Đà Nẵng: Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông
UBND TP Đà Nẵng vừa ban hành Kế hoạch thực hiện đề án Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2019-2025 trên địa bàn thành phố.
Theo đó, đề án nhằm nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp trong giáo dục phổ thông, từ đó phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và trung học phổ thông vào học các trình độ giáo dục nghề nghiệp phù hợp, đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực của thành phố.
Học sinh tham gia ngày hội tư vấn tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp do Sở Lao động – Thương binh và Xã hội TP Đà Nẵng tổ chức.
Kế hoạch đặt mục tiêu đến năm 2020, sẽ có khoảng 50% trường trung học cơ sở, 50% trường trung học phổ thông tại thành phố có chương trình giáo dục hướng nghiệp gắn với hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của địa phương; có khoảng 50% trường trung học cơ sở, 50% trường trung học phổ thông có giáo viên kiêm nhiệm làm nhiệm vụ tư vấn hướng nghiệp đáp ứng yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ. Đặc biệt, có ít nhất 20% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ chứng chỉ nghề, sơ cấp, trung cấp; ít nhất 20% học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ cao đẳng, đại học kỹ thuật.
Đến năm 2025, TP Đà Nẵng phấn đấu 100% trường trường trung học cơ sở và trung học phổ thông có chương trình giáo dục hướng nghiệp gắn với sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của địa phương; 100% trường trường trung học cơ sở và trung học phổ thông có giáo viên kiêm nhiệm làm nhiệm vụ tư vấn hướng nghiệp đáp ứng yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ. Phấn đấu có ít nhất 30% học sinh tốt nghiệp trường trung học cơ sở tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ chứng chỉ nghề, sơ cấp, trung cấp; đồng thời, ít nhất 35% học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ cao đẳng, đại học kỹ thuật.
Video đang HOT
UBND thành phố giao Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, các ngành, đơn vị liên quan triển khai kế hoạch thực hiện đề án Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông. Đồng thời, đề nghị các trường cao đẳng, trung cấp, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp, Giáo dục thường xuyên đưa vào chương trình đào tạo của các khoa, ngành học các nội dung về giáo dục hướng nghiệp, định hướng phân luồng cho học sinh phổ thông, thu hút học sinh đăng ký tham gia học nghề…
BM
Theo baodansinh
Hòa Bình: Trường trung học phải có giáo viên làm nhiệm vụ tư vấn hướng nghiệp
Từ năm học 2019-2020, Sở GD&ĐT Hòa Bình yêu cầu mỗi trường trung học có ít nhất 1 giáo viên kiêm nhiệm, phối hợp với đoàn thanh niên của trường làm nhiệm vụ tư vấn hướng nghiệp.
Ảnh minh họa/internet.
Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ hoạt động giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục nghề phổ thông và thi nghề phổ thông năm học 2019-2020 của Sở GD&ĐT Hòa Bình đã nêu rõ yêu cầu về phát triển đội ngũ giáo viên kiêm nhiệm làm nhiệm vụ tư vấn, hướng nghiệp trong các trường trung học.
Theo đó, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên kiêm nhiệm làm công tác giáo dục hướng nghiệp về kiến thức, kỹ năng tư vấn, phương pháp tư vấn hiện đại với sự trợ giúp của công nghệ thông tin, để có thể tư vấn cho tất cả học sinh lớp 9 cấp THCS và học sinh cấp THPT.
Từ năm học 2019-2020, Sở GD&ĐT yêu cầu mỗi trường trung học có ít nhất 1 giáo viên kiêm nhiệm, phối hợp với Đoàn thanh niên của trường làm nhiệm vụ tư vấn hướng nghiệp.
Hiệu trưởng các đơn vị trường học căn cứ căn cứ Quyết định số 16/QĐ-BGDĐT, các văn bản hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, căn cứ tình hình thực tế của nhà trường quy định số tiết được hưởng cho giáo viên làm công tác kiêm nhiệm tư vấn hướng nghiệp.
Cán bộ, giáo viên được phân công làm nhiệm vụ tư vấn hướng nghiệp chuyên trách hoặc kiêm nhiệm đều phải được phân công cụ thể và chịu trách nhiệm với cấp trên về công việc được phân công ngay từ đầu năm học.
Các trường trung học thành lập bộ phận quản lý kiêm nhiệm, theo dõi về giáo dục hướng nghiệp, định hướng phân luồng học sinh; thường xuyên theo dõi, đánh giá chất lượng giáo dục hướng nghiệp, định hướng phân luồng học sinh phổ thông tại các đơn vị trường học trong toàn tỉnh.
Từ năm học 2019-2020, Sở GD&ĐT cũng yêu cầu mỗi trường trung học thành lập Ban Hướng nghiệp, thành phần gồm: 1 lãnh đạo phụ trách công tác hướng nghiệp, 1 giáo viên kiêm nhiệm làm nhiệm vụ tư vấn hướng nghiệp, Bí thư Đoàn thanh niên, đại diện giáo viên chủ nhiệm.
Ban Hướng nghiệp có nhiệm vụ: xây dựng kế hoạch, tổ chức, triển khai thực hiện công tác hướng nghiệp, quản lý, theo dõi, đề xuất những cách thức, nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục hướng nghiệp, định hướng phân luồng học sinh tại đơn vị mình.
Ngoài ra, các nhà trường cần thực hiện đa dạng các phương thức tư vấn, hướng nghiệp cho học sinh trung học, đẩy mạnh công tác tư vấn hướng nghiệp. Đổi mới hình thức và phương pháp tư vấn hướng nghiệp theo hướng gắn với xu hướng phát triển kinh tế- xã hội địa phương, hạn chế thuyết trình, áp đặt.
Tổ chức, chỉ đạo lồng ghép tư vấn hướng nghiệp thông qua dạy nghề phổ thông. Triển khai thí điểm mô hình giáo dục nhà trường gắn với thực tiễn sản xuất kinh doanh của địa phương...
Hải Bình
Theo GDTĐ
Bắc Kạn: Tập huấn cán bộ quản lí trường THCS về đổi mới CTGDPT Sở GD&ĐT Bắc Kạn vừa tổ chức Hội nghị tập huấn cán bộ quản lí (CBQL) trường THCS về thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông (CTGDPT). 111 học viên là đại diện lãnh đạo phòng GD&ĐT; hiệu trưởng các trường PTDTNT huyện, các trường có cấp THCS tham dự. Đẩy mạnh thực hiện đổi mới CTGDPT trong giai đoạn...