Đà Nẵng: Tưng bừng lễ hội đình làng trên 500 tuổi
Ngày 25.2 (mùng 10 tháng Giêng), tại xã Hòa Phong (Hòa Vang, Đà Nẵng) diễn ra Lễ hội đình làng Túy Loan trên 500 tuổi với các nghi lễ truyền thống cùng những trò chơi dân gian.
Lễ hội chính thức được khai mạc vào ngày thứ 2 của lễ hội (tức mồng 10 tháng Giêng). Trong hình là chương trình hát Phúc – Lộc – Thọ.
Làng Túy Loan được xem là một trong số ít những ngôi làng còn lưu lại những dấu tích cổ xưa nhiều nhất tại Việt Nam.
Lễ dâng hương tưởng nhớ công ơn các bậc tiền hiền, hậu hiền.
Từ tờ mờ sáng, người dân khắp trong làng cùng du khách thập phương tập trung về đây để mở hội nhằm nhắc nhở con cháu ghi nhớ công ơn của các vị tiền hiền và cầu mong quốc thái dân an, mưa thuận, gió hòa.
Cuộc thi đua thuyền truyền thống.
Phần thi đua thuyền thu hút đông đảo người dân trong làng và du khách thập phương ghé về xem.
Người dân đi xem lễ hội.
Ông Ngô Văn Nhân – Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Phong cho biết, hiện làng Túy Loan đã có trên 500 năm tuổi. Tại đây, hơn 20 sắc phong thần của các thời kỳ vua Nguyễn vẫn còn được lưu giữ tại đình làng Túy Loan một cách trang trọng.
Video đang HOT
Năm 1999, đình làng được công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc gia. Từ đó, cứ mỗi độ xuân về, người làng Túy Loan lại nô nức tổ chức lễ hội để nhớ về cội nguồn quê cha đất tổ, nhớ về các bậc thánh nhân, thần linh, các bậc tiền hiền, hậu hiền, những người đã có công xây dựng cơ đồ, xây làng, lập ấp; cầu mong cho nhân dân một năm ấm no, hạnh phúc. Đây cũng là dịp để những người con xa quê về gặp nhau, gắn bó keo sơn…
Lễ hội được tổ chức vào 2 ngày mùng 9 và mùng 10 tháng Giêng hàng năm. Phần lễ được tổ chức trang nghiêm với lễ rước sắc thần quanh làng, thả long hoa chu đăng dưới sông và lễ tế, tuyên sắc. Phần hội được tổ chức với các trò chơi dân gian như thi nướng bánh tráng, gói bánh tét, đập niêu, hô hát bài chòi, đua thuyền…
Nghề làm bánh tráng vốn từ lâu đã góp phần giúp làng Túy Loan nổi tiếng nên trong phần hội không thể thiếu cuộc thi nướng bánh tráng. Các thôn đều cử ra những người khéo tay nhất của thôn để tham gia cuộc thi này.
Ông Huw Hamer Powell (58 tuổi, người Singapore), một du khách tham quan tại lễ hội, cho biết, ông sinh sống tại Việt Nam đã 7 năm, ông chỉ ăn Tết duy nhất một ngày tại Singapore, còn dành thời gian ăn Tết tại Việt Nam đến 9 ngày. “Tôi thấy không khí Tết tại Việt Nam rất vui, đặc biệt là các lễ hội truyền thống…”, ông Huw nói.
Lễ hội cũng không thể thiếu cuộc thi gói bánh tét – một nét đẹp truyền thống của làng quê.
Ông Ngô Văn Hùng (67 tuổi, thôn Túy Loan Đông 2) một thành viên trong chư phái tộc tại đình làng cho biết: “Đây là lễ hội lưu giữ truyền thống của ông cha xưa để lại, có cũ mới có mới. Đời ông cha ta, các vua chúa đã giành nước, giữ nước. Con cháu bây giờ phải lưu giữ lại cho muôn đời sau”.
Theo Danviet
Cả nghìn người tham gia đua thuyền ở các tỉnh miền Trung
Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng đã tổ chức đua thuyền chào mừng ngày Quốc khánh 2/9.
Sáng 2/9, hơn 1.000 vận động viên nam nữ đến từ 32 đội tham gia giải đua thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang. Cự ly mỗi vòng đua là 22 km dọc sông. Đoàn đua có đoạn đi qua nhà lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Đến nay, lễ hội tổ chức trên 50 lần, thu hút hơn 10.000 người con em Quảng Bình khắp nơi về cổ động.
Cổ vũ đò bơi trên bờ, ông Lê Văn Nam (xã Ngư Thuỷ) nói năm nào cũng đến dự xem thi bơi thuyền. "Đây là ngày vui trong Tết Độc lập không thể thiếu của người dân Lệ Thuỷ", ông Nam nói.
Hai bên bờ, hàng nghìn người hào hứng cổ vũ, dùng chiêng trống hò hét và mũ nón khoát nước lên các thuyền đua tiếp sức cho các vận động viên.
Giải bơi thuyền kết thúc sau hơn hai giờ tranh tài sôi nổi.
Lễ hội bơi, đua thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang được UBND tỉnh Quảng Bình công nhận là lễ hội văn hóa - thể thao cấp tỉnh vào năm 2003. Đây là hoạt động văn hóa - thể thao mang đậm nét dân gian, tạo sân chơi lành mạnh cho người dân địa phương trong ngày lễ lớn của dân tộc.
Tại TP Đà Nẵng, sáng 2/9, trên sông Hàn đã diễn ra giải đua thuyền truyền thống tranh cup VTV8.
Giải đua quy tụ 16 đội (8 đội nam và 8 đội nữ) đến từ các quận, huyện trên địa bàn TP Đà Nẵng và đại diện của tỉnh Quảng Nam, Quảng Trị.
Mỗi đội đua có 12 người, tranh tài trên đường đua từ cọc tiêu ngang Trung tâm truyền hình Việt Nam tại TP Đà Nẵng (chân cầu Rồng) đến đoạn ngang cầu chữ T trước trụ sở HĐND TP.
Các đội đua nữ sẽ thi đấu hai vòng, tương đương 5 km. Trong khi các đội nam tranh tài 3 vòng tương đương quãng đường 7,5 km
Ban tổ chức trang bị thuyền đua cho các đội.
Thuyền đua là loại thuyền rồng bằng chất liệu nhựa tổng hợp đã được sử dụng thi đấu tại Đại hội thể dục thể thao toàn quốc lần thứ VI tại Đà Nẵng, và các giải quốc gia diễn ra trên địa bàn thành phố thời gian qua.
Đội giải nhất nhận cup cùng giải thường 7 triệu đồng.
Ông Lê Nguyên Hồng - Chủ tịch Hiệp hội thể thao dưới nước TP Đà Nẵng, cho biết đua thuyền là lễ hội truyền thống của địa phương.
"Chúng tôi muốn giữ gìn truyền thống cha ông để lại", ông Hồng nói và thừa nhận thời gian gần đây người dân cũng như du khách ít theo dõi đua thuyền trên sông Hàn. Ông nói thời gian tới các cơ quan chức năng ở Đà Nẵng sẽ tìm cách thu hút người xem bằng chất lượng của giải đua.
Tại cố đô Huế, sáng 2/9, hơn 200 tay chèo nam, nữ của 9 đội đua trên địa bàn tỉnh đã tham gia giải đua ghe truyền thống trên sông Hương. Theo nghi thức truyền thống, các đội sẽ tranh tài 10 độ đua để tranh giải.
Các tay chèo của hai đội đua vung chèo đánh nhau trên đường về đích khiến một thuyền đua bị chìm giữa sông.
Đội đua đến từ xã Hương Vinh (thị xã Hương Trà) giành giải nhất.
Ngày hội đua ghe truyền thống trên sông Hương đã thu hút rất đông người dân và du khách đến công viên Lý Tự Trọng để theo dõi các tay chèo tranh tài.
Hoàng Táo - Nguyễn Đông - Võ Thạnh
Theo VNE
Gần 400 người đua thuyền trên sông Lô Chiều mùng 4 Tết Đinh Dậu, UBND thành phố Tuyên Quang tổ chức hội đua thuyền trên sông Lô với 390 vận động viên đến từ 13 đơn vị xã, phường trên địa bàn tham gia. Mỗi đội sẽ phải trải qua một vòng đua trên sông Lô (đoạn từ bến phà Nông Tiến cũ đến soi Tình Húc và ngược dòng quay...