thất vọng với những chính sách của Tổng thống Emmanuel Macron và không tin tưởng vào các thành viên trong nội các của ông.
Theo một cuộc khảo sát của các công ty Odoxa và Dentsu Consulting, chỉ có 25% người Pháp được hỏi nói rằng họ hài lòng với cách chính phủ đang vận hành đất nước, trong khi số còn lại bất bình với ông Macron và các Bộ trưởng trong nội các.
Dòng chữ "Macron hãy từ chức" được sơn trên một góc của Khải Hoàn Môn trong lúc cuộc biểu tình Áo Vàng diễn ra quyết liệt.
Kết quả này cho thấy sự suy giảm về uy tín nghiêm trọng đối với ông Macron so với thời điểm tháng 4/2018, khi đó tỉ lệ người không ủng hộ Tổng thống Pháp là 59%. Cuộc khảo sát mới nhất được tiến hành bằng cách lấy ý kiến của 1.004 người trên toàn nước Pháp và được thực hiện cách đây không lâu.
Điều đáng chú ý là những người có quan điểm chỉ trích ông Macron không chỉ bao gồm những người lao động thu nhập thấp và nông dân mà còn có cả những người thuộc tầng lớp trung lưu. Nhiều người đặc biệt không hài lòng với một số quan chức chính phủ Pháp, cụ thể là Thủ tướng Edouard Philippe và Bộ trưởng Nội vụ Christophe Castaner khi mỗi người lần lượt có 54 và 53% tỉ lệ người chỉ trích.
Từ tháng 11 năm ngoái tới nay, những người biểu tình Áo Vàng đã tiến hành các cuộc biểu tình quy mô lớn trên khắp nước Pháp. Ban đầu phong trào này phản đối việc gia tăng chi phí xăng dầu của chính phủ Macron, và khi hoạt động biến thành các cuộc bạo động giữa người biểu tình và cảnh sát, Pháp đã buộc phải từ bỏ chính sách này.
Tuy nhiên, những nỗ lực nhằm trấn an người dân của chính phủ Pháp đã thất bại, khi phong trào Áo Vàng giờ đây còn phản đối cả điều kiện sống ngày càng đi xuống cũng như sự bất bình đẳng trong xã hội Pháp.
Một trong những thủ lĩnh của phong trào biểu tình là ông Eric Drouet đã bị bắt vào tối ngày 2/1 vừa qua và bị kết tội tổ chức và dẫn đầu một cuộc biểu tình trái phép, đã khiến người biểu tình phẫn nộ và gọi chính phủ Macron là "độc tài". Chính trị gia cánh tả người Pháp Jean-Luc Melenchon đã bày tỏ sự ủng hộ đối với ông Drouet và gọi việc ông bị bắt là một sự "lạm dụng quyền hạn" của chính phủ Pháp.
Anh Tuấn (lược dịch)
Theo Infornet
Chuyển nhượng 20/12: Tân HLV MU muốn có 'siêu trung vệ' Tottenham Ngay khi cập bến MU, HLV Ole Gunnar Solskjaer đã được Ban lãnh đạo Quỷ đỏ chi cho 50 triệu Bảng để chiêu mộ trung vệ Tottenham - Toby Alderweireld. Real "tái duyên" HLV Mourinho Ngay khi bị MU sa thải, HLV Mourinho lập tức nhận được lời đề nghị từ Chủ tịch Perez ngồi vào "ghế nóng" của Real. Được biết, nếu...