Đà Nẵng tôn vinh 24 doanh nghiệp chăm lo tốt cho đời sống người lao động
24 doanh nghiệp được thành phố Đà Nẵng tôn vinh có nhiều mô hình, cách làm hay để chăm lo tốt cho đời sống công nhân, người lao động thành phố.
Chiều 24/10, tại thành phố Đà Nẵng, Liên đoàn Lao động thành phố tổ chức Hội nghị tôn vinh “Doanh nghiệp chăm lo đời sống người lao động” năm 2022.
Thành phố Đà Nẵng tôn vinh 24 doanh nghiệp chăm lo tốt cho đời sống công nhân, người lao động
Doanh nghiệp được xét chọn, tôn vinh là doanh nghiệp không có vốn Nhà nước, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập, có từ 20 lao động trở lên, có Công đoàn cơ sở trực thuộc các cấp công đoàn thành phố.
Các doanh nghiệp được tôn vinh phải thỏa mãn đồng thời các điều kiện gồm: Bảo đảm việc làm; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần người lao động, thu nhập của người lao động năm sau có tăng so với năm trước; thực hiện tốt các chính sách bảo hiểm cho người lao động; Thỏa ước lao động tập thể có những điều khoản có lợi hơn cho người lao động so với luật định; Thực hiện tốt việc ký hợp đồng lao động; có xây dựng và thực hiện thang lương, bảng lương, nội quy lao động đúng quy định; Xây dựng và thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở doanh nghiệp, thường xuyên đối thoại với người lao động; đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường; Thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao tay nghề, chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động; tổ chức tốt các phong trào thi đua trong công nhân lao động; thực hiện đúng các quy định, chính sách pháp luật.
Trên cơ sở các điều kiện trên, Liên đoàn Lao động thành phố đã xét chọn và Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng đã quyết định tặng bằng khen cho 24 doanh nghiệp có thành tích xuất sắc tiêu biểu trong công tác chăm lo đời sống người lao động.
Video đang HOT
Phát biểu tại chương trình, bà Đinh Thị Thanh Hà, Phó Chủ tịch Liên đoàn lao động thành phố Đà Nẵng cho biết, trong thời gian qua, cộng đồng doanh nghiệp đã có những đóng góp quan trọng vào việc duy trì tốc độ tăng trưởng cao và ổn định nền kinh tế quốc dân, góp phần tích cực vào việc giải quyết việc làm cho người lao động, tham gia xoá đói giảm nghèo… Từ đó, đời sống và việc làm của người lao động được nâng cao.
Từ năm 2016, Liên đoàn Lao động thành phố đã quyết định tổ chức Chương trình “ Tôn vinh doanh nghiệp chăm lo tốt đời sống người lao động” hàng năm, với mục tiêu ghi nhận và giới thiệu những doanh nghiệp có mô hình, cách làm hay, sáng tạo, có chế độ phúc lợi tốt cho người lao động để ngày càng lan tỏa những mô hình tốt trong cộng đồng doanh nghiệp. Sau 6 năm tổ chức, đã có 178 doanh nghiệp được tôn vinh.
Theo bà Hà, qua 2 năm chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid – 19, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, thậm chí có nguy cơ phá sản. Tuy nhiên, với tinh thần coi vị trí của người lao động là trung tâm, là sự sống còn và phát triển của doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp đã có cách làm hay, sáng tạo để vượt qua khó khăn, thực hiện tốt các và chăm lo tốt cho người lao động.
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trao bằng lao động sáng tạo cho 3 cá nhân có nhiều sáng kiến, sáng tạo mang lại hiệu quả thiết thực trong lao động, sản xuất
Tại chương trình, Liên đoàn Lao động thành phố Đà Nẵng cũng trao bằng lao động sáng tạo của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam cho 3 cá nhân đã có nhiều sáng kiến, sáng tạo mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần xây dựng và phát triển thành phố.
Trong hội nghị, Liên đoàn Lao động thành phố và Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam tại thành phố Đà Nẵng (VCCI Đà Nẵng) đã ký kết chương trình phối hợp triển khai thực hiện Nghị quyết số 20 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; phối hợp xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ tại doanh nghiệp; tổ chức các hoạt động đồng hành cùng doanh nghiệp, hướng tới sự phát triển bền vững của cộng đồng doanh nghiệp cũng như thiết lập kênh thông tin, tham vấn, đối thoại giữa các bên.
Còn trên 414.000 lao động chưa được hưởng hỗ trợ từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp
Vẫn còn trên 414.000 lao động đã nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ đúng hạn nhưng chưa được chi trả, với số tiền khoảng 1.155 tỉ đồng theo Nghị quyết 03 /2021 ngày 24/9/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và theo Quyết định số 28/2021/QĐ-TTg.
Người lao động đến làm thủ tục bảo hiểm thất nghiệp tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội. Ảnh minh họa: TTXVN
Theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), thực hiện Nghị quyết số 116/NQ-CP ngày 24/9/2021 của Chính phủ về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp và Quyết định số 28/2021/QĐ-TTg ngày 1/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp, tính đến ngày 31/3/2022, cả nước đã hoàn thành xong việc xác định số giảm đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp cho trên 346.806 doanh nghiệp, tương đương 11,47 triệu lao động. Tổng số tiền được giảm đóng khoảng 4.426 tỉ đồng (số tiền giảm đóng tính từ tháng 10/2021 đến 31/3/2022).
Bên cạnh đó, đã có gần 12,97 triệu người lao động thuộc đối tượng được nhận tiền hỗ trợ từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp (từ 1,8 triệu -3,3 triệu đồng/người).
Quá trình thực hiện chính sách, không có sai sót hồ sơ được phát hiện trong số tiền 30.800 tỉ đồng đã chi trả. Số tiền được trích từ phần kết dư Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp, cao hơn đôi chút so với dự toán ban đầu là 30.000 tỉ đồng.
Theo Bộ LĐTBXH, chính sách hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp được thực hiện kịp thời, bám sát thực tiễn, đúng đối tượng góp phần hỗ trợ người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống, hỗ trợ người sử dụng lao động giảm chi phí, duy trì sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm cho người lao động.
Việc triển khai thực hiện chính sách nhìn chung minh bạch, khẩn trương, đúng đối tượng, đúng mục đích, đảm bảo nguyên tắc hỗ trợ. Báo cáo nêu rõ, do dựa trên cơ sở dữ liệu sẵn có nên việc tiếp nhận và xử lý hồ sơ đề nghị hỗ trợ của người lao động và người sử dụng lao động đã được thực hiện nhanh chóng, thủ tục nhanh gọn.
Đến nay, việc xác định số tiền giảm đóng vào Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp cho các đơn vị sử dụng lao động thuộc đối tượng hỗ trợ và việc giải quyết hỗ trợ cho người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp và người lao động đã dừng tham gia bảo hiểm thất nghiệp đề nghị hỗ trợ cơ bản đã hoàn thành.
Tuy nhiên, báo cáo cũng chỉ rõ, việc xác định rõ đối tượng tại các đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam... gặp những khó khăn nhất định.
Chính sách này được xây dựng và ban hành trong bối cảnh đặc biệt, cấp bách để kịp thời hỗ trợ người lao động chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, dẫn đến việc dự báo người lao động hưởng chính sách chưa sát thực tế. Khi triển khai, số tiền chi trả vượt mức quy định.
Sau thời hạn thực hiện chính sách, ngày 31/12/2021, vẫn còn trên 414.000 lao động đã nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ đúng hạn nhưng chưa được chi trả, với số tiền khoảng 1.155 tỉ đồng. Nguyên nhân là hồ sơ đề nghị nộp quá sát hạn chót, quá trình đóng bảo hiểm thất nghiệp của nhiều người phức tạp, nhân thân của người lao động chưa chính xác nên cần xác minh thêm, sai thông tin số tài khoản ngân hàng...
Cụ thể, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã phê duyệt hồ sơ đề nghị hỗ trợ cho 119.357 người với số tiền hỗ trợ trên 336 tỷ đồng (Biểu số 3) nhưng chưa chi trả. BHXH cũng đã tiếp nhận hồ sơ đề nghị hỗ trợ của 295.107 người thuộc đối tượng hưởng hỗ trợ nhưng chưa giải quyết với số tiền dự kiến là gần 819 tỷ đồng (Biểu số 4).
Một trong những nguyên nhân của nhóm đối tượng này được lý giải là trong quá trình thực hiện, Bảo hiểm xã hội Việt Nam gặp khó khăn trong việc xác định đối tượng hỗ trợ, cơ sở để xác định đối với các đơn vị sự nghiệp công lập có sử dụng nguồn ngân sách nhà nước theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ và các đơn vị do Ủy ban nhân dân các cấp thành lập được giao tự chủ về tài chính làm cơ sở thực hiện Nghị quyết số 116/NQ-CP. Do đó, việc thực hiện các thủ tục nhận hỗ trợ của một số đơn vị đặc thù còn chậm so với thời hạn (đơn vị sử dụng lao động gửi danh sách đề nghị hưởng mà chưa kịp rà soát, kiểm tra, hoàn thiện thông tin đề nghị hưởng của người lao động).
Do đó, Bộ LĐTBXH đề nghị Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép tiếp tục chi trả hỗ trợ với lao động đã nộp hồ sơ đề nghị theo đúng thời hạn quy định (chậm nhất ngày 20/12/2021). Thời gian thực hiện chi trả là 2 tháng, kể từ ngày UB Thường vụ Quốc hội đồng ý tiếp tục thực hiện hỗ trợ.
Về tác động xã hội, Bộ LĐTBXH cho rằng, việc tiếp tục thực hiện hỗ trợ đối với các trường hợp người lao động đã đề nghị hưởng đúng thời hạn quy định đảm bảo nguyên tắc đóng - hưởng và đề cao nguyên tắc chia sẻ của chính sách bảo hiểm thất nghiệp, tạo sự công bằng tương đối giữa những người lao động thuộc đối tượng hưởng hỗ trợ đã tuân thủ đúng các quy định của chính sách hỗ trợ. Đồng thời, tạo sự đồng thuận và củng cố niềm tin của người lao động vào chính sách bảo hiểm thất nghiệp, cho thấy lợi ích của việc tham gia bảo hiểm thất nghiệp - là "giá đỡ cho người lao động gặp khó khăn". Từ đó, khuyến khích người lao động tham gia và chấp hành các quy định của pháp luật về chính sách bảo hiểm thất nghiệp
Về cân đối Quỹ bảo hiểm thất nghiệp, theo Bộ LĐTBXH, kết dư Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp đến ngày 31/12/2021 là trên 60.600 tỉ đồng, dự toán thu năm 2022 hơn 21.870 tỉ đồng trong khi chi là 26.740 tỉ đồng. Do đó, nếu tiếp tục chi trả cho lao động đã nộp hồ sơ đề nghị theo đúng thời hạn quy định của Nghị quyết 03 với số tiền 1.155 tỉ đồng thì quỹ vẫn đảm bảo an toàn.
Các cấp công đoàn tham gia kiểm tra, giám sát việc tăng lương tối thiểu vùng Tổng Liên đoàn lao động (LĐLĐ) Việt Nam vừa có công văn yêu cầu công đoàn tham gia thực hiện Nghị định số 38/2022/NĐ-CP ngày 12/6/2022 của Chính phủ về mức lương tối thiểu đối với người lao động. Lao động dệt may sử dụng nhiều lao động. Ảnh: TTXVN Để nâng cao vai trò và trách nhiệm của tổ chức công đoàn...