Đặc cách công nhận Học sinh giỏi cấp tỉnh vì đạt IELTS từ 6.5, có công bằng không?
Quyết định đặc cách công nhận Học sinh Giỏi cấp tỉnh môn tiếng Anh cho 70 học sinh đạt điểm IELTS từ 6.5 trở lên của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Tĩnh đã tạo ra nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận về việc liệu nó có đảm bảo tính công bằng.
Đạt 6.5 IELTS dễ hơn nhiều đạt giải Học sinh giỏi tiếng Anh cấp tỉnh?
Theo quyết định được Sở GD-ĐT Hà Tĩnh ban hành, trong Kỳ thi chọn học sinh giỏi (HSG) tỉnh môn tiếng Anh lớp 12 năm học 2020 – 2021, có 70 học sinh được đặc cách miễn tham gia thi và được hưởng quyền lợi của HSG tỉnh theo quy định hiện hành vì đạt IELTS từ 6.5 trở lên.
Cụ thể, trong số 70 học sinh đạt giải có 6 em đạt 8.0 điểm IELTS, tương đương với giải nhất HSG tỉnh môn tiếng Anh; 20 em đạt 7.0 điểm IELTS, tương đương với giải nhì HSG tỉnh môn tiếng Anh; 44 em đạt 6.5 điểm IELTS, tương đương với giải ba HSG tỉnh môn tiếng Anh.
Quyết định đặc cách công nhận học sinh đạt giải của Sở GD-ĐT Hà Tĩnh.
Trả lời phỏng vấn báo chí, ông Nguyễn Quốc Anh – Phó giám đốc Sở GDĐT Hà Tĩnh cho rằng quyết định này của tỉnh nhằm khuyến khích việc học tiếng Anh một cách toàn diện chứ không đơn thuần chỉ học ngữ pháp, từ vựng để đối phó với những kỳ thi. Bởi nghe, nói là những kỹ năng còn yếu của học sinh nông thôn khi học tiếng Anh.
Tuy nhiên, bên cạnh những ý kiến đồng tình với quyết định của Sở GD-ĐT Hà Tĩnh, cho rằng nó sẽ giúp học sinh có động lực học IELTS từ sớm, các giáo viên và chuyên gia cũng bày tỏ nhiều băn khoăn liên quan đến sự công bằng trong cách đánh giá của tỉnh này.
Video đang HOT
Về tính chất của hai bài thi, giáo viên Lê Thanh Tùng, Trường THPT Lương Thế Vinh (Q.1, TP.HCM) cho rằng, bài thi HSG và thi IELTS không tương đương với nhau và nếu công nhận kết quả thì chưa hợp lý. Bởi bài thi IELTS đánh giá đầy đủ 4 kỹ năng và theo chuẩn quốc tế, còn bài thi HSG nặng về học thuật, chú trọng bài đọc hiểu, ngữ pháp, điền từ…
Ảnh minh họa
Bên cạnh đó, tính công bằng giữa Hà Tĩnh với các địa phương khác trong việc công nhận học sinh giỏi cấp tỉnh cũng là điều được bàn đến. Bởi với các địa phương có điều kiện kinh tế, có lợi thế về việc dạy và học ngoại ngữ, mức điểm 6.5 IELTS trở lên có thể sẽ không đánh giá chính xác được năng lực giữa các thí sinh để xét giải, do có nhiều thí sinh đạt điểm số cao.
“Tính riêng TP.HCM, nếu học sinh có chứng chỉ IELTS 6.5 điểm thì “cửa hẹp” ngay từ vòng tham gia cuộc thi chứ chưa tính đến đạt giải để được công nhận danh hiệu. Ngay tại Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, tính chung toàn trường đã có khoảng 80% học sinh đạt trình độ từ 6.5 trở lên” – Giáo viên Nguyễn Thúy Liên, Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM), chia sẻ góc nhìn.
Ưu tiên liệu có công bằng?
Nhiều ý kiến cho rằng, sở dĩ có sự lo ngại quyết định của Sở GD-ĐT Hà Tĩnh sẽ tạo ra sự đánh giá thiếu công bằng giữa thí sinh các tỉnh, bởi trong những năm gần đây, nhiều trường Đại học đã áp dụng phương thức xét tuyển thẳng hoặc cộng điểm với HSG cấp tỉnh.
Bên cạnh đó, nhằm đảm bảo quyền lợi cho thí sinh khi xét tốt nghiệp THPT, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định rõ, thí sinh đạt giải cá nhân kỳ thi học sinh giỏi bộ môn văn hóa lớp 12 được cộng 1-2 điểm khi xét tốt nghiệp THPT.
Đạt IELTS từ 6.5 điểm có nên công nhận là học sinh giỏi?
Trước quyết định công nhận học sinh giỏi khi đạt IELTS 6.5 điểm trở lên của Sở GD-ĐT Hà Tĩnh, các giáo viên và chuyên gia bày tỏ quan điểm như thế nào?
Học sinh đạt chứng chỉ quốc tế được công nhận học sinh giỏi - PHẠM ĐỨC
Với quyết định đặc cách công nhận học sinh giỏi cấp tỉnh môn tiếng Anh mà không phải dự thi vì đã đạt IELTS từ 6.5 điểm trở lên của Sở GD-ĐT tỉnh Hà Tĩnh, giáo viên và các chuyên gia bày tỏ nhiều ý kiến khác nhau về quyết định này.
Giáo viên Nguyễn Thúy Liên, Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM), chia sẻ góc nhìn mức độ yêu cầu của đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh tùy thuộc vào mỗi địa phương. Tính riêng TP.HCM, nếu học sinh có chứng chỉ IELTS 6.5 điểm thì "cửa hẹp" ngay từ vòng tham gia cuộc thi chứ chưa tính đến đạt giải để được công nhận danh hiệu.
Bên cạnh đó, giáo viên Thúy Liên nói thêm bài thi IELTS có mẫu bài thi chuẩn cho từng cấp độ, để đạt được mục tiêu thì học sinh cần dành thời gian để ôn luyện. Việc học sinh TP.HCM đạt 6.5 điểm ở bài thi này hiện nay không còn là hiếm. Ngay tại Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, tính chung toàn trường đã có khoảng 80% học sinh đạt trình độ từ 6.5 trở lên.
Tuy nhiên, giáo viên trường chuyên nói trên nhìn nhận, đó là tính theo mặt bằng chung tại TP.HCM, địa phương có nhiều lợi thế về ngoại ngữ. Còn với các địa phương khác, để khuyến khích học sinh học tiếng Anh trong điều kiện thực tế thì có thể đã có sự tính toán phù hợp.
Hay giáo viên Lê Thanh Tùng, Trường THPT Lương Thế Vinh (Q.1, TP.HCM), cũng nói rằng: "Học sinh TP.HCM đạt chứng chỉ IELTS 6.5 điểm nhiều lắm và đạt ngay từ năm lớp 10, lớp 11".
Không chỉ có vậy, ông Thanh Tùng còn đưa ra so sánh giữa 2 bài thi IELTS và bài thi học sinh giỏi và nói rằng không tương đương với nhau và công nhận thì chưa hợp lý. Theo ông Tùng, bài thi IELTS đánh giá đầy đủ 4 kỹ năng và theo chuẩn quốc tế còn bài thi học sinh giỏi nặng về học thuật, chú trọng bài đọc hiểu, ngữ pháp, điền từ... Và đây là lần đầu tiên thấy một địa phương công nhận hình thức tương đương này với mục đích khuyến khích học sinh.
Đưa ra quan điểm về tính tổng quát trước quyết định của Sở GD-ĐT Hà Tĩnh, ông Cao Huy Thảo, nguyên Hiệu trưởng Trường THPT Quốc tế Việt Úc (SIC), nói rằng đáng khuyến khích khi sử dụng một chứng chỉ ngoại ngữ có năng lực đánh giá bao quát 4 kỹ năng để công nhận danh hiệu học sinh giỏi cấp tỉnh. Bởi bài thi học sinh giỏi thường nặng về ngữ pháp, đọc viết chứ không chú trọng kỹ năng nghe nói. Đồng thời việc công nhận này sẽ làm giảm bớt áp lực về việc tổ chức các kỳ thi...
Tuy vậy, với mức điểm 6.5 trở lên thì ông Thảo cho rằng khá thấp. Và ông Thảo đưa ra ý kiến nên tham khảo khung tham chiếu trình độ ngoại ngữ dành cho học sinh tốt nghiệp THPT, phải cao hơn từ 1 đến 2 bậc trở lên thì mới có thể công nhận là học sinh giỏi.
Sở GD-ĐT tỉnh Hà Tĩnh vừa quyết định đặc cách công nhận cho 70 em học sinh lớp 12 là học sinh giỏi cấp tỉnh môn tiếng Anh năm học 2020 - 2021 mà không phải dự thi, vì đã đạt IELTS từ 6.5 điểm trở lên.
Chiều 15.12, ông Trần Giang Nam, Chuyên viên Phòng giáo dục phổ thông (Sở GD-ĐT tỉnh Hà Tĩnh) xác nhận thông tin trên và cho biết trong số 70 em học sinh vừa được đặc cách công nhận là học sinh giỏi môn tiếng Anh cấp tỉnh năm học 2020 - 2021 thì có 6 em đạt giải nhất (IELTS được 8.0 điểm), 20 em giải nhì (7.5 điểm IELTS) và 44 em giải ba (6.5 - 7.0 điểm IELTS). Trong đó, Trường THPT chuyên Hà Tĩnh có số học sinh được đặc cách thành học sinh giỏi nhiều nhất, với 44 em có điểm IELTS từ 6.5 - 8.0.
Theo ông Nam, năm 2018, HĐND tỉnh Hà Tĩnh ban hành Nghị quyết số 96 về phát triển giáo dục mầm non và phổ thông đến năm 2025 và những năm tiếp theo. Theo quy định, điều kiện được đặc cách danh hiệu học sinh giỏi môn tiếng Anh cấp tỉnh thì học sinh phải đạt 5.5 điểm IELTS đối với lớp 9 và 6.5 điểm trở lên đối với lớp 10 đến lớp 12.
Không nên đặc cách công nhận học sinh giỏi cấp tỉnh như Hà Tĩnh Chuyện động viên, khích lệ học sinh học tiếng Anh để có chứng chỉ quốc tế có rất nhiều cách nhưng đừng nên đặc cách các em này là học sinh giỏi cấp tỉnh. Việc Sở giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Tĩnh vừa quyết định đặc cách công nhận cho 70 em học sinh lớp 12 là học sinh giỏi cấp...