Đà Nẵng: Mức án 19 năm tù cho 3 đối tượng đưa người Trung Quốc nhập cảnh trái phép
Ngày 29/8, Tòa án nhân dân TP Đà Nẵng tiến hành xét xử 3 bị cáo liên quan vụ án tổ chức cho người nhập cảnh Việt Nam trái phép.
Theo Cáo trạng tại toà, ngày 11/7/2020, Cơ quan An ninh điều tra phối hợp Phòng An ninh Đối ngoại và Phòng quản lý xuất nhập cảnh Công an TP Đà Nẵng tiến hành kiểm tra hành chính tại nhà số 39 Dương Tử Giang (phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng).
Tại đây phát hiện 4 người quốc tịch Trung Quốc, gồm: Chen Xian Fa (SN 1993), Wang Wen Di (SN 1993), Chen Shuang Gui (SN 1994) và Wang Jiang Bo (SN 1989). Những người này đều không có hộ chiếu, thị thực và không khai báo tạm trú tại địa phương.
Bị cáo Chen (giữa) và Hồ Thị Thu Trinh (trái) và Huỳnh Ngọc Diễm (phải) tại phiên xét xử. Ảnh: Báo CAĐN.
Tiến hành điều tra, các đối tượng, khai nhận: Ngày 23/6/2020, Chen Xian Fa đang ở Trung Quốc đã liên hệ qua mạng Wechat với Hồ Thị Thu Trinh (SN 1996, trú xã Tam Vinh, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam) – đang ở tại Đà Nẵng, để hỏi thuê một căn nhà có 3 phòng ngủ để ở.
Biết Chen không có thị thực để nhập cảnh vào Việt Nam, nhưng Trinh vẫn đồng ý tìm nhà cho thuê. Sau đó Trinh liên hệ với Huỳnh Ngọc Diễm (SN 1979, trú quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng) để thuê nhà số 39 Dương Tử Giang của ông Kiều Đình Thuận với giá 19 triệu đồng/ tháng trong thời gian 3 tháng.
Thuê xong, Trinh và Diễm thống nhất nâng giá hợp đồng lên 23 triệu đồng/tháng, nhằm hưởng tiền chênh lệch và thông báo cho Chen biết.
Video đang HOT
Ngày 28/6/2020, từ Nam Ninh (tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc), Chen rủ thêm Wang Wen Di, Chen Shuang Gui và Wang Jiang Bo nhập cảnh trái phép vào Việt Nam với mục đích làm công việc quảng cáo bán hàng giúp cho Chen trên Wechat, QQ…
Cùng ngày, cả 4 người này đón xe từ Quảng Tây đi đến vùng biên giới gần cửa khẩu Hữu Nghị rồi đi bộ theo một lối nhỏ ra đường chính và được một lái xe người Việt Nam đón chở về nhà 39 Dương Tử Giang do Trinh, Diễm thuê trước đó.
Căn nhà số 39 Dương Tử Giang mà Chen nhờ Trinh và Diễm thuê để ở sau khi nhập cảnh trái phép vào Đà Nẵng. Ảnh: T.Hằng.
Trong quá trình lưu trú tại đây, nhóm của Chen nhờ Trinh và Diễm mua đồ dùng cá nhân, thực phẩm phục vụ sinh hoạt hàng ngày, cho đến khi bị cơ quan công an phát hiện vì nhập cảnh, lưu trú bất hợp pháp.
Ngoài ra, các đối tượng này khai nhận, trong năm 2019 đã 2 lần tổ chức đưa người nhập cảnh trái phép vào Việt Nam. Cụ thể, tháng 8/2019 và đầu tháng 12/2019, Chen từ Trung Quốc cùng với một người Trung Quốc có tên A.Jun được Trinh và Diễm phối hợp giúp nhập cảnh trái phép vào Việt Nam thuê nhà 84 Tuy Lý Vương (phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng), trong thời gian 3 tháng – với giá 23 triệu đồng/tháng.
Khi thuê nhà để ở thì cả hai không có bất cứ giấy tờ gì hợp pháp, Trinh và Diễm môi giới cho thuê, cũng không báo với chính quyền địa phương…
Tại phiên tòa, cả 3 bị cáo Chen, Trinh và Diễm đều khai nhận hành vi phạm tội của mình.
Kết thúc phiên tòa, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt Chen mức án 8 năm tù, Hồ Thị Thu Trinh mức án 6 năm tù và Huỳnh Ngọc Diễm mức 5 năm tù về về tội “Tổ chức cho người khác nhập cảnh Việt Nam trái phép”.
Tòa tuyên tịch thu số tiền 214.850.000 đồng do Trinh và Diễm thu lợi từ việc cho thuê nhà, thuê xe máy mà có. Ngoài ra, tòa tuyên phạt bổ sung bị cáo Chen số tiền 50 triệu đồng; Trinh và Diễm mỗi bị cáo mức tiền 40 triệu đồng.
Truy tận gốc vụ người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam
Vụ việc xảy ra ở Quảng Nam, Đà Nẵng là một mối đe dọa, cảnh báo trong việc kiểm soát tình hình nhập cảnh hiện nay.
Đó là hành vi nguy hiểm, bất chấp quy định về luật pháp cũng như công tác phòng ngừa dịch bệnh của Việt Nam, đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội nói.
Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa
Ông thấy sao trước những lo ngại về nguy cơ dịch bệnh từ việc nhập cảnh trái phép diễn ra ở Quảng Nam, Đà Nẵng vừa qua?
Có thể nói, việc phòng chống dịch bệnh COVID-19 của Việt Nam rất thành công cho đến thời điểm này. Tuy nhiên chúng ta cũng không thể chủ quan được, bởi nhiều quốc gia trên thế giới vẫn đang bùng phát, đe dọa với số người nhiễm và tử vong không ngừng tăng lên. Đây là một nguy cơ lớn, đặc biệt quá trình nhập cảnh vào Việt Nam tiềm ẩn mầm bệnh rất cao. Nếu chúng ta không xét nghiệm, cách ly kỹ càng người nhập cảnh, dễ dẫn đến nguy cơ lây lan ra cộng đồng, lan truyền từ tỉnh này qua tỉnh kia, rất nguy hiểm.
Sự việc xảy ra ở Quảng Nam, Đà Nẵng là một ví dụ điển hình, cũng là một sự đe dọa, cảnh báo trong việc kiểm soát tình hình nhập cảnh hiện nay. Đó là hành vi nguy hiểm, bất chấp quy định về luật pháp cũng như công tác phòng ngừa dịch bệnh của Việt Nam. Thực tế trên đặt ra vấn đề cần phải làm rõ, xem những người nhập cảnh trái phép đã đi bằng đường nào. Việc ngăn chặn, phòng ngừa ra sao mà để nhập cảnh trái phép lại không hề hay biết? Tại sao chỉ khi họ đến Đà Nẵng, Quảng Nam mới phát hiện được?
Việc đề cao cảnh giác, trách nhiệm là điều cấp thiết và vô cùng quan trọng. Do vậy cần phải truy cho rõ nguồn gốc vụ việc, qua đó quy trách nhiệm cụ thể từng tổ chức cá nhân liên quan. Đặc biệt, cần phải rà soát, kiểm tra xem có tình trạng đối tượng lợi dụng sự mất cảnh giác mà trốn sang không. Hay có sự móc ngoặc với những người có chức trách ở khu vực biên giới hay không. Cần truy tới tận cùng gốc rễ của vấn đề, làm rõ, xử lý nghiêm để răn đe, phòng ngừa, đảm bảo không còn tình trạng này xảy ra sau này.
Còn về trách nhiệm của địa phương, chính xác hơn phải là trách nhiệm của chính quyền tại nơi họ đi ở khu vực biên giới. Vì nếu không kiểm soát tốt ngay tuyến đầu, họ nhập cảnh trái phép, rồi cư trú vào nhà anh A, anh B nào đó thì rất khó phát hiện kịp thời. Nên phải xem có móc ngoặc, tiếp tay để cho các đối tượng vượt biên trái phép không, nếu có, tùy mức độ mà xử lý trách nhiệm.
Công an không loại trừ khả năng có đường dây đưa người trái phép vào nước ta với những mục đích khác nhau...
Đúng vậy. Nghi ngại này cần phải làm cho rõ. Nếu thực sự có đường dây đưa người nhập cảnh trái phép càng phải truy cứu trách nhiệm hình sự, xử lý đến nơi đến chốn, thậm chí phải có tình tiết tăng nặng trong bối cảnh phòng ngừa dịch bệnh hiện nay.
Nguy hiểm ở chỗ, nếu địa phương này, khu vực này có đường dây, thì nơi khác, địa phương khác cũng có thể xảy ra tương tự. Quảng Nam, Đà Nẵng phát hiện ra, còn những tỉnh, thành khác có không? Phải coi đây là một sự cảnh báo chung đối với những địa phương có khu vực đường biên giới, nơi có người nhiều người Trung Quốc du lịch, lưu trú.
Liên quan đến nhóm người Trung Quốc nhập cảnh vào Việt Nam, cơ quan điều tra Công an thành phố Đà Nẵng đã khởi tố vụ án tổ chức cho người khác nhập cảnh trái phép vào Việt Nam.
Trong khi đó, Công an tỉnh Quảng Nam cũng đang phối hợp với Sở Ngoại vụ tỉnh để điều tra, làm rõ.
Theo công an, qua lời khai ban đầu, họ nhập cảnh vào Việt Nam bằng đường bộ (đường mòn lối mở). Trong số 21 người Trung Quốc được phát hiện, có 17 người không giấy tờ. Nhóm người này đi bằng đường bộ từ Bắc vào Nam rồi lưu trú lại tại Quảng Nam. Công an nhận định, nhiều khả năng đây là một đường dây đưa người vượt biên và có một người làm "đầu nậu" giữ hộ chiếu của những người này.
Hiện Công an Quảng Nam đang phối hợp với Công an Đà Nẵng điều tra xem nhóm đối tượng nhập cảnh trái phép này có nằm trong một nhóm vượt biên từ Trung Quốc qua Việt Nam hay không. Nhóm đối tượng nhập cảnh trái phép được phát hiện khi công an kiểm tra hành chính, qua tin báo của người dân. Sau khi bị truy bắt, nhóm đối tượng được đưa vào khu cách ly tập trung, xét nghiệm lần 1 cho kết quả âm tính với COVID- 19.
Khởi tố vụ án nhập cảnh trái phép liên quan người Trung Quốc Công an TP Đà Nẵng đã khởi tố vụ án "Tổ chức cho người khác nhập cảnh vào Việt Nam trái phép" Tối 21-7, Công an TP Đà Nẵng đã thông tin chính thức về vụ việc người Trung Quốc nhập cảnh trái phép. Theo đó, ngày 11-7, Công an TP Đà Nẵng tiến hành kiểm tra hành chính tại 39 Dương Tử...