Da trẻ hơn 15 tuổi chỉ bằng cách sử dụng nghệ
Chỉ cần kiêm trì dùng nghệ có thể giúp bạn trẻ hóa làn da đơn giản.
Củ nghệ từ lâu đã được biết đến với những tác dụng phòng chống bệnh tật, hơn thế nữa nghệ có đến hàng ngàn lợi ích làm đẹp da cho phụ nữ. Trong củ nghệ chứa hàm lượng Curcumin rất lớn, đây là thành phần có tác dụng làm đẹp da tuyệt vời, làm mờ sẹo, vết thâm và giúp cho da đẹp tự nhiên.
Nghệ có thể giúp bạn trẻ hóa làn da.
Mặt nạ nghệ trẻ hóa làn da
Nguyên liệu: 1 chén sữa chua, 2 muỗng canh mật ong, 2 muỗng cà phê bột nghệ.
Một bát, một thìa sạch để trộn.
Cách làm:
Cho sữa chua, mật ong và bột nghệ với tỉ lệ như trện trộn đều vào bát sạch. Khuấy cho đến khi nào hỗn hợp trông được mịn. Có thể giữ hỗn hợp này trong tối đa 1 tuần ở trong ngăn mát tủ lạnh.
Video đang HOT
Rửa mặt sạch, thoa đều hỗn hợp này lên mặt. Để trong khoảng 15 phút rồi rửa mặt sạch lại bằng nước lạnh.
Mặt nạ lòng đỏ trứng và nghệ
Nguyên liệu: 1 lòng đỏ trứng gà, 1 củ nghệ tươi giã nhỏ, 1 mặt nạ vải
Cách làm: Rửa sạch củ nghệ, gọt vỏ và giã nhuyễn. Tách trứng gà lấy lòng đỏ đánh đều vào bát. Lấy nghệ đã giã cho vào bát trứng và trộn đều.
Đắp hỗn hợp đều lên da mặt. Để khoảng 30 phút và sau đó rửa mặt sạch bằng nước ấm.
Bí quyết để không bị vàng da
Sau khi muốn loại bỏ màu nghệ vàng của mặt nạ nghệ, bạn chỉ cần lấy khăn ướt chùi hơi nặng tay xuống làn da mặt. Tuy nhiên chú ý chỉ chà theo đường đi ra phía ngoài 1 lần nhé. Không chà 2-3 lần vì nghệ từ khăn ướt có thể thấm và lan ra các vùng da khác. Với cách lau này thì da mặt sẽ sạch hoàn toàn, không còn bóng dáng của làn da vàng vàng vì nghệ nữa.
Theo Phunutoday
Giúp bạn hết sạm da nhanh chóng đơn giản
Làn da của bạn sẽ tươi sáng không còn sạm màu nếu ghi nhớ 2 mẹo dưới đây!
Nguyên nhân gây sạm da
Rối loạn sắc tố khiến da bị sạm.
Do rối loạn sắc tố, di truyền: Da của bệnh nhân có chỗ bị đen, có nhiều nốt ruồi đen, bớt bẩm sinh, vết chàm trên môi, mặt, ngón tay. Đơn cử là bệnh u xơ thần kinh - một bệnh di truyền trội, xuất hiện từ lúc 3 tuổi. Thương tổn da chủ yếu ở thân mình, tứ chi. Đó là các dát màu nâu, hơi vàng hay cà phê sữa, kích thước mảng 1-1,5 cm, có trên 6 mảng, kèm theo nhiều u xơ nhỏ, có chân dính với da, đặc biệt chỉ khu trú ở phần trên cơ thể, kèm theo là triệu chứng của u tuyến cận giáp.
Nguyên nhân nội tiết: Ở bệnh suy thượng thận kinh diễn hai bên, 94% trường hợp có sạm da. Chỗ da tiếp xúc với mặt trời bị sạm lan tỏa, không đồng đều, da khô, xỉn, kém đàn hồi, niêm mạc sẫm. Các biểu hiện khác: yếu cơ toàn thân, mau mệt mỏi, huyết áp hạ (tối đa 85-90 mmHg). Bệnh nhân chán ăn, buồn nôn, đau bụng từng cơn, gầy nhanh, suy kiệt. Sạm da còn có thể do rối loạn chức phận tuyến yên, tuyến sinh dục. Sự thay đổi nội tiết cũng gây sạm da ở phụ nữ có thai. Sau khi sinh, bệnh sẽ bớt hoặc khỏi, nhưng cũng có khi tồn tại vĩnh viễn.
Nguyên nhân chuyển hóa: Biểu hiện ở bệnh nhiễm sắc tố sắt do bị ứ đọng quá mức chất sắt trong cơ thể, nhất là ở gan và các tổ chức, trong đó có da. Sạm da cũng hay gặp ở người xơ gan, đái tháo đường.
Nguyên nhân lý học: Tổn thương da trong các chấn thương cơ học hay do bỏng, nóng, do tia tử ngoại... Thường sạm da khu trú ở những nơi tiếp xúc với các yếu tố trên, có khi là giảm sắc tố.
Nguyên nhân khối u: Các u ác tính ở giai đoạn cuối có thể làm da tăng sắc tố, có màu xanh đen. Các dát màu nâu, mịn như nhung, vị trí thường ở nách. Bệnh thường kết hợp với các ung thư biểu mô đường tiêu hóa, hô hấp.
Nguyên nhân dinh dưỡng: Bệnh nhân suy dinh dưỡng trường diễn thường có các dát màu nâu bẩn ở khắp thân mình. Hiện tượng này cũng gặp ở các bệnh giảm protein, viêm cầu thận mạn, viêm đại tràng mạn, hội chứng giảm hấp thu, đôi khi tóc biến đổi thành màu đỏ nâu. Trong bệnh thiếu vitamin B12, tóc có màu nâu xám, da tăng sắc tố ở các khớp nhỏ của bàn tay.
Nguyên nhân hóa học: Bệnh hắc tố Riehl gặp ở những công nhân tiếp xúc với các sản phẩm dầu lửa, hắc ín, những người nội trợ dùng bếp ga, dầu hỏa; thường gặp ở lứa tuổi 30. Da sạm khi ra nắng, có hiện tượng ngứa nhẹ. Bắt đầu sạm da ở mặt, trán, thái dương, gò má, cằm, chi trên, bụng, ngực, chi dưới; lúc đầu sẫm, sau đó có màu đen, là những chấm hay mảng đen, da thô ráp. Bệnh nhân kém ăn, nhức đầu, gầy sút, suy nhược, nhịp tim chậm. Bệnh thường kéo dài, khó chữa. Sạm da cũng gặp ở những người lạm dụng hóa mỹ phẩm như kem bôi có hydroquinon; người dùng hóa trị liệu lâu ngày, dùng thuốc tránh thai, thuốc chống sốt rét, tetraxyclin.
Bí quyết để làn da sáng lên
Mặt nạ nghệ
Nghệ giúp loại bỏ các đốm đen trên da mặt.
Nghệ giúp loại bỏ các đốm đen trên da mặt. Trộn một muỗng bột nghệ với vài giọt nước cốt chanh để thành hỗn hợp hơi sệt. Chấm hỗn hợp này lên các đốm đen, để khoảng 20 phút, rửa mặt sạch. Thực hiện liên tục cho đến khi bạn đạt được kết quả mong muốn.
Mặt nạ từ quả chuối
Lấy 1 quả chuối chín, nghiền nhuyễn trộn với 1 hộp sữa chua. sau đó bạn dùng đắp lên mặt, để khoảng 15 - 20 phút bạn rửa sạch mặt bằng nước lạnh.
Lưu ý: Trước khi đắp mặt nạ bạn nên rửa mặt bằng nước ấm, sau khi gỡ mặt nạ bạn nên rửa sạch với nước lạnh. Sau mỗi lần đắp mặt nạ bạn nên dùng kem dưỡng ẩm. Vì thường sau khi mình đắp mặt nạ, mặt mình thường căng bóng dễ bị khô da.
Theo Phunutoday
Công thức trắng da cực an toàn không bị dị ứng ai cũng làm được Sử dụng mặt nạ trong thiên nhiên là cách được nhiều chị em lựa chọn và ai cũng làm được. Một làn da trắng hồng là mơ ước của phái nữ. Ngoài các biện pháp bảo vệ da thông thường, các bạn có biết cách làm trắng da mặt nhanh nhất bằng những nguyên liệu tự nhiên dễ tìm? Sau đây là những...