Dạ thưa thầy, vì không đi học thêm ạ!
Chính sức ép “vô hình” về điểm số, tạo áp lực học trò phải đi học thêm.
Cu Tũn đi học về, chân sáo chạy vào chào ông, ghé tai kể ông nghe chuyện bạn Ngọc A. bị điểm thấp.
Sáng nay, thầy toán (thầy dạy môn toán) vào lớp, hớn hở, tươi cười: “Bài kiểm tra toán 15 phút hôm trước, thầy đã chấm xong, nhìn chung kết quả tốt.
Thầy buồn, có một số em, năm ngoái học rất tốt, vậy mà sang năm nay, kết quả thấp quá; các em cần cố gắng lên.
Thầy mời lớp phó học tập lên nhận bài, phát cho các bạn”.
Lớp phó phát bài cho các bạn, có tiếng khóc nghẹn của Ngọc A. nơi cuối lớp.
Cả lớp đều dồn ánh mắt về phía Ngọc A., lạ quá nhỉ, Ngọc A. là học sinh giỏi toàn diện mà!
Thấy vậy, thầy ôn tồn hỏi Ngọc A. “ Sao vậy Ngọc A.?”.
Ngọc A. đứng dậy, lễ phép thưa “Dạ, em xin lỗi thầy, không sao ạ”.
Thầy lại nói tiếp “Chắc em bị điểm thấp, phải không? Kiểm tra lại, xem thầy có chấm sai không? Nếu sai, đưa lên, thầy sửa điểm”.
Ngọc A. đứng dậy, lễ phép thưa “Dạ, thầy chấm không sai ạ”.
Thầy lại hỏi tiếp “Lớp trưởng có biết tại sao Ngọc A. điểm thấp không?”.
Lớp trưởng đứng lên trả lời “Dạ thưa thầy, vì … không đi học thêm ạ”!
Ảnh minh họa trên Infonet.vn
Quy chế đánh giá xếp loại học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông (Ban hành kèm theo Thông tư số: 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), ghi rõ có 2 loại kiểm tra để đánh giá, xếp loại học lực học sinh.
Kiểm tra thường xuyên bao gồm:
- Kiểm tra miệng (kiểm tra bằng hỏi-đáp), kiểm tra viết 15 phút.
- Kiểm tra định kỳ bao gồm kiểm tra viết 1 tiết, kiểm tra học kỳ.
Việc kiểm tra 15 phút thường do giáo viên dạy bộ môn ra đề, kiểm tra khi nào … tùy thầy cô.
Đây chính là “lỗ hổng” cho những giáo viên “dạy thêm không trong sáng” khai thác, vận dụng.
Giáo viên ngày mai kiểm tra cái gì, chiều nay đã ra bài tương tự, cho “gà” mình làm đi, làm lại; học trò đi học thêm biết trước, đạt điểm cao; học trò không đi học thêm thì ngược lại.
Chính sức ép “vô hình” về điểm số, tạo áp lực học trò phải đi học thêm.
Dần dần, tạo thói quen ỷ lại, ăn sẵn cho học trò, điểm cao chỉ là “điểm ảo”; học sinh và cả phụ huynh cũng “ảo tưởng” về năng lực học tập của con.
Một số học sinh làm bài do giáo viên bộ môn ra đề, điểm cao; thế nhưng khi làm đề kiểm tra chung, do người khác ra đề, điểm thấp.
Nên quản lý kiểm tra 15 phút như thế nào?
Nội dung đề kiểm tra cũng phải có ma trận, đáp án; đề do tổ chuyên môn duyệt, in, phát hành, lưu trữ; có một số trường, đề lấy trong “ngân hàng đề” của trường. Một số trường đã tiến hành quy định, thời điểm kiểm tra 15 phút vào phân phối chương trình.
Học sinh được biết trước thời điểm kiểm tra, giống như kiểm tra 1 tiết.
Làm như thế, nhà trường quản lý được nội dung đề, đảm bảo chuẩn kiến thức kĩ năng; tránh được áp lực cho học sinh, khi giáo viên ra đề quá khó; dùng đề kiểm tra “lùa” học sinh đi học thêm.
Học thêm, có thể điểm cao vì “trúng đề”, kiến thức rất mau quên. Cách học tốt nhất là tự học, khắc sâu kiến thức, sáng tạo; phần lớn học trò có điểm thi cao, thường là tự học.
Vì vậy, cha mẹ đừng quá chạy theo điểm số, hãy tạo điều kiện cho con được học và được chơi; thay vì cắm đầu tối ngày vào lớp học thêm.
Lê Mai
Theo giaoduc.net
'Áp lực học quá nhiều khiến cháu tôi đột quỵ'
Cô Thanh Sương, giáo viên một trường THCS tại TP.HCM, nhắc lại câu chuyện buồn của cháu mình như lời cảnh tỉnh về áp lực học tập của học sinh hiện nay.
Học sinh Sài Gòn mong muốn môi trường học tốt hơn Nhiều học sinh bày tỏ nguyện vọng được giảm giờ học và áp lực thành tích trong buổi gặp gỡ lãnh đạo TP.HCM.
Sự việc đau lòng xảy ra vào năm ngoái, nam sinh lớp 9 đột quỵ trong giờ ra chơi. Em này học giỏi, đã hoàn thành hồ sơ du học Australia. Việc học bất kể ngày đêm dẫn đến nam sinh bị kiệt sức.
Học quá nhiều, áp lực bài vở, thành tích cũng là vấn đề được nhiều học sinh phản ảnh với lãnh đạo TP.HCM trong buổi đối thoại đầu năm mới. Các em nói rằng thời gian vui chơi, nghỉ ngơi hạn hẹp, gần như không có. Áp lực thành tích, thi đua cũng làm nhiều em chán nản.
Học ngày, học đêm, kín cả tuần
"Hỏi vài đứa trẻ ở thành phố cũng biết tình trạng học ở đây, hầu như em nào cũng học ngày, đêm, hết chính khóa đến phụ đạo rồi học thêm, học ở trung tâm. Trường nào cũng vậy, quận nào cũng vậy. Những em không phải đi học thêm, xét về mặt nào đó, là may mắn", cô Sương nói.
Hiện nay, phần lớn trường phổ thông ở Sài Gòn đều tổ chức dạy học ngày 2 buổi. Nhưng sau thời gian ở trường, nhiều em không được nghỉ, mà phải học thêm. Trung tâm bồi dưỡng, ngoại ngữ thường là nơi đến tiếp theo sau giờ học chính khóa.
Nhiều em cho biết phải học thêm đến 20h-21h mới được về nhà. Ăn cơm xong, các em lại lao vào làm bài tập trên lớp, bài tập nơi học thêm, chuẩn bị bài vở cho ngày mai.
Thanh Vy, học sinh lớp 12 trường THPT Gia Định, là trường hợp như vậy. Mỗi ngày, trừ ăn và ngủ, toàn bộ thời gian của Vy đều dành cho học. "Vì năm nay lớp 12 rồi, em chỉ có học. Mỗi ngày, em học 15-16 tiếng, sắp tới giai đoạn ôn thi, luyện đề còn căng thẳng hơn nữa", nữ sinh cho hay.
Áp lực thành tích, điểm số khiến học sinh phải học ngày đêm. Ảnh: Lê Hiếu.
Tương tự, Thanh Ngân, học sinh trường THPT Hoàng Hoa Thám, tâm sự em đang bước vào giai đoạn "tăng tốc" để hoàn thành trước chương trình 12, chuyển sang ôn tập, luyện đề cho kỳ thi THPT quốc gia.
Ngân đã quen thức khuya, dậy sớm ôn tập bài vở, tranh thủ ăn uống mọi lúc, mọi nơi để có thời gian học tập. "Nữ sinh 2K" nói đùa rằng em đã quen với cường độ học như vậy từ bao năm nay, giống như nhân vật Mị trong tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" đã sống lâu trong cái khổ, nên quen rồi.
Dù là học sinh lớp 11 và không học thêm ở ngoài, Đình Lâm, học sinh trường THPT Tây Thạnh, cũng phải căng mình mới đủ thời gian giải quyết hết bài vở theo yêu cầu của thầy cô.
"Tụi em học từ sáng đến chiều ở trường, buổi tối vừa nghỉ ngơi vừa làm bài. Vấn đề là thầy cô nào cũng cho rằng môn của mình quan trọng. Nhiều khi, một môn mới học hôm nay, giáo viên giao nhiều bài tập, chúng em phải hoàn thành trong tối", Trí nói.
Trí kể trước đây từng đi học thêm kín hết tuần. Không có thời gian chơi, thư giãn khiến em căng thẳng, nên phải thuyết phục bố mẹ cho nghỉ học thêm. Điều này không chỉ diễn ra với học sinh cấp ba. Ngay từ cấp THCS, nhiều em cũng phải "cày" ngày, đêm từ trường đến lớp học thêm.
Ngọc Trân, học sinh lớp 9 tại TP.HCM, cho biết vì cuối năm nay phải thi chuyển cấp, toàn bộ thời gian của em dành cho học. Chuyện vui chơi, giải trí bị gạt ra khỏi đầu.
"5h30 sáng, em đã bị mẹ gọi dậy, chuẩn bị đến trường. 17h học xong ở lớp, em phải học thêm Văn, 19h học thêm Toán, đến sau 21h mới được về nhà. Ngày nào cũng như vậy. Thứ bảy, chủ nhật, em phải đi học thêm", Trân kể.
Thương học sinh nhưng không thể làm khác
Nhiều giáo viên, phụ huynh, khi được hỏi có biết học trò, con mình đang rất căng thẳng, mệt mỏi vì học quá sức, đều trả lời rằng có. Nhiều người còn biết rõ hậu quả của áp lực thành tích, thời gian học quá tải đối với trẻ nhưng không thể làm khác.
Cô Kim Hiền, giáo viên một trường cấp ba tại TP.HCM, tâm sự rằng vấn đề áp lực học tập, thành tích đã được nói nhiều thời gian qua nhưng không hề có chuyển biến.
5h30 sáng, em đã bị mẹ gọi dậy, chuẩn bị đến trường. 17h học xong ở lớp, em phải học thêm Văn. 19h, em học thêm Toán, đến sau 21h mới được về nhà. Ngày nào cũng như vậy. Thứ bảy, chủ nhật, em phải đi học thêm
Ngọc Trân, học sinh lớp 9
Cô Thanh Sương nói: "Giáo viên ý kiến nhiều nhưng đâu vẫn vào đấy. Cấp trên vẫn định kỳ kiểm tra, dự giờ, đánh giá, giáo viên tất nhiên phải bắt học sinh học nhiều. Phong trào, thi đua, danh hiệu, nếu không đạt, sẽ bị đánh giá, xếp loại, nên thầy cô phải cố đốc thúc học trò. Cứ như thế, cả thầy cả trò đều khổ".
Nữ giáo viên cho biết cô rất thương và tâm tư khi mỗi chiều tan trường, ra cổng thấy nhiều phụ huynh tranh thủ cho con ăn vội ổ bánh mình, uống hộp sữa rồi tiếp tục đưa trẻ đến lớp học thêm. Nhưng dù nói thế nào, nhiều phụ huynh vẫn bất chấp và cho con đi học ca ba, ca bốn.
Chị Trần Hoa (quận Thủ Đức) cho biết em gái học lớp 9 đi học thêm như "chạy show" sau mỗi giờ chiều.
"Nhiều lúc căng thẳng, bứt rứt vì phải học quá nhiều, nó đã nói rằng muốn kết thúc mọi thứ vì quá mệt mỏi, khó chịu. Nó tù túng, ngột ngạt vì ngày này qua tháng nọ chỉ toàn học và học, không được làm gì khác", chị Hoa kể.
Học sinh ở TP.HCM ăn vội để kịp đến lớp học khác sau giờ học chính khóa. Ảnh: Người Lao Động.
Theo thầy Nguyễn Sơn Thanh, giáo viên môn Văn một trường cấp ba tại TP.HCM, hầu hết học sinh đều học thêm. Số không học thêm rất ít.
"Nhiều em 22h mới về tới nhà, lúc đó đã rã rời, mệt mỏi, dẫn đến học không hiệu quả. Kết quả không tốt lại nghĩ chưa đủ, nên lao vào học. Việc không thể dứt ra khỏi vòng tròn ấy dẫn đến căng thẳng, mệt mỏi", thầy Thanh phân tích.
Dù biết như vậy, thầy Thanh tâm sự rằng giáo viên cũng không thể tự cắt xén khối lượng chương trình môn học của mình vì thương học trò. Nếu gia đình và các em không nhận định được mục đích của việc học để làm gì, áp lực thành tích vẫn đeo bám dai dẳng.
* Tên nhân vật đã thay đổi.
Sáng 16/2, nhiều vấn đề liên quan trường học, áp lực thành tích được các bạn trẻ gửi đến lãnh đạo TP.HCM trong chương trình "Học sinh thành phố chung tay bảo vệ môi trường".
Em Huỳnh Thị Thùy Dương (trường THCS Tân Tạo, quận Bình Tân, TP.HCM) phản ánh thực tế em và nhiều bạn phải học liên tục từ sáng tới 11h-12h trưa mới được nghỉ, bài tập rất nhiều. Nhà vệ sinh trong trường học hạn chế nước sạch, nhiều lúc cần lại không có.
Đồng Vân Anh (trường THCS Trung Lập, huyện Củ Chi) cũng than rằng Tết Nguyên đán vừa qua, thầy cô giao quá nhiều bài tập, khiến em và nhiều bạn khác không thể vui chơi bên gia đình.
Em Ngô Triệu Vy (trường THCS Linh Trung, quận Thủ Đức) mong muốn được xem xét bỏ hình thức xếp hạng thi đua vì gây áp lực thành tích lớn với học sinh.
Theo Zing
Hà Nội cấm giáo viên đưa học sinh ra học thêm ở trung tâm do mình dạy Đó là chỉ đạo của Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội tại hội nghị triển khai nhiệm vụ năm học 2019-2020 với các cấp học trên địa bàn. Vừa qua, ngành GD-ĐT Hà Nội đã tổ chức các hội nghị triển khai nhiệm vụ năm học 2019 - 2020 với từng cấp học trên địa bàn. Với cấp tiểu học và THCS, ông...