Đà Nẵng: Tạp hóa đứt nguồn hàng khi được hoạt động trở lại
Ngày 1-9, nhiều cửa hàng tạp hóa tại TP Đà Nẵng cho hay đã đứt nguồn hàng thiết yếu như mì, phở gói, dầu ăn, nước mắm, muối… sau khi được TP cho phép hoạt động trở lại.
Bà Hà Thị Ngọc Hân, cửa hàng tạp hóa 104 Lê Lợi, Đà Nẵng, không mở cửa bán hàng vì đứt nguồn hàng thiết yếu – Ảnh: TẤN LỰC
Trước đó, chủ tịch UBND TP Đà Nẵng đã cho phép UBND các phường khảo sát và cho mở các cửa hàng tạp hóa trong khu vực thông thoáng, đảm bảo tốt các điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm và phòng chống dịch.
Ghi nhận tại phường Thạch Thang, quận Hải Châu, sáng 1-9 nhiều cửa hàng tạp hóa nằm trong danh sách được phép hoạt động vẫn còn đóng cửa. Một số cửa hàng khác có mở cửa nhưng không bán hoặc bán rất hạn chế vì hết nguồn hàng.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Đức Huấn, phó chủ tịch UBND phường Thạch Thang, cho biết đợt này chỉ cho phép mở cửa đối với 14 cửa hàng tạp hóa có mặt tiền thoáng, rộng, đáp ứng điều kiện phòng chống dịch và nguồn hàng hóa. Không cho phép các cửa hàng tạp hóa trong kiệt, hẻm diện tích chật hẹp, dễ lây lan dịch bệnh.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online , bà Hà Thị Ngọc Hân, cửa hàng tạp hóa 104 Lê Lợi, phường Thạch Thang, cho biết cửa hàng có vị trí thông thoáng, đảm bảo giãn cách nên được phường cho phép mở bán nhưng đành từ chối vì không nhập được hàng.
Theo bà Hân, các mặt hàng thiết yếu hiện nay như myì gói, phở gói, hàng gia vị như dầu ăn, nước mắm, muối và cá hộp, thịt hộp hiện đã không còn. Việc nhập hàng từ nhà phân phối gần như tê liệt vì không di chuyển được. Trong khi đó, nhu cầu mua sắm hàng thiết yếu của người dân hiện nay rất lớn.
Bà Hân kiến nghị TP Đà Nẵng có giải pháp cho phép các nhà cung ứng hàng thiết yếu được phép hoạt động vận chuyển để bơm hàng về hệ thống cửa hàng tạp hóa toàn thành phố, giúp giảm tải nhu cầu mua sắm người dân.
Tương tự, ông Bùi Anh Khánh, cửa hàng tạp hóa Mỹ Liên trên đường Ông Ích Khiêm, cho biết hầu như không còn các mặt hàng thiết yếu như đồ khô, dầu ăn, nước mắm. Để hệ thống tạp hóa nhanh chóng khôi phục năng lực bán hàng, ông Khánh kiến nghị có giải pháp giúp nhập hàng cho cửa hàng tạp hóa và nhanh chóng triển khai tiêm vắc xin cho hộ kinh doanh.
Bà Lê Thị Kim Phương, giám đốc Sở Công thương TP Đà Nẵng, cho biết sở đã gửi các quận huyện danh sách các nhà cung cấp hàng thiết yếu được phép hoạt động trong thời điểm giãn cách để chuyển xuống các phường giới thiệu cho hệ thống cửa hàng tạp hóa liên hệ nhập hàng.
Trong trường hợp các cửa hàng muốn nhập từ nguồn hàng riêng, qua mối quen thì tổng hợp danh sách các đầu mối nhập hàng, nhà cung cấp trình UBND các quận xem xét cấp thẻ cho các nhà cung cấp này được hoạt động vận chuyển, giao hàng trong địa bàn quận.
Trường Quân sự Quân khu 5 đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất
Sáng 10/4, tại Đà Nẵng, Trường Quân sự Quân khu 5 tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống (11/4/1961 - 11/4/2021) và đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất.
Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, Trung tướng Thái Đại Ngọc, Tư lệnh Quân khu 5 trao tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất cho Trường Quân sự Quân khu 5. Ảnh: VGP/Thế Phong
Đại tá Đỗ Thanh Xuân, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Trường Quân sự Quân khu 5 cho biết 60 năm trước, nhằm đáp ứng yêu cầu cơ bản và cấp bách đào tạo đội ngũ cán bộ cho lực lượng vũ trang (LLVT) Liên khu 5, tại khu rừng Tăk-pơ-răng (nước Bằng), thuộc xã Riêng (nay là thôn 1, xã Trà Giáp, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam), Trường Quân chính Liên khu 5 (nay là Trường Quân sự Quân khu 5) được thành lập. Vượt qua muôn vàn khó khăn, gian khổ, hy sinh, nhà trường đã tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, liên tục cung cấp cán bộ cho các mặt trận, trực tiếp góp phần cùng quân, dân Liên khu 5 và cả nước đánh Mỹ, ngụy, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
Hòa bình lập lại, nhà trường khẩn trương củng cố lại trường lớp để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho LLVT Quân khu 5 và Quân đội, tham gia xây dựng chính quyền cách mạng. Khi chiến tranh biên giới Tây Nam bùng nổ, Trường đã đào tạo, bổ túc được gần 2.000 cán bộ chỉ huy cấp phân đội, giúp nước bạn Campuchia thoát khỏi nạn diệt chủng, xây dựng thực lực bảo vệ đất nước Chùa Tháp.
Song hành cùng đất nước trong sự nghiệp đổi mới, chất lượng giáo dục - đào tạo, huấn luyện của Trường ngày càng được nâng lên; công tác nghiên cứu khoa học được đẩy mạnh, xây dựng nhà trường vững mạnh toàn diện có nhiều chuyển biến tích cực, tô thắm truyền thống "Đoàn kết, tự cường, kỷ cương, dạy tốt, học tốt, quyết thắng". Gắn bó với địa bàn đóng quân, Trường luôn làm tốt công tác chính sách, dân vận, tích cực phòng chống, ngăn chặn, đẩy lùi đại dịch COVID-19, tỏa sáng phẩm chất cao đẹp của "Bộ đội Cụ Hồ" quên mình vì Nhân dân phục vụ.
Với những thành tích to lớn, nhà trường đã được Đảng, Nhà nước, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 tặng thưởng 5 Huân chương Chiến công hạng Nhất, 2 Huân chương Chiến công hạng Nhì, 1 Huân chương Chiến công hạng Ba, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng Nhất và nhiều Cờ thi đua, bằng khen, giấy khen khác; được Chính phủ Vương Quốc Campuchia tặng thưởng 1 Huân chương Hữu Nghị, Nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào tặng thưởng 1 Huân chương Lao động hạng Nhì. Đặc biệt, tập thể trường và 2 cá nhân (đồng chí Hoàng Minh Thắng và đồng chí Quách Tử Hấp, nguyên Chính ủy và Hiệu trưởng đầu tiên của Trường) đã được phong tặng danh hiệu cao quý Anh hùng LLVT nhân dân. Kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống, nhà trường vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất.
Tại buổi lễ, thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, Trung tướng Thái Đại Ngọc, Phó Bí thư Đảng ủy, Tư lệnh Quân khu 5 trao Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất tặng nhà trường. Thay mặt Thường vụ Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 5, đồng chí ghi nhận, biểu dương và chúc mừng những thành tích của nhà trường trong 60 năm qua. Đồng chí bày tỏ niềm tin tưởng sâu sắc rằng, kỷ niệm 60 năm Ngày truyền và đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất là một vinh dự lớn lao, niềm tự hào của nhà trường, là động lực to lớn để cán bộ, chiến sĩ Trường Quân sự Quân khu 5 hôm nay nỗ lực phấn đấu, quyết tâm cao hơn nữa, ra sức xây dựng nhà trường ngày càng vững mạnh, mẫu mực, đáp ứng yêu cầu giáo dục - đào tạo thời kỳ mới, xứng dáng với danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân.
Lý do nhiều khu vực ở Đà Nẵng "khát" nước sinh hoạt Độ nhiễm mặn của Sông Cầu Đỏ lên đỉnh điểm, gần bằng 1/3 độ mặn của nước biển khiến nhiều khu vực trên địa bàn Đà Nẵng thiếu nước sinh hoạt. Thông tin trên báo Người Lao Động , trong các ngày 8-10/4, theo ghi nhận của phóng viên, một số khu vực tại các quận Sơn Trà, Cẩm Lệ, Ngũ Hành Sơn,...