Đà Nẵng: Đưa GD phòng chống HIV/AIDS vào giờ sinh hoạt chủ nhiệm
Mỗi tháng một lần, học sinh các cấp THPT và THCS tại Đà Nẵng có một tiết học giáo dục phòng chống HIV/AIDS, ma túy “Vì tương lai cuộc sống” trong giờ sinh hoạt chủ nhiệm.
Thông tin được cho biết tại hội nghị tổng kết “công tác ngoại khóa và y tế trường học” giai đoạn 2008-2012; triển khai kế hoạch công tác giai đoạn 2012-2015 do ngành GD-ĐT TP Đà Nẵng cùng ngành Y tế và Văn hóa – du lịch – thể thao phối hợp thực hiện.
Trong nội dung GD phòng chống HIV/AIDS và ma túy, Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng cho biết tài liệu phục vụ cho các tiết học đặc biệt trên do Sở GD-ĐT, Sở Y tế và Tổ chức Tầm nhìn thế giới tại Đà Nẵng phối hợp phát hành. Tài liệu này đã được Bộ GD-ĐT thẩm định và cấp phép giảng dạy chính khóa; đồng thời được Bộ xin phép tái bản, phổ biến trong chương trình giáo dục của các trường THCS, THPT trên toàn quốc. Ngoài tiết học định kỳ mỗi tháng, học sinh (HS) Đà Nẵng còn được giáo dục phòng chống HIV/AIDS và ma túy với việc lồng ghép các bài học liên quan tới nội dung này thông qua các môn Sinh học, Giáo dục công dân.
HS Hồ Thị Hiếu Hiền (thứ 2, từ trái sang) cùng nhiều HS ở Đà Nẵng đã đoạt giải thưởng cao trong cuộc thi viết thư UPU năm 2010 có chủ đề: “Hãy viết thư cho một người nào đó, để nói vì sao việc hiểu biết về AIDS và tự bảo vệ mình trước căn bệnh này là rất quan trọng”.
Video đang HOT
Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng đồng thời phối hợp với Công an TP Đà Nẵng, Công an địa phương điều tra, khảo sát toàn bộ các trường học trên địa bàn về các hiện tượng nghi vấn, sử dụng, tàng trữ ma túy và các chất gây nghiện trong HS, SV; phát động thi đua “Trường học không có ma túy”. Nhiều trường đã mòi Công an, Ban Phòng chống các tệ nạn xã hội đến nói chuyện với HS về chuyên đề ma túy, tệ nạn xã hội, tội phạm trong các buổi sinh hoạt, chào cờ đầu tuần.
Việc liên ngành GD, Y tế và Văn hóa – thể thao – du lịch phối hợp thực hiện công tác ngoại khóa và y tế học đường giai đoạn vừa qua, còn triển khai nhiều chương trình đạt hiệu quả cao như tổ chức cho 100% HS ở các trường học phổ thông được luyện tập thể dục thể thao ngoài trời và chọn HS có năng lực tham gia Hội khỏe Phù Đổng các cấp; triển khai chương trình Bơi an toàn cho HS Tiểu học; hơn 90% trường học tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho HS, và tiến hành khám bệnh học đường như cong vẹo cột sống, mắt hột, cận thị, bệnh phong…; tổ chức tiêm phòng và vệ sinh trường học, đảm bảo nguồn nước sạch dùng trong sinh hoạt ở các trường học, tăng cường vệ sinh an toàn thực phẩm trong các trường học có tổ chức bán trú; phòng chống dịch bệnh và tai nạn thương tích trong trường học…
Khánh Hiền
Theo dân trí
Những giờ học không được chép
Có nhiều giáo viên đưa những câu chuyện đời thường vào bài giảng, hoặc biến buổi học thành những vở kịch sinh động.
Chúng tôi đã đến nhiều trường phổ thông để ghi nhận những tiết học "không đọc chép" nhưng học sinh vẫn có thể khắc sâu được các tình tiết nhỏ nhất của bài học.
Giờ dạy văn của cô giáo Nguyễn Thị Thu Hiền (Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ, Q.4, TP.HCM) luôn đầy ấp tiếng cười. Và đặc biệt, trong tiết học, cô Hiền giao "quyền làm chủ" lại cho học trò của mình. Bằng chứng, là trong tiết giảng về tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao, học sinh lớp 11A1 tự phân công người tóm tắt cốt truyện, tự xây dựng vở kịch ngắn (5 phút), trong đó có 3 vai chính: Chí Phèo, Bá Kiến, Thị Nở. Sau vở kịch, học sinh chia ra làm nhiều tổ, đặt những câu hỏi liên quan tới tác phẩm, nhân vật rồi cùng phân tích, giải đáp. Đúc kết bài học, cô Hiền nhấn mạnh những điểm quan trọng, các ý chính.
Tiết dạy của thầy Tuấn Anh tại Trường THPT tư thục Nhân Việt chỉ có hình ảnh, học sinh không cần ghi chép - Ảnh: M.Luân
Chia sẻ về phương pháp giảng dạy của mình, cô Hiền cho rằng, nếu học sinh chủ động, chịu tư duy và động não với tiết học, các em sẽ hiểu rõ về tác phẩm, nhân vật. Mặt khác, lối vấn đáp, tự đặt câu hỏi để cùng nhau xử trí là cách giúp học sinh hiểu, nắm vững bài thay vì học thuộc lòng bài giảng của giáo viên theo cách truyền thống.
Thay vì diễn kịch, thầy Tuấn Anh (giáo viên Trường THCS Bạch Đằng, Q.3) lại vận dụng hình ảnh và những câu chuyện đời thường có thật vào tiết giáo dục công dân. Chúng tôi đã dự tiết thỉnh giảng của thầy ở lớp 11A1 Trường THPT tư thục Nhân Việt (Q.Tân Phú). Bài Tiết kiệm trong chương trình lớp 6 hôm ấy đã khiến học sinh phải rơi nước mắt.
Thay vì đi vào trọng tâm bài học bằng lý thuyết khô cứng, thầy Tuấn Anh lại kiệm lời, đưa nhiều hình ảnh minh họa. Sau đó, thầy cho học sinh tự cảm nhận, phát biểu và nhận xét.
Một điều lý thú là trong những giờ học này, trên bảng không có chữ, cả lớp không ai viết, cũng không đọc chép, không tài liệu mà chỉ là hình ảnh và những câu chuyện.
Theo thanh niên
Ngôi trường nội trú giữa lòng Thủ đô Chiều thứ năm ngày 15-11, học sinh lớp 6, 7 trường THCS-THPT Trần Quốc Tuấn trong bộ quần áo lính xúng xính, ba lô, chăn chiếu chắc nịch sau lưng, lên xe đi Sơn Tây để trải nghiệm môi trường quân đội nằm trong chương trình ngoại khóa bắt buộc của trường. Vẫn có ánh nhìn bịn rịn với bạn bè, với cô...