Đà Nẵng dừng nhiều hoạt động, không tập trung quá 30 người
Đà Nẵng dừng hoạt động tắm biển, các lễ hội văn hóa, cơ sở kinh doanh, dịch vụ không thiết yếu, trường mầm non… từ 0h ngày 4/5.
Tối 3/5, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng ra văn bản yêu cầu tạm dừng các hoạt động không thiết yếu để phòng, chống dịch COVID-19.
Theo văn bản, trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 thời gian qua, đặc biệt thành phố đã ghi nhận ca mắc ngoài cộng đồng, từ 0h ngày 4/5/2021, TP tạm dừng một số hoạt động. Cụ thể, các hoạt động lễ hội văn hóa, thể thao, tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự, các sự kiện biểu diễn nghệ thuật.
Các cơ sở kinh doanh, dịch vụ không thiết yếu tại các khu, điểm vui chơi, giải trí, cơ sở làm đẹp, quán bar-pub, vũ trường, karaoke, massage, trò chơi điện tử, rạp phim, casino, điểm cung cấp dịch vụ internet công cộng; hoạt động khu phố đi bộ, chợ đêm cũng phải tạm dừng.
Đà Nẵng dừng hoạt động tắm biển từ 0h ngày 4/5.
Video đang HOT
Tương tự, tạm dừng hoạt động thể dục, thể thao, thể hình tại phòng tập gym, yoga, bida; hoạt động thể thao trong nhà; hoạt động thể thao, võ thuật có tiếp xúc trực tiếp; hoạt động tắm biển.
Đà Nẵng cũng yêu cầu dừng tổ chức ăn uống tập thể (đám hiếu, đám hỷ, tiệc liên hoan, tân gia…) tập trung quá 30 người.
Hoạt động dạy và học tại các trường mầm non, nhóm trẻ cũng tạm dừng. Các cơ sở giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và các cơ sở còn lại được khuyến khích dạy học trực tuyến.
Đà Nẵng cũng yêu cầu các nhà hàng, cửa hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống (kể cả quán ăn, uống trên vỉa hè) thực hiện cam kết phòng, chống dịch theo quy định; khuyến khích đặt hàng và bán hàng qua mạng, bán hàng mang đi.
Phương tiện vận tải hành khách công cộng (kể cả taxi, grab car) được hoạt động nhưng vận chuyển không quá 1/2 số người cho phép.
Với các sự kiện phục vụ mục đích chính trị, kinh tế, xã hội thực sự cần thiết phải tổ chức thì do cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Bão Goni hướng vào Đà Nẵng - Phú Yên
Sớm 2/11, bão Goni vào biển Đông mạnh cấp 9, giảm 8 cấp sau khi đổ bộ miền Trung Philippines.
Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia cho biết, lúc 4h, vị trí tâm bão cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 820 km về phía đông đông nam, sức gió mạnh nhất 90 km/h, cấp 9, giật cấp 12, suy yếu nhanh sau khi đổ bộ Philippines với cấp 17. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 180 km tính từ tâm bão.
Trong hôm nay,bão đi theo hướng tây tây bắc, mỗi giờ đi được 15-20 km. Đến 4h ngày 3/11, vị trí tâm bão cách quần đảo Hoàng Sa 340 km về phía đông đông nam, sức gió mạnh nhất 90 km/h, cấp 8-9, giật cấp 11.
Dự kiến hướng đi và vùng ảnh hưởng của bão Goni. Ảnh: NCHMF
Hai ngày tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng tây, mỗi giờ đi được 15-20 km. Đến 4h ngày 4/11, vị trí tâm bão cách Quảng Nam khoảng 310 km, cách Quảng Ngãi và Bình Định khoảng 240 km, cách Phú Yên khoảng 260 km, sức gió mạnh nhất 90 km/h, cấp 9, giật cấp 12.
Những ngày tiếp theo, bão không đổi hướng, nhưng giảm tốc độ, đi vào đất liền các tỉnh từ Đà Nẵng đến Phú Yên và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (50 km/h), giật cấp 8.
Đài khí tượng Nhật Bản cho biết bão hiện mạnh 75 km/h, giật 111 km/h, đến ngày 3/12 tăng lên 83 km/h, giật 120 km/h và giữ nguyên cường độ khi đi vào đất liền nước ta. Đài Hong Kong dự báo bão mạnh 85 km/h và đổ bộ vào các tỉnh Trung Trung Bộ.
Vùng nguy hiểm do bão trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh từ cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên) từ vĩ tuyến 12 đến 17, từ kinh tuyến 112,5 đến 120 độ. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió giật mạnh.
Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai hôm 31/10 đã ra công điện yêu cầu các tỉnh theo dõi chặt chẽ bão Goni. Thông báo cho tàu, thuyền để chủ động phòng tránh; các lực lượng sẵn sàng phương tiện cứu hộ, cứu nạn.
Đối với các hồ đập thủy lợi, thủy điện xung yếu, cơ quan chức năng và đơn vị vận hành được yêu cầu chủ động hạ thấp mực nước để đảm bảo an toàn; trực chiến để xử lý kịp thời tình huống phát sinh.
Goni là cơn bão thứ mười trên biển Đông trong năm nay và ảnh hưởng đến đất liền nước ta. Trước đó trong tháng 10, miền Trung hứng chịu 4 cơn bão và một áp thấp nhiệt đới, nhiều bằng tháng 10/1993, tháng được ghi nhận nhiều bão và áp thấp nhiệt đới nhất trong chuỗi số liệu quan trắc của cơ quan khí tượng Việt Nam. Mưa lũ, sạt lở đất hậu bão vừa qua đã làm 159 người chết, 71 người mất tích.
Bão sang Lào nhưng mưa lớn vẫn tiếp tục Bão số 9 đã suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu Nam Lào. Tuy nhiên, mưa lớn vẫn diễn biến phức tạp tại các tỉnh Bắc Trung Bộ, đặc biệt là Hà Tĩnh, Quảng Bình - nơi đã chịu ảnh hưởng nặng nề bởi những đợt mưa lũ trước đó. Bão tan nhưng vùng mưa lớn vẫn xuất hiện ở các...