Da trâu – Món ăn độc đáo ngày Tết
Ngày Tết Nguyên đán Nhâm Dần đã đến . Tuy đại dịch covid vẫn còn phức tạp, nhưng mọi gia đình vẫn đi sắm tết nhộn nhịp.
Da trâu khô
Tôi lại càng nhớ cái tết xưa ở quê hơn, có món đặc biệt là da trâu, đánh dấu một thời nghèo khó, mà tuổi thơ chắc nhiều người được ăn.
Cách đây 45 năm về trước, cứ vào ngày 26 hoặc 27 tháng chạp, bố tôi thường lấy trên gác bếp xuống một bó nhiều mảnh đen sì, cứng hơn đá, đập không vỡ. Bố tôi sai tôi rửa sạch. Tôi dùng búa gõ, dao cạo sạch bồ hóng bếp. Tôi hỏi:
Video đang HOT
- Cái gì thế Bố?
- Bì trâu (da trâu khô) đó con!
Tôi lại hỏi:
- Để làm gì thế Bố?
Bố tôi nói:
- Để làm đồ ăn ngày tết chứ làm gì.
Tôi cứ nghĩ, cứng thế này làm sao mà ăn được!
- Con cứ làm sạch đi rồi Bố làm cho xem. Không có mà ăn nhiều đâu!
Khi làm da trâu được làm sạch sẽ, bố tôi bỏ vào cái nồi đất, đổ trấu xung quanh và nhóm lửa. Trấu cháy đượm lửa hồng. Sau một đêm, Bố tôi bê nồi từ bếp tro ra. Lúc này, những miếng da trâu đã mềm ra. Bố tôi thái mỏng và kết hợp với ít tai, má lợn đụng chia phần về xào kỹ. Bố tôi gói cái giò xào. Khi tới 30 tết, Bố tôi cắt ra cúng các cụ rồi mới cho chúng tôi ăn. Ôi, sao mềm, giòn và ngon quá. Nhưng nhà đông anh em, có đâu mà ăn thoải mái như bây giờ được.
Từ đó tôi mới hiểu. vào những ngày giá rét tháng 11 trời rét đậm, rét hại, các con trâu già bị chết, dân làng làm thịt chia nhau. Bố tôi thường mua thêm ít da trâu về, luộc, làm sạch lông, treo lên gác bếp, để dành đến tết, mới có đồ ăn. Lúc đó, toàn xã hội còn nghèo khó, những gia đình nghèo khổ ở làng quê như chúng tôi, ngày tết chỉ được hai hoặc ba cân thịt lợn, còn quanh năm hầu như không có, chứ đâu được như bây giờ, đất nước ta đã phát triển mạnh, ngày tết không còn là mơ ước như lớp trẻ ngày xưa nữa. Bây giờ đất nước ta chuyển sang tiêu chí: ăn ngon mặc đẹp rồi!
Bún cua thối Gia Lai - Đặc sản không phải ai cũng dám ăn
Bún cua là một đặc sản rất nổi tiếng ở Gia Lai nhưng không phải thực khách nào cũng đủ dũng cảm để trải nghiệm món ăn độc đáo này.
Món ăn này được du nhập từ những người Bình Định di cư lên đây. Vị đặc trưng của nó một phần do dân biển vốn ăn cay, mặn, một phần để chống lại cái lạnh khi lên phố núi. Còn cua phải ủ cho đến khi lên mùi hơi khó ngửi, nên nhiều người gọi là bún cua thối để phân biệt với bún riêu cua hay các món cua khác chứ thật ra đó là mùi lên men chua.
Trình tự nấu món bún mắm cua như sau: cua đồng sau khi rửa sạch, bóc bỏ mai, lấy phần thịt giã nhuyễn rồi lọc lấy nước. Ủ nước này khoảng một ngày một đêm, cho đến khi ngồi ở đâu trong nhà cũng ngửi thấy mùi thì đem chế biến. Thịt ba chỉ đã xào săn lại từ trước cho vào nước cua, gia vị đầy đủ đến khi nước sôi thì cho thêm măng đã thái mỏng. Để lửa vừa, đun càng lâu thì măng càng thấm, mắm càng ngon.
Khi cho ra tô, rưới lên lớp bún là nước mắm cua, măng và cả thịt ba chỉ. Trên tô bún còn kèm bánh phồng tôm, hoặc da heo chiên giòn, rau xanh. Sau mùi rất đặc trưng sẽ là vị tê tê ở đầu lưỡi vì vị mặn của mắm và măng, cay của ớt, giòn của bánh. Một ít chanh sẽ làm vị nhã đi, nhưng phải quen thì mới cảm nhận được cái "chất", vị đậm đà của món ăn.
Cổ vịt nhồi rau củ giá hơn nửa triệu đồng Một nhà hàng ở London nổi tiếng trên mạng xã hội sau khi đăng bán món cổ vịt nhồi rau củ giá 25 USD (550.000 đồng). Nhà hàng Westerns Laundry ở Highbury nhận được nhiều ý kiến trái chiều về chiếc cổ vịt nhồi, một món ăn mới có trong thực đơn có giá 25 USD. Tranh cãi nổ ra khi nhà hàng...