Đã tới lúc Riot Games tạo ra hàng chờ riêng cho những kẻ toxic, phá game trong LMHT chơi với nhau!
Tình trạng phá game, toxic và chửi bới trong LMHT diễn ra ngày càng nhiều và tới lúc Riot Games cần có những biện pháp xử phạt thích đáng.
Bản chất của LMHT là một trò chơi mang tính cạnh tranh cực kì nặng, người ta đấu với nhau, sẵn sàng chửi bới đồng đội vì không hài lòng hay game không theo ý của họ. Vì thế chuyện toxic và khung chat toàn những lời lăng mạ dần trở thành một phần của LMHT, thậm chí nó đã diễn ra hàng năm trời và chúng ta đành nhắm mắt bỏ qua.
Troll game diễn ra nhiều tới nỗi chúng ta phải tập làm quen với nó thay vì tìm cách loại bỏ
Nếu mọi thứ chỉ dừng ở chuyện múa phím và một vài câu chửi bới thì cũng không lấy gì làm nghiêm trọng, tuy nhiên ở thời gian gần đây thì tình trạng phá game một cách có chủ đích diễn ra ngày càng nhiều. Nó nặng nề và tệ tới nỗi ngay cả những bậc rank cao như Thách Đấu cũng diễn ra tình trạng này, trong khi bậc rank đó là nơi để những người chơi giỏi nhất của một máy chủ thi đấu với nhau hết mình.
Tới những streamer vô cùng lành tính, vui vẻ như streamer Voyboy cũng phải lên tiếng về tình trạng phá game diện rộng thì chúng ta đủ hiểu nó tệ thế nào rồi.
Voyboy (bên trái) là người gắn bó với LMHT từ những ngày đầu và anh thực sự yêu trò chơi này và thật đau lòng khi thấy phá game, AFK đang hủy hoại nó
Nguyên nhân của tình trạng này thì ai cũng biết rồi, người chơi LMHT thì quá đông dẫn tới nhiều thành phần chơi game có ý thức kém nhưng Riot Games không có một hình thức xử phạt nào đủ mạnh cả. Thậm chí với nhiều người, hệ thống Report của Riot Games làm ra chỉ mang tính chất làm đẹp chứ chả có ý nghĩa gì cả, đôi khi nó cũng hoạt động nhưng tần suất thì thấp như số lần Yasuo team mình gánh team vậy.
Tới cách tố cáo gần như duy nhất cũng chả có tác dụng như vậy thì những thành phần ý thức kém kia còn có gì để sợ và cứ thế hủy hoại trải nghiệm game của những người khác. Điều này dẫn tới việc Riot Games cần có một hình thức xử phạt nặng hơn nữa đối với những trường hợp này, còn gì tuyệt vời hơn là để những kẻ toxic chịu đựng sự toxic của những kẻ khác chứ.
Đã tới lúc có một hàng chờ riêng để những kẻ phá game chơi vơi nhau, muốn thoát thì phải có ý thức tốt hơn
Riot Games có thể không chấp nhận điều này vài năm trước khi họ tin vào việc “game thủ sẽ thay đổi”, tuy nhiên tình trạng toxic trong LMHT đã diễn ra từ lâu rồi chứ chả phải gần đây. Riot cứ giơ cao đánh khẽ từng ấy năm và chả có gì thay đổi cả. LMHT vẫn đầy rẫy những kẻ phá game hết năm này qua năm khác và đòi hỏi game cần một hình thức xử phạt nặng nề hơn và hàng chờ riêng cho những kẻ ý thức kém như đã nói ở trên là một giải pháp cực kì hay.
Lấy ví dụ ở DOTA2, một trò chơi có tình chất tương tự và cộng đồng toxic cũng chả kém nhưng những game đấu thì ít phá game hơn hẳn so với LMHT. Nguyên nhân bởi họ có một hàng chờ có tên là Low Piority và đó là nơi những người chơi có ý thức kém, bị report nhiều lần hay tự ý thoát game quá nhiều chơi với nhau. Nếu muốn thoát khỏi “địa ngục” đó thì bạn buộc phải thắng, tức là cố gắng hết mình và bớt toxic đi, để có thế trở lại với hàng chờ bình thường.
Cơn ác mộng mang tên Low Piority khiến game thủ DOTA2 ít phá game, thoát game giữa chừng hơn hẳn
Hơn nữa DOTA2 có một chỉ số khác để đánh giá thái độ người chơi đó là Behavior Score, nó giống như một hệ thống thành tích nho nhỏ vậy, bạn chơi tốt, được đồng đội “vinh danh” nhiều thì chỉ số này càng cao và ngược lại, càng toxic và bị report nhiều thì chỉ số này càng thấp. Chính vì có một hình thức xử phạt nghiêm và chỉ số đánh giá người chơi rõ ràng như vậy mà DOTA2 ít phá game hẳn, đây là thứ mà Riot Games có thể học hỏi.
Điểm Behavior Score là một hệ thống rất hay mà LMHT có thể học hỏi
Về cơ bản thì có áp dụng hệ thống trên vào LMHT hay không thì quyền quyết định vẫn nằm ở Riot Games, dù cách nào thì LMHT đang rất cần một hình thức xử phạt nghiêm hơn và mang đủ tính răn đe để những kẻ phá game “thấy khó mà lui”. Chờ đợi vào Riot là một phần, chính game thủ cũng nên tập cho mình một tính cách kiên nhẫn với đồng đội, mỗi người nhịn một câu thì không khí trong team sẽ vui vẻ hơn hẳn, thay vì những trận thua đáng tiếc chỉ vì chửi nhau vô ích.
Thay vì đợi Riot trong vô vọng, chúng ta nên dừng thái độ toxic lại
Streamer Voyboy thay lời cộng đồng: 'LMHT đầy rẫy AFK, phá game mà Riot các ông không làm gì à?'
Có một sự thật là các trận đấu trong LMHT ngày càng có nhiều phá game và nhiều thành phần toxic trong khi Riot lại chả làm gì cả.
Với bản chất của một trò chơi cạnh tranh trực tuyến lại còn nổi tiếng toàn cầu thì chuyện LMHT có những người chơi game ý thức không được tốt, hay phá game, "dỗi" là điều khá dễ hiểu. Tuy vậy không có nghĩa là chúng ta nhắm mắt làm ngơ và chấp nhận bởi đó là thái độ chơi game vô cùng tiêu cực và ảnh hưởng rất xấu tới bản thân game thủ đó nói riêng và cả cộng đồng nói chung.
The Sad State of League Solo Q
Tuy nhiên đáng buồn thay, người đang làm ngơ với tình trạng toxic, phá game trong LMHT lại chính là cha đẻ của game - Riot Games. Chẳng nói đâu xa, chúng ta có thể thấy ngay hệ thống tố cao sau trận đấu dường như chả có ý nghĩa gì cả, những kẻ phá game đó thậm chí còn thách thức report bởi họ biết chắc mình sẽ bình an vô sự và tiếp tục troll game mà không sợ gì cả.
Đây là tình trạng chung của hầu hết máy chủ chẳng cứ Việt Nam, thậm chí nó còn diễn ra ở mức rank cao nhất của LMHT là Thách Đấu. Hành vi tiêu cực trên xảy ra nhiều tới mức rất nhiều streamer, game thủ chuyên nghiệp phàn nàn vì điều này. Mới nhất thì streamer Voyboy - người từng thi đấu chuyên nghiệp, gắn bó với LMHT kể từ lúc trò chơi mới ra mắt đã phải lên tiếng và kêu gọi Riot Games hành động vì một cộng đồng trong sạch hơn.
Bạn nghĩ troll game là ngầu ư? Nó chỉ khiến trải nghiệm game của bạn và người khác tệ đi mà thôi
"Xin chào mọi người, nếu bạn không biết thì tôi là Voyboy, tôi đã thi đấu LMHT chuyên nghiệp từ mùa 1, stream tựa game này toàn thời gian trong 5 năm qua. LMHT đơn giản là tất cả cuộc sống của tôi kể từ khi tôi còn học trung học" - Voyboy giới thiệu về bản thân mình rồi sau đó là đi thẳng vào vấn đề của video là tình trạng vô cùng tệ hại của LMHT trong vài năm qua, đặc biệt là ở xếp hạng đơn.
"Sự thật là người chơi LMHT càng ngày càng toxic hơn, tình trạng phá game, AFK, mạt sạt người khác trong rank đơn diễn ra ngày một nhiều. Với cá nhân tôi thì 5 tháng vừa qua của mùa 10 là trải nghiệm tệ nhất kể từ khi tôi chơi LMHT" - Voyboy cũng chia sẻ rằng vào năm 2018 thì anh đã tới trụ sở chính của Riot và nói về vấn đề này rồi, tuy nhiên mọi thứ không có gì thay đổi cả và mỗi mùa thi mọi chuyện chỉ càng tệ hơn mà thôi.
Đầu game thấy cảnh này thì ai cũng chán không muốn chơi nữa
"Và những kẻ phá game đó chả bị trừng phạt gì cả, Riot Games thì bỏ qua hoàn toàn nên người ta chả sợ hãi chuyện bị cấm tài khoản. Trừ khi bạn chat những từ bị cấm quá nhiều hay công kích người khác quá đáng thì may ra bị cấm mà thôi, nếu không họ cứ thế phá game mà chẳng bị làm sao cả. Riot không định làm gì à?" - Voyboy cay đắng khi nói về trải nghiệm đánh rank của mình.
Chúng ta có thể an ủi rằng vẫn có thứ vô dụng hơn Yasuo team mình
"Tôi nghĩ rằng những kẻ phá game như vậy không tôn trọng ai cả, họ cũng không tôn trọng LMHT - trò chơi mà chúng ta đều yêu thích và điều này cần thay đổi. Vào thời của tôi thì không có chuyện đó, game thủ yêu và tôn trọng trò chơi họ gắn bó, người ta không troll game chỉ vì thích, nếu làm thế thì sẽ bị xử phạt thích đáng. Tôi hi vọng mọi người và Riot sẽ hiểu được điều này và cùng nhau giải quyết vấn đề nhức nhối đó".
Voyboy cũng như Doublelift gắn bó với LMHT từ những ngày đầu và anh thực sự yêu tựa game này
Những chia sẻ có phần cay đắng của Voyboy không chỉ nói lên thực trạng phá game mà còn chỉ ra rằng Riot Games dường như không hề quan tâm tới chuyện xử phạt những thành phần ý thức kém. Nó diễn ra ngay ở những bậc xếp hạng cao như Thách Đấu và khi những streamer rơi vào tình trạng đó, người xem hiểu ra rằng - "tới Thách Đấu cũng phá game thì mình còn sợ gì nữa? Bọn họ không bị phạt thì mình còn lâu mới tới mình". Và thế là phá game, troll game, AFK cứ thế lan rộng.
Phá game khắp mọi máy chủ, mọi bậc rank và Riot Games chọn cách không làm gì
Có thể cộng đồng LMHT lớn về mặt người chơi thật nhưng đi kèm với đó là những thành phần ý thức kém như trên cũng càng nhiều, từ đó dẫn tới chuyện chất lượng ngày một đi xuống. Đã tới lúc Riot Games cần có động thái mạnh mẽ hơn trong vấn đề xử phạt này nếu như không muốn game thủ chán nản với rank đơn và chuyển sang chơi Đấu Trường Chân Lý hết.
Phá game và AFK ngày càng phổ biến, đã tới lúc Riot Games cần xử phạt nặng hơn nữa hành động này Không biết do vô tình hay cố ý mà tình trạng AFK trong LMHT đang tăng lên một cách đột biến mà Riot Games không hề có động thái xử lý nào. Troll game, phá game, AFK... là những thuật ngữ chỉ những hành vi xấu của game thủ khi tham gia và các tựa game trực tuyến, trong đó có cả dòng...