Đà Nẵng: Tăng cường chấn chỉnh hoạt động dạy thêm, học thêm
Ngày 6/11, Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng cho biết: Hiện UBND TP chưa ban hành quy định về quản lý dạy thêm, học thêm theo Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT, Sở đã có văn bản đề nghị chính quyền các Quận, huyện trên địa bàn thành phố phối hợp tăng cường chấn chỉnh hoạt động này.
Cụ thể, Sở đã có đề nghị UBND các quận huyện chỉ đạo Phòng GD-ĐT và các ban, ngành liên quan tăng cường quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn kiểm tra, chấn chỉnh những sai phạm trong hoạt động dạy thêm, học thêm ở trường học, cán bộ, giáo viên của ngành dạy thêm và cả các cơ sở, cá nhân ngoài ngành. Đặc biệt, tránh để xảy ra tình trạng học sinh học 2 buổi/ngày vẫn phải đi học thêm, các cơ sở, cá nhân tổ chức dạy thêm nhưng chưa đảm bảo các điều kiện theo quy định.
Sở GD-ĐT Đà Nẵng đề nghị chính quyền các Quận, huyện trên địa bàn phối hợp chấn chỉnh hoạt động dạy thêm, học thêm.
Trong thời gian chờ UBND TP Đà Nẵng ban hành quy định về quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn theo Thông tư số 17 của Bộ và thay thế Quyết định QĐ số 38 của UBND TP. ban hành năm 2007 quy định về việc quản lý hoạt động này, Sở đã có văn bản hướng dẫn tạm thời đối với các cơ sở trực thuộc. Theo đó, đối với các cơ sở tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường đã được cấp phép trước đây, tạm thời được hoạt động theo đúng các quy định tại giấy phép do các Sở và Phòng GD-ĐT các Quận, huyện đã cấp.
Các tổ chức, cá nhân cho nhu cầu xin phép mở cơ sở dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường, yêu cầu làm hồ sơ xin cấp phép hoạt động. Sau khi có quy định của UBND TP, Sở và các Phòng GD-ĐT trực thuộc sẽ xem xét, thẩm định để quyết định cấp phép hay không.
Khánh Hiền
Video đang HOT
Theo dân trí
Quy định dạy thêm có dấu hiệu phá sản
Dù đã có dự báo trước nhưng sự thể lại chuyển biến quá nhanh, chỉ mới tròn 4 tháng ký ban hành (từ 16/5) và khâu triển khai chưa rốt ráo. Ở nhiều địa phương, UBND tỉnh còn chưa ban hành được quy định chính thức về vấn đề này thì những gì đang xảy ra trên thực tế cho thấy Thông tư số 17 của Bộ GD-ĐT quy định về dạy thêm, học thêm đã có biểu hiện của sự phá sản.
Ảnh: Lao động
Sự phá sản này thể hiện trước hết ở tính khả thi của một văn bản quy phạm pháp luật.
Ai cũng biết dạy thêm, học thêm hiện nay không còn là chuyện riêng của ngành GD-ĐT và từ lâu đã được khẳng định là một nhu cầu có thật xuất phát từ sự quá tải của chương trình giáo dục phổ thông và chế độ thi cử hiện hành của Việt Nam.
Dạy thêm thực tế còn là một nghề sạch sẽ, nhẹ nhàng nhưng mang lại thu nhập tương đối khá cao, thậm chí là rất cao cho một bộ phận không nhỏ giáo viên.
Thực tế, dạy thêm - học thêm đã trở thành một bộ phận cấu thành toàn bộ những hoạt động của xã hội Việt Nam từ sau đổi mới đến nay.
Dạy thêm - học thêm thực sự đang là ký sinh tương tác của nền giáo dục quốc dân Việt Nam... Như vậy, với một thông tư của Bộ GD-ĐT thì làm sao có thể điều chỉnh được? Chưa kể, trong thông tư này còn rất nhiều điểm không hợp lý và bất cập đã được công luận chỉ ra ngay khi nó còn là văn bản dự thảo.
Cứ tưởng, dạy thêm - học thêm được tổ chức trong nhà trường là dễ quản lý, dễ điều chỉnh nhất và không phát sinh tiêu cực nhưng thực tế thì sao? Có thể khẳng định ngay: Không phải vậy.
Đâu phải chỉ các trường đóng ở các thành phố, thị xã, thị trấn mới có dạy thêm - học thêm mà ở đâu cũng có trừ những nơi những nơi đặc biệt khó khăn như miền núi, hải đảo, vùng dân tộc ít người....
Ban giám hiệu (BGH) trường nào cũng cùng lúc làm hai nhiệm vụ quản lý các hoạt động giáo dục chính khóa và dạy thêm - học thêm.
Nhiều trường vẫn giữ nguyên hình thức và cơ chế quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm như trước khi có quy định mới mà không cần phải thay "bình mới".
Chuyện cho học sinh làm đơn "tự nguyện xin học thêm" có từ lâu bất quá bây giờ nhà trường soạn thêm mấy câu có nội dung liên quan đến quy định mới về dạy thêm - học thêm.
Có lẽ trong những cái thuộc về hình thức thì "làm đơn tự nguyện xin học thêm" là hình thức nhất. Nhưng đâu phải học sinh muốn học thêm môn nào thì tùy ý mà "chọn một môn phải học hết các môn". Và, quy định "tổ chức các lớp học thêm theo trình độ" thật sự là bất khả thi nếu không muốn nói là không tưởng. Tất cả lớp học thêm cũng chính là lớp chính khóa và nội dung dạy thêm - học thêm, một phần là chương trình chính khóa.
Lại nữa, giáo viên được bố trí dạy thêm chính lớp mình dạy chính khóa mà trong đó không ít người yếu kém về năng lực chuyên môn. Về phía học sinh và gia đình, đâu phải tất cả đều muốn học thêm. Hãy làm thử một cuộc điều tra xã hội sẽ thấy kết quả rất bất ngờ. Qua đó, cho thấy mong muốn được dạy thêm - học thêm lại xuất phát từ nhà trường và bản thân một số giáo viên. Tất cả "vì HS thân yêu" chỉ là câu nói cửa miệng còn vì thành tích và vì có thêm thu nhập mới là thực chất của vấn đề.
Còn dạy thêm - học thêm ngoài nhà trường thì sao? Người dạy đa số vẫn là giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập. Nhiều giáo viên vẫn tổ chức dạy thêm ở nhà cho học sinh chính khóa của mình dù nhiều hiệu trưởng khẳng định "chưa cấp phép cho ai" và "chỉ cấp phép cho những giáo viên dạy giỏi sau khi kiểm tra cơ sở vật chất dạy và học đạt yêu cầu". Tất nhiên ở những lớp học này giờ thì "kín đáo" hơn.
Bên cạnh đó, một số giáo viên đã linh hoạt chuyển đổi phương thức hoạt động cho phù hợp với quy định mới mà vẫn bảo toàn được nguồn thu và còn được thêm nhiều cái lợi khác.
Thay vì mở lớp tại nhà với sĩ số lên đến vài chục học sinh mỗi ca, vừa phải xin và chờ cấp phép lại phải đáp ứng yêu cầu về cơ sở vật chất mà trong thực tế rất ít nơi dạy thêm ở nhà của giáo viên nào đạt được học chuyển sang dạy kèm hay nói cách khác là làm "gia sư" chừng 3 hoặc 4 học sinh mỗi ca tại nhà của các em.
Tất nhiên, 3 hoặc 4 học sinh phải là con em của những gia đình khá giả, giàu có để có thể "tự nguyện" đóng khoản học phí bằng với vài chục học sinh bình thường. Người dạy lại chẳng cần phải xin phép cũng không phải lo về cơ sở vật chất. Với cách làm này trong khi khẳng định "dạy thêm - học thêm là một nhu cầu có thật" thì sự thua thiệt lại giáng xuống những học sinh con nhà nghèo hoặc có khó khăn về kinh tế.
Dạy thêm - học thêm là một nhu cầu có thật, xưa nay vẫn thế nhưng cái kiểu đang diễn ra ở nước ta hiện nay là không bình thường, đã trở thành bệnh nhưng không phải là loại cảm sốt thông thường, tuy chưa phải là nan y nhưng rõ ràng là khó trị.
Ai cũng biết, có chẩn đúng "căn" của bệnh rồi cho đúng thuốc thì mới trị được bệnh. Phương thuốc "Thông tư 17" mà Bộ GD-ĐT đã bốc và đang điều trị cho "con bệnh" dạy thêm - học thêm thực tế đã không làm thuyên giảm bệnh tình mà còn gây tác dụng phụ, phát sinh thêm nhiều biến chứng nguy hiểm. Cần thiết phải có một cuộc hội chẩn mới ở một "hội đồng y khoa" cấp cao hơn để tìm ra cho được nguyên nhân bệnh lý và kê đúng thuốc mới hy vọng đẩy lùi được con bệnh dạy thêm - học thêm này.
Lê Minh Hoàng (Trường THPT Long Bình, Gò Công Tây, Tiền Giang)
Theo VNN
Dồn 32 học sinh vào phòng trọ 12 m2 để dạy thêm Vào lúc 16 giờ ngày 4.11, PV Thanh Niên đã chứng kiến tại một phòng trọ 12 m2 trên đường Tuyên Quang, TP.Phan Thiết (Bình Thuận) có đến 32 học sinh khối 9 Trường THCS Nguyễn Trãi (TP.Phan Thiết) đang nghe cô Trần Thị Kim Tuyến (giáo viên chủ nhiệm, dạy môn Toán lớp 9/A7 Trường THCS Nguyễn Trãi) giảng bài. Trong đó,...







Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Đám cưới đột ngột của cặp sao gen Z: Cô dâu suýt khóc khi thực hiện 1 nghi lễ!
Sao việt
23:18:13 12/04/2025
Nga phát động cuộc tấn công mùa xuân mới khi Ukraine tái xâm nhập vùng Belgorod
Thế giới
23:01:51 12/04/2025
Xem lại Tây Du Ký 50 lần tôi mới nhận ra sự thật không ngờ đằng sau: Tôn Ngộ Không bị oan suốt 39 năm
Hậu trường phim
22:58:52 12/04/2025
Động thái của Matic sau màn chế nhạo Onana
Sao thể thao
22:47:59 12/04/2025
Em gái của nàng công chúa đẹp nhất Châu Âu chọn lối đi riêng, không theo con đường của chị gái
Netizen
22:47:45 12/04/2025
Xe tải lật ngang giữa đường, tài xế may mắn thoát chết
Tin nổi bật
20:05:27 12/04/2025
Áo sát nách luôn là lựa chọn năng động và mát mẻ cho ngày hè
Thời trang
19:08:10 12/04/2025
NSND Hồng Vân nói về 'cái khó' khi lấy chồng cùng nghề
Tv show
18:49:03 12/04/2025
4 cô gái BlackPink tái xuất, xác nhận phát hành album mới
Nhạc quốc tế
18:15:07 12/04/2025
Vì sao Trung Quân Idol từng nói không hát nhạc Bùi Anh Tuấn?
Nhạc việt
18:13:04 12/04/2025