Đà Nẵng: Thu hẹp vùng phong tỏa tại Q.Sơn Trà
Từ 0 giờ ngày 13.8, vùng phong tỏa tại Q.Sơn Trà (Đà Nẵng) sẽ được thu hẹp lại sau khi người dân có kết quả xét nghiệm Covid-19 đến 4 lần.
Sau quyết định điều chỉnh vùng cách ly y tế, nhiều khu vực thuộc 2 P.Phước Mỹ và An Hải Bắc của Sơn Trà sẽ nằm ngoài khu vực phong tỏa. ẢNH: HOÀNG SƠN
Tối 12.8, thông tin từ UBND Q.Sơn Trà (Đà Nẵng) cho hay, ông Hoàng Sơn Trà, Chủ tịch UBND quận vừa có quyết định điều chỉnh vùng phong tỏa, cách ly y tế đối với khu vực trên địa bàn Q.Sơn Trà
Theo đó, lập chốt từ ngã 3 đường Trần Hưng Đạo – Nguyễn Thế Lộc đến ngã 3 đường Nguyễn Thế Lộc – Võ Trường Toản đến ngã 3 đường Võ Trường Toản – Hoàng Việt đến ngã 5 đường Hoàng Việt – Trương Hán Siêu – Nguyễn Trung Trực – Nguyễn Thị Định theo thẳng trục đường Nguyễn Thị Định – Trần Nhân Tông đến ngã 4 đường Trần Nhân Tông – Trần Thánh Tông đến ngã 4 đường Trần Thánh Tông – Ngô Quyền, đường Vương Thừa Vũ theo trục đường Vương Thừa Vũ đến ngã 3 đường Vương Thừa Vũ – Võ Nguyên Giáp.
Khu vực thiết lập vùng cách ly y tế mới theo lộ trình trên hướng về phía bắc và phía tây Q.Sơn Trà.
Theo quyết định, các khu vực cách ly y tế nhỏ đã được thiết lập ngoài vùng vừa được điều chỉnh nêu trên vẫn tiếp tục thực hiện cách ly y tế theo quy định.
Các khu vực đã được dỡ bỏ cách ly y tế tiếp tục thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 05 ngày 30.7.2021 của UBND TP về thực hiện giãn cách xã hội trên địa bàn để phòng, chống dịch Covid-19.
Video đang HOT
Trước đó, vào ngày 1.8, UBND Q.Sơn Trà đã phong tỏa cứng P.Nại Hiên Đông. Đến chiều 3.8, UBND Q.Sơn Trà yêu cầu thiết lập chốt dọc theo tuyến đường Nguyễn Công Trứ, từ hướng bờ sông Hàn đến ngã ba tuyến đường Nguyễn Công Trứ – Hồ Nghinh và từ ngã ba Hồ Nghinh – Hà Chương ra biển về phía bắc Q.Sơn Trà (bao gồm Khu công nghiệp An Đồn và Khu công nghiệp dịch vụ thủy sản Thọ Quang).
Với quyết định này, những ngày qua, Q.Sơn Trà có khoảng 127.000 dân nằm trong vùng phong tỏa thuộc 5 phường, gồm: Nại Hiên Đông, An Hải Bắc, Phước Mỹ, Mân Thái và Thọ Quang.
Sau quyết định điều chỉnh vừa được UBND Q.Sơn Trà ban hành, nhiều khu vực thuộc P.Phước Mỹ và An Hải Bắc sẽ nằm ngoài khu vực phong tỏa.
TP HCM siết chặt bảo vệ 'vùng xanh'
Mỗi "vùng xanh" - nơi chưa ghi nhận ca Covid-19 chỉ có một lối vào - một lối ra riêng biệt, kiểm soát 24/24h; hộ gia đình mỗi tuần được phát phiếu đi chợ một lần.
Đây là một trong những nội dung được nêu trong văn bản khẩn gửi các quận, huyện về thiết lập và bảo vệ "vùng xanh" trong công tác phòng chống Covid-19 ở TP HCM do Phó chủ tịch Ngô Minh Châu ký ngày 12/8.
Theo đó, các đường phụ, lối nhỏ, hẻm ra vào "vùng xanh" đều phải "phong tỏa cứng", không cho người và xe ra vào, hạn chế bố trí lối đi những nơi giáp ranh khu phong tỏa, cách ly, khu vực ghi nhận người nhiễm.
Thành phố cho phép "vùng xanh" có thể thiết lập trên phạm vi một hoặc một số xã, phường hoặc một quận, huyện nhưng bên trong được phân chia thành những khu vực giới hạn bởi các tuyến đường có xe chạy thường xuyên. Người dân phải được đáp ứng điều kiện sinh hoạt để không phải ra những tuyến đường này.
Một chốt bảo vệ "vùng xanh" ở cư xá Đô Thành, quận 3, chiều 24/7. Ảnh: Hà An.
Mỗi "vùng xanh" quy định về điều kiện phòng, chống dịch mức cao nhất; người được ra vào, người bị cấm vào; quyền và trách nhiệm của người dân (không chứa chấp, lưu trú người ngoài, kể cả người thân, bạn bè); quyền và trách nhiệm của lực lượng làm nhiệm vụ...
Người bảo vệ "vùng xanh" chủ yếu là lực lượng tại chỗ, nòng cốt là Tổ phòng, chống Covid-19 cộng đồng do UBND phường, xã, thị trấn lập, được cấp thẻ công vụ để chỉ đạo, điều hành chung. Cơ cấu tổ này gồm lãnh đạo uỷ ban, công an, quân sự địa phương, y tế, trưởng khu phố, ấp, tổ dân phố và các đoàn thể.
Các lực lượng trên có nhiệm vụ thiết lập, quản lý, kiểm soát ra vào, đảm bảo an ninh trật tự, lương thực, thực phẩm và cung ứng, phân phối trong khu vực thuộc "vùng xanh". Mỗi khu vực trong "vùng xanh" cũng lập các tổ công tác với nhiệm vụ tương tự, chịu sự điều hành chung của Tổ phòng, chống Covid-19 cộng đồng với các lực lượng đoàn thể, bảo vệ dân phố, dân quân tự vệ, công an hưu trí, cán bộ, công chức đang nghỉ...
Chính quyền thành phố yêu cầu mỗi "vùng xanh" phường, xã, thị trấn lập ít nhất một tổ phản ứng nhanh để kịp thời trợ giúp y tế, xử lý người chống đối, gây rối khi người dân hoặc tổ công tác ở các khu vực yêu cầu. Thành viên tổ này phải có công an, y tế và dân quân tự vệ, trật tự đô thị... Bên cạnh đó, mỗi "vùng xanh" thiết lập đường dây nóng gồm số điện thoại của thành viên tổ phòng, chống Covid-19 cộng đồng và thông báo rộng rãi đến người dân.
Việc kiểm soát ra vào "vùng xanh" thực hiện theo nguyên tắc "giữ chặt, kiểm soát nghiêm". Cư dân trong các khu vực thuộc "vùng xanh" phải được điểm danh hàng ngày qua các hình thức phù hợp như: phát loa gọi tên, gọi điện thoại, Zalo...
Nhân viên giao hàng, thực phẩm, hàng hóa từ các đầu mối do Sở Công thương điều phối khi vào "vùng xanh" phải mặc đồ bảo hộ y tế cấp 3.
Cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, phóng viên sống ở "vùng xanh" được đi làm bình thường, khi về phải khai báo y tế và áp dụng biện pháp giám sát như trường hợp F1 cách ly tại nhà; hạn chế tiếp xúc người trong nhà và xung quanh, bố trí phòng sinh hoạt riêng.
Những người làm việc tại khu vực phong tỏa, cách ly phải có kết quả xét nghiệm âm tính và cách ly tập trung bên ngoài theo quy định trước khi vào "vùng xanh".
Đối với việc cung cấp thực phẩm , thành phố yêu cầu điểm thực phẩm thuộc khu vực nào trong "vùng xanh" thì cung ứng cho người dân khu vực đó. Hạn chế tối đa bố trí các điểm cung ứng ra đường phố giáp ranh các khu vực để người dân không phải ra đường, tránh người vãng lai ghé mua làm tăng nguy cơ lây nhiễm.
Hàng tuần, chính quyền địa phương phát thẻ, phiếu đi mua thực phẩm theo hộ gia đình (một hộ được phát một thẻ mỗi tuần), ghi rõ: địa điểm gần nhất, ngày giờ được đi mua. UBND phường, xã, thị trấn đăng ký ít nhất một điểm cung ứng thực phẩm cho người dân tại các khu vực thuộc "vùng xanh".
Trường hợp các khu vực "vùng xanh" không có điểm cung ứng thực phẩm hoặc điểm bán nằm xa "vùng xanh", không đảm bảo an toàn y tế, chính quyền tổ chức mô hình đi chợ thuê, phát phiếu đi chợ cho nhóm hộ gia đình hoặc đưa thực phẩm đến tận người dân.
Với những hàng hóa cần thiết liên quan đến gia dụng, vệ sinh, dược phẩm... người dân phải đăng ký để chính quyền cơ sở mua đáp ứng nhu cầu.
Về vấn đề y tế, cư dân tại "vùng xanh" được ưu tiên tiêm vaccine. Người dân phải xét nghiệm định kỳ theo quy định của y tế hoặc khi có yếu tố dịch tễ. Khi phát hiện ca nghi nhiễm, cơ quan chức năng sớm khoanh vùng, cô lập và đưa người nghi nhiễm, người tiếp xúc đi cách ly.
Đến chiều nay, TP HCM ghi nhận 135.485 ca nhiễm trong đợt bùng phát dịch thứ tư và đã trải qua 35 ngày giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 và 16 tăng cường.
Rào chắn nhà phòng lây nhiễm chéo Tại phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà, nơi ghi nhận hơn 220 ca Covid-19, chính quyền rào chắn từng nhà, ngăn người dân tiếp xúc. Ông Hoàng Sơn Trà, Chủ tịch UBND quận Sơn Trà, đánh giá thực trạng lây nhiễm chéo trong vùng phong tỏa xảy ra chủ yếu ở khu tái định cư cho hộ dân vạn đò, nhà chồ...