Đặc nhiệm SEAL sống sót kỳ diệu sau 27 phát đạn của al-Qaeda
Đặc nhiệm SEAL về hưu Mike Day chứng tỏ mình là một người đàn ông thép, khi bị al-Qaeda bắn 27 phát khắp người mà không hy sinh.
Đặc nhiệm Mike Day.
Trong lần làm nhiệm vụ cuối cùng ở Iraq năm 2007, Mike Day may mắn sống sót sau loạt 27 phát đạn từ cự ly gần của những kẻ khủng bố al-Qaeda.
Mike lấy ra được 11 viên đạn trong áo giáp và 16 viên nằm khắp nơi trong cơ thể như chân, tay, bụng, mông, thậm chí cả bộ phận sinh dục. Ngoài ra, anh còn ngã gục vì bị trúng một mảnh lựu đạn.
Không những anh sống sót, mà còn kịp bắn chết tất cả 4 tên khủng bố al-Qaeda, tự mình ra khỏi hiện trường sau khi tỉnh lại.
Nhưng bất chấp tất cả điều này, Mike muốn chứng minh bản thân một lần nữa. Hiện anh đang huấn luyện cuộc thi thể thao 3 môn phối hợp Ironman nhằm quyên tiền giúp các quân nhân bị thương.
Nói về khả năng sống sót kỳ diệu của mình, Mike cho biết, điều đầu tiên anh nghĩ đến là vợ và các con gái ở nhà: “Sau khi tôi nhận ra mình bị bắn, tôi tự nhủ: Xin Chúa cho con về nhà với vợ con. Đó là lời cầu nguyện đầu tiên của tôi. Và Người đã trả lời. Mọi người nghe chuyện của tôi, họ không thể tin được. Bản thân tôi ở đó và tôi cũng còn không tin được”.
Mike cho biết, nhiệm vụ của cuộc đời bây giờ không phải vì anh, mà vì những người anh, người chị bị thương. “Những người đồng đội của tôi xứng đáng được chữa trị thương tích theo cách tốt nhất” – anh nói.
Video đang HOT
Mike sẽ tham gia vào cuộc thi quốc tế Ironman ở Florida trong tháng tới.
Theo Lao Động
Đặc nhiệm SOF Trung Quốc sánh ngang SEAL và SAS?
Quân đội Trung Quốc đang xây dựng cho mình Lực lượng tác chiến đặc biệt (SOF) ở mỗi Đại quân khu. Vậy SOF có thể sánh ngang SEAL (Mỹ) và SAS (Anh)?
SOF chuyên thực hiện các nhiệm vụ khó khăn phức tạp trong các điều kiện đặc biệt với mô hình huấn luyện khắc nghiệt khá giống với SEAL của Mỹ.
Tuy nhiên, xét về vũ khí, thiết bị được trang bị cho lính đặc nhiệm, cùng với kinh nghiệm trên thực chiến cùng bề dày lịch sử, còn rất lâu SOF mới có thể sánh ngang được với SEAL hay SAS.
Tiếp theo là Đội đặc nhiệm Không quân Anh (SAS), thuộc Lực lượng đặc biệt của Anh, được thành lập từ năm 1941 trong Chiến tranh Thế giới thứ hai và đã được nhân rộng như mô hình đặc nhiệm chuẩn mực trên toàn thế giới.
Để vào được SAS, các binh sĩ phải vượt qua những giai đoạn luyện tập vô cùng gian khổ và rất nhiều người phải bỏ cuộc. Mỗi đợt tuyển chọn SAS có khoảng 125 ứng cử viên nhưng số người được phục vụ trong lực lượng này chỉ còn 10 người sau khóa huấn luyện.
Giai đoạn đầu của khóa huấn luyện có tên là "Những ngọn đồi". Đây là quá trình đào tạo khả năng chịu đựng về các sức khỏe và tinh thần của các binh sĩ. Quá trình này kéo dài 3 tuần với những bài tập hành quân mang trang bị tăng dần về khối lượng và độ dài.
Trong bài kiểm tra cuối cùng, các học viên sẽ phải mang 24,5kg trang thiết bị, hành quân 65km và phải hoàn thành dưới 24 tiếng mới đạt yêu cầu.
Những người vượt qua bài tập "Những ngọn đồi" sẽ được chuyển vào rừng cho khóa huấn luyện tiếp theo. Các học viên sẽ tìm cách để tồn tại và di chuyển trong rừng trong những điều kiện khắc nghiệt với giả thuyết đang ở sau phòng tuyến quân địch.
Trong 4 tuần của giai đoạn 2, các học viên chỉ sống bằng đồ ăn sẵn, họ phải học các tồn tại trong rừng sao cho các trang thiết bị không bị khí hậu làm hư hỏng.
Sau khi trở về từ rừng sâu, số ít học viên đạt tiêu chuẩn sẽ đến với bài tập cuối cùng về kĩ năng lẩn trốn, đào tẩu và đặt câu hỏi và trả lời trong trường hợp bị khai thác thông tin. Họ được đưa về vùng nông thôn, nơi các học viên phải mặc những đồng phục của thời thế chiến, di chuyển giữa các trạm kiểm soát mà không bị phát hiện bởi những người tìm kiếm do các binh sĩ SAS đóng vai.
Cuối cùng, học viên sẽ trở về căn cứ để chuẩn bị cho bài học về đặt câu hỏi và trả lời để khai thác hoặc giấu thông tin trong trường hợp bị bắt giữ. Trong nhiều giờ liên tục, các học viên phải chịu áp lực tối đa do những câu hỏi, sự tra trấn của người huấn luyện kèm theo đó là những âm thanh gây căng thẳng liên tục được phát vào tai.
Sau khi đã vượt qua được các bài huấn luyện thể lực và tinh thần, các học viên đạt yêu cầu sẽ bước vào khóa huấn luyện về các kĩ năng chiến đấu với nhiều loại địa hình và thời tiết khác nhau.
Thành viên SAS được đánh giá có cùng thể hình và khả năng với lực lượng SEAL của Mỹ. Một số chuyên gia nhận định, sự tra tấn tinh thần và thể lực trong quá trình huấn luyện, tuyển chọn của SAS còn căng thẳng hơn cả cách mà SEAL làm với lính của họ.
Vì sự sánh ngang về đẳng cấp này mà SAS và SEAL có nhiều nhiệm vụ phối hợp với nhau rất hoàn hảo, đặc biệt với các nhiệm vụ chống khủng bố, bắt cóc, giải cứu trên chiến trường Afpakistan hay Iraq. (Trong ảnh: Một nhiệm vụ tấn công, bắt giữ của SEAL ở Trung Đông
Theo Đất việt
10 đội biệt kích tinh nhuệ nhất thế giới (kỳ 1) Đảm trách các sứ mệnh đa dạng từ chống khủng bố tới giải cứu con tin, đội đặc nhiệm Không quân Anh (SAS) hay SEAL của Hải quân Mỹ xứng đáng là hai biệt đội xuất sắc nhất thế giới. 1. Đặc nhiệm Không quân Anh (SAS) Các thành viên Đội đặc nhiệm Không quân Anh (SAS). Ảnh: Special-ops.org Đứng đầu danh sách...