Đã tìm ra danh tính cô giáo cố sức nhồi nhét thức ăn, đánh cháu bé liên tiếp tại cơ sở mầm non
Trong bữa ăn chiều, cô giáo liên tục dồn thức ăn vào miệng cháu đến nỗi không chịu được phải nôn ra. Ngay lúc đó, cô giáo này đã xách bé ra ngoài cửa lớp và thẳng tay đánh bé rất tàn bạo.
Mới đây, dư luận lại xôn xao trước đoạn clip được ghi lại từ camera trường Mầm non tư thục Trẻ Thơ (tại khu chợ Nam Cương, xã Hiền Ninh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) phản ánh cô giáo mầm non tại đây nhồi thức ăn cho trẻ mầm non như nhồi vịt
Người phản ánh sự việc này với VTC là anh Hoàng Tuấn Vũ (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), còn cậu bé bị đánh clip tên Nguyễn Gia B. (2,5 tuổi), cháu trai của anh này.
Đoạn clip giáo viên nhồi thức ăn quá tải vào miệng bé trai. Nguồn: VTC.
Sự việc diễn ra lúc 15h ngày 21/8. Khi các bé đang ăn bữa chiều trong lớp, cô giáo này đã đút ăn cho bé B. Tuy nhiên, cô liên tục dồn thức ăn vào miệng cháu đến nỗi không chịu được phải nôn ra. Ngay lúc đó, cô giáo này đã xách bé B. ra ngoài cửa lớp và thẳng tay đánh bé rất tàn bạo.
Liên quan đến việc giáo viên mầm non nhồi nhét thức ăn , đánh cháu bé hơn 2 tuổi ở Hà Nội, trao đổi với Tri Thức Trẻ, bà Phạm Thị Lan Hương, Phó trưởng phòng GD&ĐT huyện Sóc Sơn cho biết, địa điểm xảy ra vụ việc là cơ sở trông trẻ tư thục có tên Ngôi nhà tuổi thơ đóng trên địa bàn xã Hiền Ninh, chứ không phải là trường mầm non.
Nữ giáo viên đánh bé trai hơn 2 tuổi. Ảnh: Cắt từ clip.
Khi phóng viên đặt câu hỏi về cơ sở có giấy phép hoạt động hay không bà Hương trả lời, cơ sở tư nhân này do chính quyền xã cấp phép và quản lý. Phòng GD&ĐT huyện Sóc Sơn cũng đến kiểm tra cơ sở vật chất, đủ tiêu chuẩn mới cho hoạt động.
“Hiện cơ sở có có hai nhóm lớp với tổng số 30 cháu đang theo học cả ngày, độ tuổi các cháu từ 2-3 tuổi. Công an cũng đã vào cuộc điều tra làm rõ vụ việc”, bà Hương nói.
Cũng theo bà Hương, nữ giáo viên có hành vi nhồi nhét thức ăn, đánh bé trai trong clip tên Hoàng Ngọc A. (24 tuổi), người này có đủ bằng cấp, hành nghề trông giữ trẻ đã gần 2 năm nay. Tháng 3/2018 vừa rồi, cô Ngọc A. mới chuyển về làm tại đây.
Báo LaoĐộng thông tin, sau khi sự việc xảy ra, chủ cơ sở đã cho cô giáo Ngọc A. làm giải trình và cùng cô giáo này đến nhà cháu bé xin lỗi gia đình. Cũng theo bà Hương, hiện cô giáo Ngọc A. đã bị chủ cơ sở cho nghỉ việc, còn cháu bé sức khỏe ổn định, không bị ảnh hưởng gì.
Theo saostar.vn
TPHCM: Tình trạng bạo hành trẻ vẫn diễn ra khiến dư luận bức xúc
Bà Triệu Lệ Khánh, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM, cho rằng, tình trạng bạo hành học sinh, nhất là các cháu mầm non vẫn diễn ra, khiến dư luận bức xúc.
Ngày 15/8, Ủy ban MTTQVN TPHCM phối hợp với Sở GD&ĐT TPHCM tổ chức Hội nghị chuyên đề về công tác chuẩn bị năm học 2018-2019.
Tại hội nghị, các vấn đề liên quan đến bạo hành trẻ, tuyển giáo viên đầu cấp, công tác quan tâm đến trẻ khuyết tật, công tác phòng chống dịch bệnh... đã được các đại biểu đặt ra, bàn luận.
Về vấn đề bạo hành trẻ ở các trường mầm non, bà Nguyễn Thị Phương Nam, Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã Đa Phước (huyện Bình Chánh, TPHCM), cho biết, sau vụ bạo hành mầm non Ánh Sao xảy ra trên địa bàn, hiện trường này đã đóng cửa, ngưng hoạt động.
Tình trạng bạo hành học sinh, nhất là các cháu mầm non, vẫn diễn ra trong thời gian qua tại TPHCM, gây bức xúc dư luận
Theo bà Nam, việc quy hoạch trường lớp trên địa bàn xã Đa Phước chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân. Hiện có nhiều nhóm trẻ hoạt động với quy mô khác nhau, địa phương đang giám sát nhằm bảo đảm chất lượng hoạt động của các cơ sở.
Bà Nam cho hay, thực tế hiện nay, trên địa bàn xã Đa Phước chỉ có 1 trường mầm non công lập, chỉ đáp ứng được việc học cho trẻ từ 5 tuổi, có thường trú, tạm trú tại địa bàn xã. Trong khi đó, xã có dân nhập cư nhiều, dân số đông, nên việc những trẻ 3-4 tuổi phải học các trường mầm non tư thục là bình thường. Ngoài ra, việc tuyển sinh vào đầu cấp tiểu học và trung học cơ sở hiện nay cũng gặp nhiều khó khăn.
Bà Triệu Lệ Khánh, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQVN TPHCM, cho rằng, tình trạng bạo hành học sinh, nhất là các cháu mầm non vẫn diễn ra, khiến dư luận bức xúc. Do vậy, các cấp Mặt trận và các tổ chức thành viên cần tìm giải pháp để phát huy vai trò trong công tác phát hiện, giám sát và tố giác các địa chỉ có biểu hiện bạo hành trẻ, có nguy cơ mất an toàn cho trẻ, nhằm chấm dứt tình trạng bạo hành trẻ trong thời gian tới.
Phạm Thị Mỹ Linh (trái) là chủ cơ sở mầm non tư thục Mầm Xanh (đường HT 05, phường Hiệp Thành, quận 12, TPHCM), đã cùng với Nguyễn Thị Đào, Phạm Như Huỳnh đánh đập, hành hạ nhiều trẻ em được gửi tại đây (gồm 24 cháu). Ảnh: TL
Theo Ủy ban MTTQVN TPHCM, qua giám sát của Mặt trận các quận huyện về công tác chuẩn bị năm học mới, hầu hết các địa phương đều có kế hoạch triển khai huy động trẻ 5 tuổi trong diện đi học đang cư trú trên địa bàn vào trường mầm non theo tuyến.
Tuy nhiên, một số đại biểu cho rằng, khó khăn hiện nay là thiếu trường mầm non công lập cho các bé. Hiện các bé 5 tuổi được huy động vào trường công lập, trong khi lứa tuổi dưới 5 rất vất vả khi xin vào trường công lập. Ngoài ra, giờ giấc các trường công lập cũng không phù hợp cho phụ huynh là công nhân, lao động. Vì vậy, bên cạnh công tác quản lý các cơ sở mầm non ngoài công lập, ngành giáo dục và các địa phương cần tạo điều kiện thuận lợi để các cơ sở mầm non ngoài công lập hoạt động tốt, đáp ứng nhu cầu của phụ huynh.
Ông Lê Hoài Nam, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM, cho biết, Sở đang tiếp tục triển khai kế hoạch hỗ trợ giữ trẻ ngoài giờ cho con công nhân tại Khu chế xuất - Khu công nghiệp trên địa bàn. Hiện đang thực hiện tại quận 7, Bình Tân, Thủ Đức và huyện Củ Chi. Đồng thời có kế hoạch để đảm bảo cho trẻ 3-4 tuổi và trẻ độ tuổi nhà trẻ được đi học.
Minh Nguyệt
Theo phunuvietnam.vn
Phía sau vụ bạo hành "dạy trẻ mầm non bằng dao" gây chấn động "Bị cáo đã dùng dao, bình nước rửa chén, bị cáo dùng nắp xoong, dùng vá, dùng dao gõ nhẹ lên đầu cháu. Bị cáo cũng dùng tay, chân để đánh lên người các cháu"... Ngày 25/7, TAND quận 12 mở phiên tòa xét xử sơ thẩm các bị cáo trong vụ việc bạo hành trẻ tại cơ sở Mầm Xanh, TPHCM xảy...