Đà Nẵng: Giám đốc Sở GD-ĐT chịu trách nhiệm nếu có lạm thu
Ngày 22/9, UBND thành phố Đà Nẵng đã có công văn gửi Sở GD-ĐT và UBND các quận, huyện trực thuộc về việc tiếp tục chấn chỉnh tình trạng lạm thu trong các cơ sở giáo dục.
Công văn nhấn mạnh Giám đốc Sở GD-ĐT và Chủ tịch UBND các quận, huyện chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố nếu để xảy ra tình trạng lạm thu tại các đơn vị, trường học thuộc thẩm quyền quản lý.
Theo đó, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng yêu cầu Giám đốc Sở GD-ĐT và Chủ tịch UBND các quận, huyện thực hiện nghiêm túc nhằm siết chặt chấn chỉnh tình trạng lạm thu với các nội quy chi tiết sau:
Về thu học phí và lệ phí tuyển sinh: yêu cầu các cơ sở giáo dục tiến hành thu học phí và thực hiện nghiêm túc các quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học theo đúng đối tượng đã quy định. Đặc biệt, chú ý giãn thu để giảm bớt khó khăn cho gia đình học sinh vừa bước vào năm học mới.
UBND TP Đà Nẵng yêu cầu các trường giãn thu để giảm bớt khó khăn cho gia đình học sinh vừa bước vào năm học mới.
Các khoản thu tỏa thuận giữa nhà trường và phụ huynh như tiền ăn, tiền chăm sóc bán trú phải công khai mức thu, nội dung các khoản chi theo nguyên tắc thu đủ bù chi
Video đang HOT
Đối với các khoản thu để mua sắm trực tiếp phục vụ cho học tập của học sinh như: áo quần đồng phục, áo quần thể dục – thể thao, phù hiệu các trường cần thống nhất kiểu dáng với phụ huynh học sinh, phụ huynh học sinh tự lựa chọn và quyết định hình thức mua sắm thích hợp.
Đối với các khoản thu hộ như tham gia bảo hiểm y tế cho học sinh theo đúng quy định của Luật Bảo hiểm y tế thì cần giải thích rõ nội dung và tính chất tự nguyện để phụ huynh không hiểu nhầm với các loại bảo hiểm thương mại. Đồng thời, yêu cầu các trường bảo đảm thu xong là nộp ngay cho cơ quan Bảo hiểm xã hội, tránh thu quá sớm và gửi tiền vào các ngân hàng thương mại.
Khuyến khích đóng góp tự nguyện của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân để hỗ trợ cơ sở vật chất cho trường. Cấm các trường sử dụng kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh (ĐDCMHS) cho việc mua sắm trang thiết bị, sữa chữa trường lớp. Ban ĐDCMHS cũng chỉ được tiến hành thu kinh phí hoạt động sau Đại hội cha mẹ học sinh, phải công khai từng khoản thu – chi và không vượt mức trần UBND TP đã quy định (cao nhất không quá 100.000 đồng/HS/năm học – PV).
Nghiêm cấm tất cả các cơ sở giáo dục huy động dưới bất kì hình thức nào về khoản tiền mua sắm trang thiết bị dạy học cho lớp, cho trường mang tính chất xã hội hóa, như mua thiết bị công nghệ thông tin, máy chiếu, máy điều hòa nhiệt độ.
Theo Dân Trí
Dài cổ chờ miễn, giảm học phí
Theo quy định mới, sinh viên thuộc diện miễn giảm học phí phải đóng học phí cho trường, sau đó địa phương sẽ chi trả cha mẹ sinh viên. Tuy nhiên đến nay rất nhiều địa phương vẫn lúng túng, chưa triển khai thực hiện quy định này.
Học kỳ I năm học trước, sau khi được nhà trường xác nhận miễn, giảm học phí, Nguyễn Thị Hà, SV năm cuối Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn - ĐHQG TP.HCM, gửi ngay giấy xác nhận này về gia đình nộp cho địa phương để nhận lại tiền hỗ trợ miễn giảm học phí. Trong thời gian chờ đợi, gia đình phải chạy vạy khắp nơi vay tiền đóng học phí cho em gái của Hà đang học Trường ĐH Luật TP.HCM.
Vay nóng đóng học phí
Đến tháng 1-2011, mẹ Hà sau khi nhận được biên lai đóng học phí của hai con gửi về liền vội vã đến Phòng LĐ-TB&XH huyện Yên Thành (Nghệ An) xin nhận lại khoản tiền học phí học kỳ I (năm học 2010-2011) hơn 3 triệu đồng. Nhưng cán bộ ở đây nói "cứ nộp hồ sơ vào để thống kê trình cấp trên xét duyệt". Bà Liễu, mẹ Hà, rối bời: "Tôi nhiều lần đến xã, Phòng LĐ-TB&XH huyện để hỏi việc này nhưng đến nay vẫn chưa có tiền. Để có tiền cho con đóng học phí tôi phải đi vay nóng...".
Một trường hợp khác là gia đình ông Phan Văn Quảng, nhà ở huyện Bố Trạch (Quảng Bình). Ngày 15-9, ông trở lại Phòng LĐ-TB&XH huyện sau nhiều lần nộp đơn, hồ sơ để xin nhận lại khoản tiền học phí năm học qua hơn 5 triệu đồng mà ông phải vay mượn để cho con gái đang là SV Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế đóng học phí trước đó. Nhưng cán bộ ở đây thông báo "chưa biết bao giờ mới có tiền". Ông Quảng bức xúc: "Mấy năm trước SV diện chính sách được miễn, giảm học phí ngay tại trường rất thuận lợi, nhưng với quy định mới hiện nay mọi việc trở nên phức tạp, rối tung... Vì quy định mới này, giờ tôi lâm cảnh nợ nần".
Trong khi đó, ông Hồ Văn Kiên (xã Đa Phước, huyện An Phú, An Giang) nhiều lần liên hệ Phòng LĐ-TB&XH huyện cũng nghe cán bộ bảo không có chính sách miễn giảm học phí như ông nói... "Trong khi con tôi gửi những thông tin Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM hướng dẫn rất rõ về nghị định này, nhưng cán bộ cứ nói chính sách chưa được áp dụng và phải chờ xem xét lại. Năm nay tôi phải đi vay mới đủ tiền cho con đóng học phí..." - ông Kiên bức xúc.
Sinh viên Trường ĐH Tôn Đức Thắng đóng học phí. Nhiều sinh viên diện chính sách của trường này vẫn chưa nhận được tiền hỗ trợ từ địa phương.
Chờ đến bao giờ?
Trương Thị Hường, SV năm 4 Trường ĐH Nông lâm TP.HCM, cho biết: "Hai năm học đầu tôi được miễn học phí. Theo quy định mới, từ năm học trước tôi phải rất vất vả mới xoay xở đủ tiền đóng học phí. Sau đó tôi đã nộp biên lai về Phòng LĐ-TB&XH huyện Bù Đăng (Bình Phước) nhưng đến nay vẫn chưa nhận được tiền hoàn trả học phí". Hường bức xúc: "Tại sao phải bắt SV nghèo đóng học phí trong khi trước đây được miễn, rồi lại chờ đợi mỏi mòn vẫn chưa nhận lại tiền này theo quy định?".
Nhiều SV thuộc diện miễn giảm học phí ở huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang cũng cho biết họ nhiều lần liên hệ Phòng LĐ-TB&XH huyện về việc hỗ trợ học phí nhưng đều không được giải quyết. SV Nguyễn Lộc đang học tại TP.HCM thắc mắc: "Tôi nộp đủ hồ sơ từ học kỳ I năm học 2010-2011 cho Phòng LĐ-TB&XH huyện. Mỗi lần đến cán bộ ở đây bảo cứ về, khi nào có tiền sẽ giải quyết nhưng đến nay vẫn không thấy gì".
Lê Phúc Thịnh - SV năm 4 Trường ĐH Bách khoa ĐHQG TP.HCM (nhà ở Q.1, TP.HCM) - cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự: "Gia đình tôi liên hệ với Phòng LĐ-TB&XH Q.1 nhiều lần nhưng chưa được giải quyết. Người ta nói chưa có tiền cứ ở nhà chờ, khi nào có sẽ gọi. Năm học trước tôi nộp hơn 5 triệu đồng học phí. Thời hạn nộp học phí lại sắp đến, nếu không được hoàn trả khoản tiền học phí năm trước tôi không biết tính sao".
Nhiều SV các tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai... đang theo học tại các trường ĐH tại TP.HCM diện chính sách được miễn giảm học phí trước đây, giờ đang đứng trước nguy cơ bị nhà trường đình chỉ học do không có tiền nộp học phí.
Riêng tại TP.HCM, theo ông Lê Chu Giang - trưởng phòng bảo trợ xã hội Sở LĐ-TB&XH TP.HCM, ngày 21-7 liên sở GD-ĐT, Tài chính, LĐ-TB&XH đã có văn bản hướng dẫn liên tịch về việc thực hiện miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập cho HSSV... "Những vướng mắc về ngân sách đến nay đã được giải quyết. Sở Tài chính đã bố trí đủ kinh phí để chi trả học phí cho SVHS. Trường hợp SV chưa nhận tiền hỗ trợ miễn, giảm học phí theo thời hạn quy định thì được truy lĩnh trong kỳ chi trả tiếp theo" - ông Giang cho biết.
Thông tư 29/2010 (của liên bộ GD-ĐT, Tài chính, LĐ-TB&XH) hướng dẫn thực hiện một số điều của nghị định 49/2010/NĐ-CP quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục từ năm học 2010-2011 đến 2014-2015 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1-1-2011. Theo thông tư này, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục ĐH công lập có trách nhiệm xác nhận cho SVHS thuộc đối tượng miễn, giảm học phí vào đơn đề nghị cấp tiền miễn, giảm học phí trong vòng 30 ngày sau khi kết thúc học kỳ đối với SVHS đang học (đối với SVHS mới nhập học thì thực hiện xác nhận trong vòng bảy ngày kể từ khi nhập học) để SVHS nộp về phòng LĐ-TB&XH cấp huyện làm căn cứ chi trả tiền hỗ trợ miễn, giảm học phí. Phòng LĐ-TB&XH chịu trách nhiệm quản lý, tổ chức thực hiện chi trả cấp bù học phí trực tiếp bằng tiền mặt cho cha mẹ SVHS có con đang học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục ĐH công lập. Chậm nhất trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị cấp bù học phí miễn, giảm theo quy định, phòng LĐ-TB&XH có trách nhiệm thanh toán, chi trả tiền cấp bù học phí miễn, giảm cho gia đình người học theo quy định.
Theo Trần Huỳnh (Tuổi trẻ)
Tốt nghiệp vẫn chưa nhận được tiền cấp bù học phí Mặc dù đã tốt nghiệp ra trờng, nhng đến thời điểm này, nhiều n thuộc diện miễn, giảm học phí vẫn cha nhậc số tiền cấp bù học phí. Trong khi đó, theo đại diện Sở Tài chính Thanh Hóa, tiềã đc cấp về Kho bạc nhng vẫn cha giải ngân. Ra trờng vẫn cha nhậc tiền Dân trí cũng đã nhiều lần...