Đà Nẵng thí điểm triển khai phần mềm trực tuyến tuyển sinh lớp 10
Dự kiến, phần mềm này sẽ được triển khai thí điểm trong tháng 3 năm nay và được sử dụng chính thức cho kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2018-2019.
ảnh minh họa
Phần mềm tuyển sinh trực tuyến được đưa vào thực hiện nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ các trường THCS và THPT không phải đi lại nhiều trong suốt quá trình tổ chức kỳ thi. Đồng thời, nâng cao vai trò, trách nhiệm của trường THCS trong quá trình tổ chức thu nhận hồ sơ, cập nhật dữ liệu thí sinh, chịu trách nhiệm về tính chính xác dữ liệu của thí sinh đăng ký dự thi.
Học sinh và phụ huynh có thể tra cứu, kiểm tra thông tin đăng ký dự thi, kết quả thi, cũng như kiểm soát dữ liệu thí sinh và trường THPT chịu trách nhiệm hậu kiểm thông qua hệ thống tuyển sinh trực tuyến.
Theo VTV
Video đang HOT
Tuyển sinh lớp 10: Bao giờ sẽ thi thêm môn thứ 3?
Hiệu trưởng, giáo viên các trường THPT tại Hà Nội đều đồng tình với quan điểm, bên cạnh xét học bạ, thi hai môn Văn, Toán thì cần thi thêm môn thứ ba nhằm đảm bảo sự phát triển toàn diện, phù hợp với mục tiêu học gì thi nấy như hiện nay. Trong khi đó, học sinh cảm thấy thiệt thòi nếu bị tăng môn thi so với trước.
Trong năm học tới, học sinh hà Nội có thể sẽ phải thi thêm môn thứ 3
Phải có lộ trình
Nguyễn Thị Thùy Dương, học sinh lớp 8 tại một trường THPT Hà Nội cho rằng, nếu trong năm tới việc thi tuyển lên lớp 10 có thêm môn thứ 3 mà hiện tại chưa có bất cứ thông báo nào sẽ là sự thiệt thòi rất lớn cho Dương và các bạn cùng khóa. Dương cho rằng, lâu nay, việc xét cả điểm học bạ trong 4 năm THCS cũng khiến học sinh không dám lơ là việc học.
Cùng lúc, học sinh phải học rất nhiều môn, phải đảm bảo mức điểm giỏi để được cộng 5 điểm lúc xét tốt nghiệp đã rất áp lực với học sinh rồi. "Nếu trong năm tới, Hà Nội có chủ trương thi môn thứ ba thì học sinh phải được thông báo sớm, và cụ thể đó là môn thi nào. Hiện tại, cả giáo viên và học sinh đều chỉ "nghe đồn" mà không biết chính xác nên rất hoang mang", Dương nói.
Chị Trần Phương Lan ở Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân (Hà Nội) năm nay có con đang học lớp 8 tại Trường THCS Việt Nam - An giê ri cũng bày tỏ sự lo lắng vì có thể trong năm tới có quá nhiều sự thay đổi. Chị Lan phân tích, những năm trước, học sinh được cộng từ 0,5 đến 1,5 điểm học nghề vào xét tuyển lớp 10 thì nay có thông tin, điểm học nghề không được cộng.
"Trong khi đó, con lại có thể phải thi thêm một môn nữa, mà không chắc chắn là sẽ thi môn nào để gia đình có kế hoạch cho con học ôn, bồi dưỡng ngay từ lớp 8. Lên lớp 9 riêng học thêm 2 môn Toán, Văn đã chiếm nhiều thời gian", chị Lan nói. Cũng theo chị Lan, lên THPT học sinh chủ yếu học theo ban vì thế, nếu thi môn thứ 3 thì nên thi ngoại ngữ để học sinh có động lực học tốt môn học này để thi cử.
Ngoại ngữ hay bài thi tổng hợp?
Ông Nguyễn Quốc Bình, Hiệu trưởng Trường THPT Việt Đức cho biết, nhiều năm lại đây, học sinh khi vào lớp 10 có biểu hiện học lệch kiến thức rất rõ. Đa số học sinh học tốt Văn, Toán còn các môn khác giáo viên phải bỏ công sức kèm cặp rất nhiều. Điều này được lý giải bởi việc, trong quá trình học THCS học sinh tập trung ôn luyện hai môn chính mà lơ là những môn học khác. Cũng theo ông Bình, Hà Nội nên triển khai việc thi thêm môn thứ 3 và không nhất thiết phải thông báo sớm để học sinh có trách nhiệm học đều tất cả các môn.
Trong khi đó, hiệu trưởng một trường THPT khác cho rằng, để phù hợp với việc dạy học tích hợp thì nên có bài thi tổng hợp kiến thức. Đó không nhất thiết phải là Vật lý, Hóa học, Sinh học hay Lịch sử, Địa lý mà bài thi đó tổng hợp kiến thức liên môn. Thậm chí, riêng bài thi đó, Hà Nội hoàn toàn có thể ra đề dạng trắc nghiệm như đề thi THPT quốc gia cho học sinh làm quen. "Cùng với việc xét điểm học bạ thì việc làm bài thi tổng hợp kiến thức liên môn sẽ đánh giá được kiến thức, năng lực học sinh dễ dàng nhất", hiệu trưởng này nói.
Bà Lê Thị Thúy Nga, Hiệu trưởng trường Dịch vọng (Hà Nội cho rằng) cũng cho rằng, lâu nay, phụ huynh học sinh vẫn hay chú trọng học Văn, Toán mà chưa chú trọng các môn khác. Tuy nhiên, xét tuyển lên lớp 10 lâu nay vẫn xét điểm học bạ vì thế học sinh không hề học lệch ở các môn khác, ngoài Văn, Toán. Bởi điểm xét tuyển là điểm tính trung bình theo năm, em đạt năng lực giỏi toàn diện mới được cộng điểm tối đa và ở những mức năng lực khác được cộng điểm thấp hơn. Vì thế, nhà trường cũng chỉ đạo giáo viên học tập nghiêm túc ở các môn học khác, không có chuyện chỉ chăm chăm học Văn, Toán mà lệch các môn khác.
Bà Nga cho rằng, nếu thi môn thứ 3 cũng rất phù hợp tình hình học gì thi nấy như hiện nay. Tuy nhiên, môn thi thì nên chăng là môn Ngoại ngữ bởi lâu nay học sinh Việt Nam vẫn chưa có động lực về đầu ra nên việc học ngoại ngữ chưa hiệu quả.
Trước đó, trao đổi với Tiền Phong, ông Phạm Văn Đại, Phó giám đốc Sở GD&ĐT thông tin, trong thời gian tới, học sinh và lớp 10 có thể thi môn thứ ba. Hiện, Sở đang nghiên cứu và trình phương án cho UBND Tp Hà Nội xem xét, phê duyệt. Nếu được, phương án thi môn thứ 3 có thể áp dụng ngay trong năm học 2019-2020.
Lý giải về sự thay đổi này, ông Đại cho rằng, phương án xét học bạ và thi tuyển hai môn Toán, Văn được Hà Nội thực hiện 10 năm qua và đang bộc lộ nhiều hạn chế. Bởi trên thực tế, việc dạy học có nhiều thay đổi, phương án thi THPT quốc gia cũng thi nhiều môn, hướng học sinh đến phát triển năng lực toàn diện. "Do đó, việc thi thêm môn học là điều cần thiết tuy nhiên, môn thi thứ 3 là môn nào thì sở đang nghiên cứu. Có thể, đó là bài thi kiến thức nhiều môn khác nhau để thúc đẩy việc học tập toàn diện", ông Đại nói.
Cũng theo lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội, hiện nay việc thi thêm môn thứ 3 vẫn đang là phương án. Nếu có sự thay đổi trong năm học tới, đơn vị sẽ thông báo vào tháng 3 hàng năm để học sinh, nhà trường có kế hoạch dạy học phù hợp.
Theo TPO
Đà Nẵng thí điểm nhận trẻ từ 6 tháng tuổi 21 trường mầm non công lập ở Đà Nẵng sẽ thí điểm nhận trẻ từ 6 tháng tuổi từ năm học 2018 - 2019. Từ năm học 2018 - 2019, Đà Nẵng sẽ thí điểm nhận trẻ từ 6 - 18 tháng tuổi ở các quận, huyện của thành phố. Ảnh: HN Từ năm học 2018 - 2019, Đà Nẵng sẽ thí điểm...