Đà Nẵng ‘trảm’ 5 cơ sở dạy thêm
Sáng 8/1, Thanh tra Sở GD-ĐT Đà Nẵng đã ra quyết định xử phạt hành chính 5 cơ sở dạy thêm trái phép bất chấp qui định của chính quyền địa phương…
Các cơ sở bị xử phạt hành chính gồm: Cở sở bán trú và học tập Thông Minh; Cơ sở bán trú và bồi dưỡng năng khiếu Đệ Vương và Cở sở 44-46 Phan Thanh. Mỗi cơ sở bị xử phạt hành chính 6 triệu đồng; Cơ sở dạy thêm Phan Châu Trinh và Cơ sở dạy thêm Tài tâm.
Mức phạt đối với mỗi cơ sở là 2 triệu đồng.
Sở GD-ĐT Đà Nẵng cho biết, do các cơ sở này đã vi phạm về việc dạy thêm học thêm trong bậc tiểu học là trái với qui định của Thông tư 17 của Bộ GD-ĐT và QĐ số 13 của UBND TP. Đà Nẵng.
Ngoài các cơ sở dạy thêm nói trên bị xử phạt hành chính còn có 8 giáo viên tiểu học và THCS cũng bị xử phạt hành chính do tổ chức dạy thêm không phép.
Theo Vũ Trung/Vietnamnet
Nhiều bộ sách hay nhiều sách giáo khoa?
Tranh luận đã diễn ra ở nhiều vấn đề trong diễn đàn "Một chương trình, nhiều bộ sách giáo khoa..." do Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật VN tổ chức sáng 6-11
Theo nhiều ý kiến tại diễn đàn, Bộ GD-ĐT cần đứng ngoài việc biên soạn sách giáo khoa (SGK) để chỉ lo cho chương trình. Vì trong bối cảnh huy động nhiều tổ chức, cá nhân cùng biên soạn SGK thì chương trình cần cụ thể, chuẩn mực.
Bộ GD-ĐT cần xây dựng, kiểm soát việc thực hiện chương trình thông qua việc tổ chức kiểm tra, đánh giá, thi cử.
Chương trình cần cụ thể hơn
Về điều này, GS Nguyễn Minh Thuyết nói: "Tham khảo chương trình chi tiết của Canada, tôi thấy chương trình mỗi môn ở mỗi lớp được trình bày như một quyển SGK, trong đó có bài đọc, các bài tập và kiến thức cần hình thành.
Video đang HOT
Giáo viên và học sinh sử dụng chương trình này làm tài liệu chính để dạy và học. Trên cơ sở chương trình, giáo viên có thể bổ sung các tài liệu dạy học khác phù hợp với yêu cầu kiến thức, kỹ năng, tình hình cụ thể của học sinh.
Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển (trái): Người thẩm định SGK được Bộ trưởng Bộ GD-ĐT lựa chọn trên cơ sở các đơn vị, tổ chức giới thiệu từ các giảng viên đại học, giáo viên phổ thông, các nhà khoa học bộ môn, nhà khoa học giáo dục, cán bộ quản lý giáo dục.
Bộ nên đầu tư xây dựng chương trình hoặc chuẩn chương trình chi tiết như kiểu Canada làm cơ sở cho người biên soạn SGK, người chỉ đạo và người dạy. Có như vậy mới đảm bảo thống nhất giữa các bộ SGK và các cơ sở dạy các bộ SGK khác nhau".
GS Nguyễn Khắc Phi, nguyên tổng biên tập NXB Giáo Dục, cũng phát biểu: "Với chủ trương một chương trình, nhiều bộ SGK, tôi tiên lượng sẽ có nhiều vấn đề phức tạp.
Cần phải thống nhất về quan điểm trong việc xây dựng chương trình trong bối cảnh có nhiều bộ SGK thì mới nên bàn tới việc biên soạn SGK như thế nào được.
Với những định hướng đổi mới, có bao nhiêu vấn đề phức tạp và mới mẻ đặt ra như "tích hợp mạnh ở tiểu học và THCS, phân hóa mạnh ở những lớp trên", hay "định hướng nghề nghiệp ở THPT".
Bắt tay vào xây dựng chương trình mà vắng bóng các nhà khoa học cơ bản giỏi cho từng bộ môn thì khó có thể xây dựng một chương trình tử tế, đáp ứng mục tiêu.
Về điều này, để cho rằng việc chọn ai xây dựng chương trình, phát huy tiềm năng nội lực của các hội nghề nghiệp, nhà khoa học và người trực tiếp giảng dạy như thế nào cũng là khía cạnh quan trọng mà Bộ GD-ĐT phải cân nhắc từ bây giờ".
Lo khâu thẩm định
PGS Văn Như Cương (trường THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội) đặt câu hỏi này và theo ông, đây là việc rất quan trọng cần xác định rõ để đảm bảo tính khả thi của chủ trương đã được đề ra.
Ông Cương cho rằng để biên soạn nhiều bộ SGK đạt các tiêu chí cần thiết đưa vào giảng dạy là một khối lượng công việc cực kỳ lớn và phức tạp, phải huy động một lực lượng các nhà giáo, nhà khoa học, nhà giáo dục rất lớn.
Vì thế nếu chủ trương "một chương trình, nhiều bộ SGK" thì sẽ phải hiểu là các tổ chức, cá nhân tham gia phải biên soạn đủ bộ SGK cho một lớp, hay một cấp học gồm có đầy đủ các môn học theo quy định của chương trình.
Như vậy, một hội nghề nghiệp có thể đủ lực biên soạn SGK cho môn toán hay môn sinh nhưng khó có thể "bao" hết các môn khác.
Hoặc chỉ viết một cuốn SGK cho một lớp chứ không thể viết SGK cho bộ môn nào đó của tất cả các lớp.
Chưa kể theo chủ trương đổi mới, sẽ có những môn học mới tinh, chưa hề có SGK, vậy ai sẽ viết, dựa vào cơ sở nào để viết là vấn đề phải tính đến.
"Viết một cuốn SGK thì có thể có nhiều tổ chức, cá nhân tham gia, nhưng viết một bộ SGK thì tôi e giai đoạn đầu sẽ không có ai, tổ chức nào dám nhận" - PGS Cương nói.
Ngược lại với nỗi băn khoăn của PGS Cương, ông Nguyễn Đình Anh, tổng thư ký Hội Khoa học tâm lý giáo dục Nghệ An, lại cho rằng: "Với vai trò tổng chỉ huy, Bộ GD-ĐT cần đưa ra những quy định rõ ràng trong việc viết SGK cho lứa tuổi nào, vùng miền nào, đảm bảo tiêu chí nào.
Nếu không chặt chẽ, Bộ GD-ĐT có thể đứng trước tình thế "bơi" trong hàng loạt bộ SGK hoặc cuốn SGK khác nhau, rất khó khăn trong việc thẩm định, chọn lựa".
Còn ông Hoàng Xuân Khía (Hội Tâm lý giáo dục Hải Phòng) đề xuất Bộ GD-ĐT nên chủ trì việc duyệt các nhóm tác giả viết sách, có thể chọn tác giả từ các trường ĐH cùng khối nhóm, nhưng không nên chọn quá nhiều.
Tùy theo chức năng, chuyên môn, tiềm lực của mỗi nhóm có thể đảm nhận viết một hay nhiều cuốn SGK. Như thế, ngay từ đầu Bộ GD-ĐT có thể kiểm soát được tình hình và hỗ trợ ở mức độ khác nhau đối với các nhóm biên soạn.
Phải kế thừa và tận dụng nguồn lực sẵn có
Hầu hết ý kiến tại diễn đàn đều cho rằng "Bộ GD-ĐT không nên chủ trì hay nói cách khác là chủ động biên soạn một bộ SGK" vì việc đó sẽ dẫn tới việc thiếu công bằng, lành mạnh trong các khâu thẩm định, lựa chọn, phát hành SGK và vô hình trung quay lại thời "một chương trình, một bộ SGK".
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cũng cho rằng cần nghiên cứu phương án kế thừa những gì còn có giá trị sử dụng.
"Nên giữ lại những bộ SGK phù hợp, chỉ thay những quyển SGK, những nội dung không phù hợp. Việc này phù hợp với thời gian biên soạn, thử nghiệm, tập huấn quá ngắn, đỡ tốn kém kinh phí" - GS Thuyết phát biểu. GS Trần Kiều (Viện Khoa học giáo dục VN) cho rằng có hai phương án kế thừa.
Thứ nhất là xem cuốn SGK nào tốt, phù hợp với yêu cầu mới thì giữ lại, viết bổ sung các cuốn còn thiếu. Hai là cứ viết mới hoàn toàn nhưng giữ lại những nội dung hay của bộ SGK cũ. "Tôi nghiêng về phương án hai hơn" - GS Kiều nói.
PGS Văn Như Cương cho rằng thay vào việc chủ động biên soạn một bộ SGK mới để "cạnh tranh" với sách của các tổ chức, cá nhân khác, Bộ GD-ĐT nên làm việc nghiên cứu trên cơ sở bộ SGK hiện hành, những gì hay, ưu điểm, còn phù hợp thì giữ lại, bổ sung phần còn thiếu.
Như vậy Bộ GD-ĐT không lo bị động trong việc triển khai chương trình - SGK mới nhưng cũng không tốn kém thời gian, kinh phí để làm lại hoàn toàn một bộ sách khác. Bộ SGK biên tập lại đó cũng phải cạnh tranh công bằng với các bộ SGK mới của các nhóm tác giả khác.
Nhiều ý kiến cho rằng Bộ GD-ĐT cần ban hành sớm các điều kiện, tiêu chí đối với tác giả, quy trình biên soạn, chất lượng SGK. Việc biên soạn SGK cần làm theo hướng bổ sung dần chứ không nên quy định cứng thời gian.
PGS Trần Quốc Toản, nguyên phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, đề nghị: "Cần tách khâu biên soạn SGK ra khỏi khâu in ấn, phát hành, đảm bảo tính khách quan và chất lượng sản phẩm. Việc biên soạn cũng phải chịu sự thẩm định chặt chẽ.
Biên soạn SGK là vấn đề quốc gia, không nên biến nó thành vấn đề kinh doanh mà cần có các chính sách huy động trí tuệ của cả xã hội. Vì thế các nhóm tác giả có SGK được thẩm định, chọn lựa nên được Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí".
Theo Vĩnh Hà/Báo Tuổi trẻ
Học trò tiểu học học thêm ban đêm Học sinh học giỏi, đoạt giải ba toán Olympic và giải nhất vở sạch chữ đẹp vẫn bị cô giáo đề nghị phụ huynh đưa con đến nhà học thêm... Gần đây, nhiều phụ huynh có con đang theo học tại các trường tiểu học trên địa bàn TP Cần Thơ phản ảnh việc cô giáo gợi ý cho con học thêm ban...