Đà Nẵng: Không xét vượt cấp cho cậu bé lớp 1 giải được toán lớp 3
Hôm nay 5/10, ông Nguyễn Đăng Ngưng, Trưởng phòng GD-ĐT Q. Hải Châu (Đà Nẵng) cho biết đã có công văn trình Sở GD-ĐT TP về kết quả khảo sát học sinh xin học vượt lớp của UBND Q. Hải Châu đối với em Nguyễn Phúc Trường, HS lớp 1 giải được toán lớp 3.
Theo đó, qua khảo sát và tư vấn đối với em Nguyễn Phúc Trường và phụ huynh là bà Phan Thị Tư trong ngày 3/10, đoàn khảo sát UBND Q. Hải Châu đã có kết luận và đề nghị cho cháu Trường học tiếp lớp 1. Điều này nhằm giúp cháuhoàn thiện các kiến thức, kỹ năng đúng lứa tuổi và phù hợp tâm lý.
Mới vào lớp 1 đã giải được Toán lớp 3 song cháu Trường được đề nghị cho học tiếp lớp 1 thay vì vượt lớp để hoàn thiện kiến thức, kỹ năng đúng lứa tuổi.
Video đang HOT
Theo kết quả khảo sát mới nhất (ngày 3/10) về học sinh xin học vượt lớp của đoàn khảo sát UBND Q. Hải Châu, đối với 2 môn Tiếng Việt và Toán, cảToán, đọc và viết Tiếng Việt, em Trường đều đạt 9 điểm. Em thực hiện tốt kỹ năng tính toán số học, đọc tốt văn bản, tốc độ đọc đảm bảo. Tuy nhiên, kỹ năng trả lời câu hỏi chưa tốt, kỹ năng phân biệt âm, vần, kỹ năng viết câu chưa đảm bảo.
Về các môn Tự nhiên & xã hội, Đạo đức, Nghệ thuật, em Trường thể hiện kỹ năng giao tiếp về ngôn ngữ nói, nghe viết còn hạn chế về diễn đạt. Các thao tác xé dán thủ công cũng chưa phù hợp. Ngoài ra, dù em biết được 3 màu cơ bản nhưng chưa đạt yêu cầu về kiến thức, vẽ tranh theo đề tài.
Về các điểm còn thiếu sót như trên của em Trường, qua trao đổi làm việc với đoàn khảo sát, phụ huynh học sinh đã nêu ý kiến: gia đình giao toàn quyền quyết định cho đoàn khảo sát kết luận về việc cháu được học vượt lớp hay không. Tuy nhiên, gia đình khi gửi đơn xin nhà trường là đã xác định cho con học vượt lớp theo nguyện vọng của cháu. Gia đình hứa sẽ tự bổ sung những kiến thức và kỹ năng mà đoàn khảo sát nhận xét cháu con thiếu.
Song các thành viên tham gia đoàn khảo sát cũng nêu ý kiến tư vấn, cân nhắc: Kiến thức, kỹ năng của em Trường còn chưa đồng bộ ở tất cả các bộ môn. Nếu không cho trẻ học lớp 1 sẽ có nhiều nội dung bị bỏ qua. Những khiếm khuyết về kiến thức khi học vượt lớp sẽ khó khăn cho cháu và cô giáo.
Gia đình quan tâm kèm cặp cháu là tốt nhưng nếu học nhiều quá sẽ ảnh hưởng đến thời gian vui chơi giải trí của cháu, là quyền lợi chính đáng của trẻ em. Do đó, cần xem xét kỹ để cháu phát triển toàn diện, tránh những áp lực không cần thiết có thể xảy ra trong tâm lí của trẻ.
Các thành viên trong Đoàn khảo sát cho rằng việc học quá nhiều có thể ảnh hưởng đến thời gian vui chơi, giải trí-quyền lợi của trẻ em
Vấn đề học trước tuổi có ảnh hưởng tâm lý trẻ như thế nào thì chưa có tài liệu chính thống nhưng những hụt hẫng của thần đồng dẫn đến hậu quả đáng tiếc đã từng xảy ra ở nhiều nơi.
Giáo viên chủ nhiệm lớp em Trường đang học cũng cho biết: Cháu thể hiện là một học sinh có hiểu biết rộng về tự nhiên và xã hội, nhanh nhẹn và thông minh. Song kỹ năng giáo tiếp và kỹ năng sống của cháu còn giới hạn. Trước đây, đến lớp cháu phát biểu rất sôi nổi, hăng hái. Nhưng sau này, khi dư luận, báo chí quan tâm, cháu bắt đầu có biểu hiện chán, lười phát biểu…
Qua khảo sát, trao đổi, cân nhắc các ý kiến, đoàn khảo sát đã có kết luận: Để cháu được phát triển một cách toàn diện, có nền tảng kiến thức, kỹ năng vững chắc; tránh áp lực tâm lý và để cháu được quyền vui chơi giải trí theo lứa tuổi, kết luận nên cho cháu học tiếp chương trình lớp 1.
Đồng thời, giao trách nhiệm cho nhà trường và giáo viên chủ nhiệm xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nâng cao môn Toán để cháu phát huy năng lực, phát triển tốt về tư duy, trí tuệ vào các buổi học thứ hai trong tuần.
Theo DT