Đặc nhiệm SEAL thoát chết thần kỳ sau khi trúng 27 phát đạn
Trong vòng vây của các phần tử khủng bố Al Qaeda, một chỉ huy đội đặc nhiệm hải quân SEAL của Mỹ đã bị trúng tới 27 phát đạn trên khắp cơ thể. Vậy nhưng ông đã thoát chết thần kỳ và vừa kể lại câu chuyện của mình với báo giới.
Đặc nhiệm hải quân Mỹ Mike Day
Hiện đã nghỉ hưu khỏi lực lượng hải quân Mỹ, ông Mike Day vẫn nhớ như in những gì xảy ra trong đêm giao tranh ác liệt và thoát chết thần kỳ tại tỉnh Anbar của Iraq.
Đó là đêm 6/4/2007, khi đội đặc nhiệm của ông cùng với các trinh sát người Iraq săn lùng một lãnh đạo cấp cao của mạng lưới khủng bố Al Qaeda.
Trước đó những kẻ khủng bố đã bắn hạ 2 chiếc trực thăng khiến toàn bộ phi hành đoàn thiệt mạng
Sau khi xác định được chính xác căn phòng nơi 4 lãnh đạo của al Qaeda đang có mặt, Day là người đầu tiên trong đội đặc nhiệm xông vào.
“Ngay khi bước qua thềm cửa đó, tất cả bọn họ nã súng về phía tôi. Có cảm giác như tôi đang bị ai đó nện bằng búa tạ”, Day thuật lại. “Sau khi nhận ra rằng tôi đang bị bắn, tôi nói “Chúa ơi, hãy đưa tôi về nhà với các con gái mình”. Đó chính là lời cầu nguyện đầu tiên của tôi, cầu nguyện một cách thực sự, và quả thực Ngài đã trả lời”, Day kể lại với ánh mắt rưng rưng.
Khi cuộc đấu súng qua đi, Mike Day đã hạ toàn bộ 4 tên khủng bố trong căn phòng bất chấp việc đã phải đón nhận 27 phát đạn cùng những mảnh lựu đạn.
“Mọi người được kể về câu chuyện của tôi và họ không thể tin vào điều đó. Tôi đã có mặt tại đó và tôi cũng không dám tin”, Day nói. “Tôi bị bắn 27 lần – 16 lần vào người và 11 lần vào áp giáp. Tôi bị trúng đạn ở cả hai chân, hai cánh tay và bụng. Cứ chạm tay vào bất kỳ vị trí nào trên người tôi, bất kỳ chỗ nào ngoại trừ đầu, chỗ đó đều đã bị trúng đạn”.
Video đang HOT
“Tôi đã đùa rằng có lẽ lí do tôi không chết ngày đó là do có lẽ tôi không được lên Thiên đường”, Day nói.
“Bộ áo giáp này đã nhận nhiều viên đạn hơn mức tối đa theo thiết kế”, vị cựu quân nhân cho biết. “Họ quảng cáo rằng nó có thể chịu được một băng đạn và sau đó sẽ rách rời ra tới mức không thể đỡ thêm đầu đạn nào nữa. Thế nhưng vụ đấu súng đó diễn ra trong cự ly chỉ chừng 3m”.
Day thừa nhận bất kỳ viên đạn nào trong vụ đọ súng cũng có thể đã lấy mạng mình.
Thật thần kỳ, sau khi tiêu diệt toàn bộ nhóm khủng bố, ông vẫn tự lết được về phía chiếc trực thăng đang chờ sẵn để về căn cứ.
Nhờ sự dũng cảm trong chiến đấu, Day đã được tặng thưởng tới 16 huân chương trước khi về hưu, trong đó có những phần thưởng cao quý như Ngôi sao bạc, Ngôi sao đồng và trái tim màu tím.
Ông đã phục vụ hơn 21 năm trong hải quân và có tới 20 năm trong lực lượng đặc nhiệm.
Khi nhập viện, Day đã sụt tới 25kg trong vòng 2 tuần. Và ông cho biết phải mất khoảng 2 năm ông mới hồi phục thể trạng sau những vết thương trên, mặc dù đến nay chúng vẫn khiến ông đau dai dẳng.
Thanh Tùng
Theo Dantri/ CBN
Những trận tập kích "muối mặt" của đặc nhiệm Mỹ (P3)
Chiến dịch giải cứu con tin ở Iran là một trong những thất bại đáng hổ thẹn nhất của đặc nhiệm Mỹ.
Chiến dịch Vuốt Đại bàng giải cứu con tin ở Iran
Năm 1979, người dân Iran nổi dậy thực hiện cuộc Cách mạng Hồi giáo lật đổ lật đổ chính phủ do Mỹ hậu thuẫn của Quốc vương Mohammad Reza Pahlavi, thành lập nước Cộng hòa Hồi giáo Iran.
Ngày 4/11 năm đó, khoảng 500 sinh viên Iran tràn vào đại sứ quán Mỹ ở thủ đô Tehran và bắt toàn bộ cán bộ, nhân viên sứ quán, cũng như lực lượng bảo vệ là các binh sĩ lính thủy đánh bộ Mỹ tại đây làm con tin, tổng cộng là 66 người.
Hai tuần sau, 13 người là phụ nữ, người Mỹ gốc Phi được thả, sau đó thêm 1 con tin được thả vì bệnh nặng, còn lại 52 người Mỹ vẫn bị giam giữ, bất chấp các quy định về quyền miễn trừ ngoại giao của họ.Không cuộc đàm phán, thương lượng nào, không sự đe dọa nào, không biện pháp trừng phạt kinh tế được áp dụng nào mang lại kết quả - Iran nhất quyết từ chối thả các công dân Mỹ.
Hình ảnh con tin ở đại sứ quán bị bịt mắt giải đi khiến nước Mỹ sôi sục
Các sinh viên này với sự ủng hộ của chính quyền cách mạng Iran thề sẽ giữ con tin cho đến khi nào Mỹ chịu trao trả Quốc vương cho Iran để xét xử, ngừng đóng băng các tài khoản của Iran ở nước ngoài, và chấm dứt việc can thiệp vào công việc nội bộ của Iran.
Hình ảnh các nhân viên sứ quán bị bịt mắt tại tòa đại sứ ở Teheran đã khiến người Mỹ nổi giận và yêu cầu Tổng thống Jimmy Carter phải có hành động kiên quyết. Mỗi ngày qua đi, báo chí và giới truyền thông Mỹ lại coi đó là một ngày hổ thẹn của nước Mỹ, gây ra sức ép rất lớn cho các lãnh đạo chính trị.
Trước sức ép ngày càng tăng của dư luận, Tổng thống Mỹ Jimmy Carter đã ra lệnh cho Lầu Năm Góc phác thảo một kế hoạch giải cứu đầy táo bạo mang mật danh "Chiến dịch Vuốt Đại bàng".
Đây là một kế hoạch giải cứu mà không ai dám chê trách là không được chuẩn bị chu đáo hay không đủ hoàn hảo. Theo kế hoạch do các chuyên gia quân sự và tình báo hàng đầu của Mỹ vạch ra, 8 trực thăng hải quân sẽ được huy động từ tàu sân bay USS Nimitz đang neo đậu trên biển Arab lợi dụng bóng đêm bay tới "Sa mạc Một", một khu vực tập kết bí mật ở miền trung Iran do chính CIA lựa chọn.
Trực thăng RH-53D đậu trên tàu sân bay USS Nimitz sẵn sàng tham gia chiến dịch
Trong khi đó, lực lượng đặc nhiệm Delta được chở trên 3 máy bay vận tải quân sự C-130 cất cánh từ Oman cũng sẽ tập kết tại địa điểm bí mật này. Ngoài ra, 3 chiếc C-130 khác chở theo gần 70 ngàn lít nhiên liệu cho 8 chiếc trực thăng cũng đang trên đường tới "Sa mạc Một".
Trong kế hoạch được vạch ra, 8 chiếc trực thăng hải quân sẽ tiếp nhiên liệu từ máy bay C-130, sau đó chở lực lượng đặc nhiệm Delta tới "Sa mạc Hai", một địa điểm nằm cách thủ đô Teheran khoảng 50 dặm về phía nam, nơi họ sẽ giấu trực thăng và ẩn mình chờ đêm xuống.
Trong đêm thứ hai, lực lượng đặc nhiệm Delta sẽ lên 6 chiếc xe tải do các đặc vụ CIA cài cắm ở Iran điều khiển, hướng thẳng tới trung tâm thủ đô Teheran, tràn vào đại sứ quán Mỹ, giải phóng con tin và đưa mọi người ra một sân bóng gần đó.
Tại đây, 8 chiếc trực thăng hải quân sẽ cất cánh từ "Sa mạc Hai" tới đón các con tin và lực lượng đặc nhiệm và chở tới sân bay Manzarieyeh cách thủ đô Teheran khoảng 60 dặm về phía tây nam. Công việc khống chế lực lượng an ninh tại sân bay này được giao cho lực lượng đặc nhiệm Rangers của lục quân được chở đến bằng máy bay C-141.
Đặc nhiệm Mỹ bên cạnh chiếc máy bay vận tải C-130 sẽ tham gia chiến dịch
Tại sân bay này, mọi người sẽ lên máy bay C-141 để sơ tán tới Ai Cập, còn 8 chiếc trực thăng hết nhiên liệu sẽ bị bỏ lại và phá hủy tại sân bay. Qủa là một kế hoạch vô cùng chi tiết và hoàn hảo, khiến các đặc nhiệm Mỹ tin rằng đây sẽ là một chiến dịch vô cùng dễ dàng và đơn giản.
Thế nhưng, đó chỉ là trên lý thuyết và bản kế hoạch do các chuyên gia quân sự hàng đầu của Lầu Năm Góc vẽ ra. Còn khi đi vào thực hiện, những bất cập, yếu kém trong hậu cần, kỹ thuật và khả năng phối hợp đã biến chiến dịch "Vuốt Đại bàng" thành một thảm họa muối mặt của đặc nhiệm Mỹ.
Theo Khampha
Những trận tập kích "muối mặt" của đặc nhiệm Mỹ (P2) Dù đã được lên kế hoạch hoàn hảo, cuộc tập kích Sơn Tây của đặc nhiệm Mỹ đã không thể nào đạt được mục đích đề ra. Sau 3 ngày ở tại căn cứ không quân Takhli, Thái Lan, nhóm đặc nhiệm này mới được phổ biến nhiệm vụ thực hiện cuộc tập kích giải cứu tù binh ở Sơn Tây. Khi biết...