Đà Nẵng: Tuyển chức danh có “tỷ lệ chọi”
Đã có 92 ứng viên trúng tuyển vào các chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý quan trọng tại các cơ quan, đơn vị của TP Đà Nẵng.
TP Đà Nẵng vừa lên kế hoạch thi tuyển hàng chục chức danh lãnh đạo cấp trưởng, phó phòng cho năm 2013. Đây cũng là một hoạt động thường xuyên của Đà Nẵng từ nhiều năm nay trong khuôn khổ Đê án “Thi tuyên giám đôc, phó giám đôc (và tương đương) môt sô đơn vị sự nghiêp thuôc UBND TP Đà Nẵng”.
Pháp Luật TP.HCM trao đổi với Giám đốc Sở Nội vụ TP Đà Nẵng Đặng Công Ngữ xung quanh vấn đề này.
Tuyển chức danh có “ tỷ lệ chọi”
Thưa ông, sau bảy năm tổ chức thi tuyển các chức danh lãnh đạo, TP Đà Nẵng đã gặt hái được những kết quả ra sao?
Sau bảy năm (2006-2013) thông qua thi tuyển các chức danh giám đốc sở, phó giám đốc sở; chi cục trưởng, phó chi cục trưởng; trưởng phòng, phó trưởng phòng thuộc sở, ban ngành và UBND quận, huyện…, TP Đà Nẵng đã bô nhiêm được 92 người trúng tuyển vào các chức danh quan trọng từ 283 ứng viên đăng ký dự thi. Bình quân ba ứng viên đăng ký dự thi một chức danh, một số vị trí chức danh khác có đến năm ứng viên dự thi.
Về tuổi đời bình quân của ứng viên dự thi là 35-40, đặc biệt có nhiều ứng viên tuổi đời còn rất trẻ, chỉ 25. Chính đội ngũ cán bộ được thi tuyển này đã góp phần không nhỏ vào công cuộc phát triển TP trong thời gian qua. Đây đều là những cán bộ tâm huyết và là trụ cột cho các vị trí chức danh lãnh đạo cao hơn sau này.
Qua thi tuyển sẽ chọn được những người có trình độ, năng lực, có phẩm chất đạo đức tốt để phục vụ cho sự phát triển của TP Đà Nẵng. Ảnh: Lê Phi
Vậy cái được lớn nhất của TP từ việc thi tuyển này là gì?
Đây cũng là chủ trương lớn của Thành ủy. Cái được quan trọng nhất là các cơ quan, đơn vị đã tuyển chọn được những người có trình độ, năng lực, có phẩm chất đạo đức tốt để phục vụ cho sự phát triển của TP. Đặc biệt, đội ngũ này sẽ góp phần bổ sung cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trẻ vừa có trình độ lại có năng lực của TP. Đây cũng là lực lượng tạo nguồn cán bộ kế thừa có chất lượng cao để đảm đương dần những trọng trách của TP.
Video đang HOT
Không có chuyện “ngáng đường”
Những ứng viên trúng tuyển làm việc thế nào, họ có đạt yêu cầu của TP hay không?
Hầu hết họ đều làm việc rất tốt và đảm bảo các yêu cầu, nhiệm vụ của TP giao phó. Bởi họ được chọn để làm đúng với năng lực, trình độ. Quan trọng nữa là họ làm đúng với chức danh thi tuyển nên họ làm việc rất hiệu quả và tâm huyết. Họ chẳng phàn nàn gì nhiều vì được bố trí vào những vị trí phù hợp với năng lực. Tuy cũng có một số ứng viên sau khi thi tuyển về làm cấp dưới cho một số người thì có bị cản trở, hạn chế một số mặt nào đó nhưng nhìn chung các cán bộ được thi tuyển đều làm việc rất tốt. TP rất hài lòng với người được tuyển chọn.
Việc thi tuyển này có “ngáng đường” những cán bộ nguồn được cơ cấu vào các chức danh lãnh đạo của TP?
Về điều này thì TP rất may mắn vì đa số ứng viên dự thi vào các chức danh lãnh đạo cũng đồng thời là cán bộ dự nguồn. Hầu hết các ứng viên dự nguồn đều trúng tuyển vì họ được đào tạo và có năng lực tốt. Việc thi tuyển cũng diễn ra một cách công bằng giữa ứng viên là cán bộ dự nguồn và cán bộ ngoài luồng. Ai có năng lực, trình độ, phẩm chất tốt thì người đó trúng tuyển. Thậm chí có nhiều người sau khi trúng tuyển nay đã là “tư lệnh” một số sở, ngành rồi đấy. Ví như giám đốc Sở GD&ĐT hiện nay cũng là người từng tham gia thi tuyển theo đề án này.
Năm nay Đà Nẵng sẽ tuyển bao nhiêu chức danh?
Hằng năm, sau khi căn cứ vào nhu cầu thực tế tại các cơ quan, đơn vị trực thuộc UBND TP thì Sở Nội vụ sẽ lên chỉ tiêu. Các đơn vị cần tuyển chức danh nào thì Sở sẽ thống kê và tổ chức thông báo thi tuyển rộng rãi. Việc thi tuyển cũng được tiến hành làm nhiều đợt. Đơn vị nào có nhu cầu trước thì thi tuyển trước. Nhưng hằng năm thường tổ chức thi từ tháng 11 đến tháng 12, còn năm nay đang chờ xin ý kiến của TP. Sau khi thi, trong vòng một tháng sẽ có kết quả và được công bố công khai.
Theo kế hoạch thì trong năm 2013 này, Sở sẽ thi tuyển 40 vị trí chức danh cán bô lãnh đạo và quản lý cấp trưởng, phó phòng. Trong đó có một số vị trí quan trọng như câp phó môt đơn vị sự nghiêp thuôc UBND TP; phó phòng thuộc Sở Nội vụ…
Xin cảm ơn ông.
Quảng Ninh thi tuyển lãnh đạo cấp sở
Ngày 14/1/2013, UBND tỉnh Quảng Ninh đã chính thức ra quyết định bổ nhiệm hai thí sinh vừa trúng tuyển trong kỳ thi tuyển cán bộ cấp sở tổ chức ngày 12 và 13/1. Theo đó, bà Phạm Hồng Lan (nguyên Trưởng phòng Khoa giáo – Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy) giữ chức phó giám đốc Sở TT&TT. Bà Phạm Thùy Dương (nguyên Giám đốc bảo tồn Công viên Vạn Cảnh, Ban Quản lý vịnh Hạ Long) giữ chức trưởng Ban Quản lý vịnh Hạ Long.
Trước đó, cuộc thi tuyển các chức danh này đã diễn ra công khai với 11 thí sinh dự thi. Bà Phạm Hồng Lan đã vượt qua bốn thí sinh cùng thi với số điểm 80,6/100 điểm, còn bà Phạm Thùy Dương cũng đạt 82/100 điểm, vượt qua năm thí sinh khác.
Sau khi tổ chức thành công cuộc thi, Tỉnh ủy Quảng Ninh đã quyết định tất cả những người được bổ nhiệm vào chức vụ thuộc diện Thường vụ Tỉnh ủy quản lý đều phải tuyển lựa qua thi tuyển.
Được tạo điều kiện
Sau khi thi, tôi được bổ nhiệm vào chức danh mình ứng thí. Tôi được tạo điều kiện công tác tốt và nhận được sự ủng hộ của lãnh đạo TP. Đề án này thực sự đã phát huy rất tốt việc trọng dụng người tài, có năng lực và có trình độ. Lúc về làm lãnh đạo trường cũng như bây giờ làm lãnh đạo Sở, tôi đều nhận được sự đồng thuận, giúp đỡ của cấp dưới để cùng nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Ông Lê Trung Chinh, Giám đốc Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng (người đã trúng tuyển chức danh hiệu trưởng Trường THPT Thái Phiên thông qua thi tuyển năm 2007)
Mỗi vị trí phải có ba ứng viên
Theo đề án của TP Đà Nẵng, mỗi chức danh thi tuyển phải có ít nhất ba ứng viên đăng ký. Trường hợp chỉ có hai ứng viên thì phải là người đang công tác cùng một cơ quan (ưu tiên cho người trong diện quy hoạch cán bộ đăng ký dự thi).
Hình thức thi gồm thi viết; bảo vệ đề án; trình bày kỹ năng giao tiếp và trả lời chất vấn của hội đồng thi tuyển. Nếu có hai ứng viên cùng đạt điểm cao nhất thì ưu tiên cho ứng viên nữ (trường hợp khác phải qua câu hỏi phụ).
Theo Lê Phi (Pháp luật TP.HCM)
Sôi động chương trình Tư vấn mùa thi 2013 tại Tây Ninh
Sáng 26.1, chương trình Tư vấn mùa thi 2013do Báo Thanh Niêntô chức, lân đâu diên ra tại Tây Ninh, thu hút khoảng 1.200 học sinh tham gia tư vân trực tiêp và hơn 25.000 học sinh theo dõi truyền hình trực tiếp trên Đài PT-TH Tây Ninh.
Tại buôi tư vân, các học sinh cũng như các bậc phụ huynh đã đặt nhiều câu hỏi cho các chuyên gia.
Theo đó, phân đông câu hỏi tâp trung vào khôi ngành xây dựng, giao thông và kinh tê.
Phụ huynh Lê Thanh Bình (có con học tại Trường THPT Tây Ninh) thắc mắc: "Con tôi muốn thi vào ngành xây dựng công trình cầu đường, học lực của cháu không khá lắm, vậy cháu nên thi vào trường nào?".
Có môt điêu khá đặc biêt, trong buôi tư vân tại Tây Ninh, học sinh quan tâm nhiêu đên khôi ngành giao thông và xây dựng
Môt học sinh của Trường dân tôc nôi trú tỉnh Tây Ninh đặt câu hỏi liên quan vê ưu tiên khu vực, đôi tượng - Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Học sinh đang làm câu hỏi trắc nghiêm vê lựa chọn ngành nghê phụ hợp của Ban tô chức
Rât đông học sinh đên tìm hiêu thông tin ngành nghê ở các gian hàng tư vân
Thạc sĩ Cổ Tấn Anh Vũ - Trưởng phòng Đào tạo, ĐH Giao thông vân tải TP.HCM - giải đáp: "Đây là một chuyên ngành được đào tạo ở nhiều trường, với nội dung đào tạo cơ bản giống nhau khoảng 60-70%, 30-40% còn lại tùy thuộc vào năng lực, điều kiện của mỗi trường. Tại ĐH Giao thông vận tải TP.HCM, chuyên ngành xây dựng cầu đường thuộc ngành kỹ thuật xây dựng công trình giao thông. Sau 4 học kỳ, căn cứ kết quả học tập và nguyện vọng của sinh viên, lúc đó trường mới phân ra các chuyên ngành".
Nhiêu học sinh yêu thích khôi ngành kinh tê, đã bày tỏ những lo lắng trước thông tin: nền kinh tế đang gặp khó khăn, dẫn đến nguy cơ người học sau khi ra trường khó có viêc làm, các trường ĐH-CĐ không được mở mới các ngành kinh tế, ngành tài chính ngân hàng...
Nói vê vân đê này, tiến sĩ Nguyễn Văn Nam - Phó hiệu trưởng ĐH Lạc Hồng - nhận định: "Tuy theo dự báo, một số ngành kinh tế đang đào tạo nhiều hơn so với nhu cầu thực tế, nhưng không phải vì vậy mà các trường không đào tạo nữa, Bộ chỉ không cho các trường mở ngành mới khối ngành kinh tế, với những trường đã đào tạo thì vẫn tiếp tục đào tạo".
Thạc sĩ Dương Tôn Thái Dương - Phó trưởng phòng Đào tạo, ĐH Kinh tế Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM) - khẳng định: "Sự suy thoái kinh tế trong thời điểm này chính là giai đoạn cần thiết để chuẩn bị cho một chu kỳ phát triển mới tốt hơn, do đó các trường cần phải nỗ lực để đào tạo ra nhân lực chất lượng cao và các em cần phải chuẩn bị kiến thức sâu rộng hơn, tác phong chuyên nghiệp hơn để tăng cơ hội việc làm cho chính bản thân mình".
Minh Luân
Theo Thanh niên
Trò chuyện với Phó Giáo sư trẻ nhất của lực lượng CAND năm 2012 Cuộc trò chuyện với Phó Giáo sư Hoàng Đình Ban đã giúp tôi hiểu thêm rằng, muốn thành công với nghề dù đó là nghề gì thì phải có tình yêu nghề tha thiết, thủy chung với nghề dù trong hoàn cảnh nào. Thêm nữa, phải tự đặt cho mình một nếp lao động kỷ luật nghiêm túc, bài bản thì thế nào...