Đà Nẵng: Hàng loạt người dân tố giác đầu tư tiền thật chỉ nhận tiền ảo
Công an TP.Đà Nẵng nhận được hàng loạt đơn tố giác của người dân Quảng Nam và Đà Nẵng liên quan đến hành vi chiếm đoạt tài sản bằng hình thức đầu tư đồng tiền kỹ thuật số ( tiền ảo).
Ngày 12.3, Công an TP.Đà Nẵng cho biết, thời gian vừa qua, đơn vị này đã tiếp nhận nhiều đơn tố giác của người dân liên quan đến hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của các đối tượng tội phạm thông qua việc đầu tư đồng tiền kỹ thuật số (tiền ảo) như Bitcoin, Daycoin… Ngoài việc gây thiệt hại tài chính cho các nạn nhân, hành vi trên còn ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thành phố.
Theo đó, Công an TP.Đà Nẵng nhận được đơn tố giác của chị L.T.Long (trú Quảng Nam,) khi chị này đã đưa số tiền 25 triệu đồng cho một người tên Văn để người này kích hoạt gói đầu tư 1.000 USD vào tài khoản đầu tư tiền ảo Daycoin. Đồng thời, chị Long nhận làm công việc tìm kiếm, tư vấn và giới thiệu người khác tham gia đầu tư dự án tiền ảo Daycoin.
Qua thời gian đi làm, chị Long không có tiền lương cơ bản mà nhận được lãi 10% trên số tiền đầu tư và nhận thêm hoa hồng 10% (bằng tiền ảo Daycoin) khi giới thiệu người đầu tư mới. Trong quá trình làm việc, chị Long đã đầu tư thêm 150 triệu đồng và giới thiệu được 3 người tham gia đầu tư.
Hàng loạt người dân Quảng Nam và Đà Nẵng làm đơn tố giác hành vi lừa đảo lấy tiền thật trả tiền ảo. Ảnh: Lam Hàn
Video đang HOT
Tương tự như trường hợp chị Long, tại TP.Đà Nẵng còn hàng chục người tham gia đầu tư bằng cách lấy tiền thật mua tiền ảo như chị T.N.L (SN 1995) đầu tư tổng số tiền 390 triệu đồng cho một người tên Vy, anh V.T.T (SN.1998) đầu tư 120 triệu đồng cho người tên Văn, anh T.T.M.T (SN 1998) đầu tư số tiền 158,5 triệu đồng cho người tên Văn.
Công an TP.Đà Nẵng cho hay, tất cả những người nhận tiền thật để kích hoạt tài khoản tài khoản tiền ảo cho người đầu tư đều không rõ lai lịch, địa chỉ. Vì vậy, việc điều tra, xác minh, làm rõ đối tượng phạm tội hiện gặp rất nhiều khó khăn. Ngoài ra, qua điều tra, xác minh cho thấy, hiện tại những người tố cáo khi đầu tư tiền thật vào tài khoản tiền ảo vẫn nhận đủ lãi hàng tháng vào “ví tiền ảo” và tài khoản tiền ảo vẫn còn nguyên. Tuy nhiên, điều đáng nói, đến nay, những người đầu tư muốn rút khỏi dự án tiền ảo Daycoin thì chỉ có thể rút tiền trong tài khoản đầu tư về “ví tiền ảo” mà không rút được tiền mặt như lời hứa hẹn của những người giới thiệu và thuyết trình về dự án Daycoin…
Trước tình trạng trên, Công an TP.Đà Nẵng khuyến cáo người dân không nên đầu tư vào tài khoản tiền ảo bởi rủi ro rất cao vì bên mua thanh toán bằng tiền thật, còn bên bán lại bán ra thứ tiền ảo. Trong khi nhà nước chưa có bất kỳ văn bản pháp luật nào đưa ra khái niệm và quy định cụ thể về tiền kỹ thuật số (tiền ảo) và tài sản ảo. Pháp luật cũng chưa có quy định và chế tài xử lý việc đầu tư tiền ảo, và việc đầu tư tiền cũng không được pháp luật bảo hộ.
Theo Danviet
Cấm nhập máy đào tiền ảo có triệt hạ được các trò lừa đảo?
Trong khi vụ lừa đảo máy đào tiền ảo đa cấp Sky Mining nổ ra với hậu quả đang còn ngổn ngang thì loại thiết bị này bỗng dưng... ngừng nhập về Việt Nam.
Một dàn máy đào tiền ảo ở Đắk Lắk. Ảnh: Lại Thành Tuyên.
Theo số liệu thống kê từ Cục Hải quan TPHCM, từ đầu năm đến ngày 10.6.2018, đã có 3.664 máy đào tiền ảo được làm thủ tục nhập vào Việt Nam. Còn năm 2017, có hơn 7.000 máy nhập về. Thế nhưng từ đầu tháng 7.2018 tới nay, việc này ngưng hẳn...
Đông thái bất ngờ này được cho rằng liên quan tới một đề xuất của Bộ Tài chính về việc tạm ngừng cho nhập máy đào tiền ảo vào Việt Nam vì một số lí do, trong đó có yếu tố pháp lí là luật pháp hiện hành ở Việt Nam cấm sản xuất, lưu thông, giao dịch các loại tiền ảo. Tuy nhiên, khi quyết định tạm ngừng còn chưa chính thức ban hành, thực tế máy đào tiền ảo cũng đã ngưng nhập vào Việt Nam.
Máy đào tiền ảo và hành vi sản xuất, giao dịch, lưu thông tiền ảo hoàn toàn khác nhau vì thế cần phải có một quyết định từ cấp Chính phủ một khi muốn tạm ngừng nhập loại thiết bị này. Loại thiết bị này nhập vào Việt Nam chủ yếu là máy đào Bitcoin và Litecoin.
Còn có một thực tế khác, dân đào tiền ảo dù là cá nhân hay tổ chức, khi họ thu được thành quả, tiền ảo bị cấm giao dịch, lưu thông tại Việt Nam thì họ vẫn hoàn toàn có thể giao dịch mua bán trên các sàn tiền ảo thế giới và không ảnh hưởng gì tới thị trường Việt Nam.
Việc tạm ngừng cho nhập máy đào tiền ảo vào Việt Nam có giúp hạn chế tình trạng lừa đảo tiền ảo được hay không? Tới thời điểm này, vụ lừa đảo thông qua việc kêu gọi đầu tư vào máy đào tiền ảo theo kiểu đa cấp mới có một vụ vỡ lỡ là Sky Mining. Nhưng cần xác định rõ rằng, cái máy cũng chỉ là một thiết bị vận hành theo quyết định hay sự tác động của con người. Sự lừa đảo là do con người chứ không phải do cái máy.
Các vụ lừa đảo tiền ảo nói chung và vụ lừa đảo Sky Mining nói riêng xảy ra cũng do một phần lỗi từ những người đầu tư vì có lòng tin mù quáng chạy theo lòng tham với sự hứa hẹn lợi nhuận "khủng". Chắc chắn rằng, dù có quyết định tạm ngừng cho nhập các loại máy đào tiền ảo cũng sẽ không ngăn chặn được những vụ lừa đảo một khi những kẻ có ý đồ lừa đảo vẫn còn đó không bị ngăn chặn từ trong trứng nước các kế hoạch cùng mưu mô của chúng, và những người chơi tiền ảo thì vẫn mê man trong lòng tham vô độ chưa chịu thức tỉnh.
THẾ LÂM
Theo LĐO
Một dàn máy đào tiền ảo ở Đắk Lắk. Ảnh: Lại Thành Tuyên.
Đường dây đánh bạc ngàn tỉ: 43 triệu tài khoản sát phạt gần 10.000 tỉ đồng Đường dây đánh bạc ngàn tỉ do 2 "ông trùm" Nguyễn Văn Dương và Phan Sào Nam điều hành có khoảng 43 triệu tài khoản, số tiền nạp vào hệ thống để sát phạt gần 10.000 tỉ đồng. Ngày 15-11, phiên tòa xét xử sơ thẩm cựu Trung tướng Phan Văn Vĩnh (cựu Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát - Bộ Công...