Đà Nẵng: Đảm bảo an toàn cho các hộ dân bị nứt nhà do thi công cống thoát nước
Hơn một tuần nay, nhiều nhà dân trong ngõ 478 đường Lê Duẩn (phường Chính Gián, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng) bỗng nhiên xuất hiện các vết nứt lớn, bong tróc trần, tường.
Căn nhà của ông Võ Khoa (số 478/47 đường Lê Duẩn) bị nứt vỡ phía bên ngoài, gây mất an toàn cho người sống trong nhà.
Theo phản ánh của người dân, nguyên nhân của hiện tượng này là do đơn vị thi công dự án cống thoát nước gần đó không đảm bảo an toàn, gây rung lắc, nứt vỡ tường nhà.
Gia đình ông Võ Khoa sống ở căn nhà số 478/47 đường Lê Duẩn từ năm 2007. Theo ông Võ Khoa, hơn 10 năm nay, 8 người trong gia đình ông vẫn sinh hoạt bình thường, nhà không có vấn đề gì. Tuy nhiên, hơn một tuần nay, khi các đơn vị bắt đầu thi công tuyến cống thoát nước sát nhà, trên tường, trần bắt đầu xuất hiện nhiều vết nứt lớn nhỏ.
“Có vết nứt lớn, tạo thành khe hở nhìn xuyên ra ngoài đường, nhiều chỗ gạch men bị bong tróc… Ban đầu chỉ là các vết nhỏ nhưng sau đó ngày càng nứt rộng hơn khiến người già, trẻ nhỏ trong gia đình cảm thấy bất an”, ông Võ Khoa cho biết.
Căn nhà của ông Võ Khoa (số 478/47 đường Lê Duẩn) nằm ngay sát công trình nên bị nứt tường, vỡ gạch ốp lát tại hơn chục vị trí.
Liền kề nhà ông Võ Khoa là nhà bà Phan Thị Mai Trang cũng chung tình trạng như vậy. Gia đình bà Trang có 6 người, ba thế hệ cùng chung sống trong ngôi nhà có gác lửng. Bà Trang cho biết, hơn một tuần nay, từ khi đơn vị làm cống bắt đầu khoan, đục nền đường, nhà bà xuất hiện hàng chục vết nứt, thậm chí sàn nhà tầng 2 cũng đã nứt gãy.
Video đang HOT
Bà Phan Thị Mai Trang bức xúc, ngay từ khi xuất hiện các vết nứt, bà nhiều lần kiến nghị đơn vị thi công nhưng chỉ có một người tới xem qua và nói rằng nhà bà nằm ngoài phạm vi ảnh hưởng nên không xem xét. Sau đó, bà báo lên các cấp chính quyền và đến sáng 26/4 được mời lên UBND phường Chính Gián để làm việc với các bên liên quan. Ban Quản lý dự án và các đơn vị liên quan hứa sẽ có biện pháp khắc phục, đền bù thỏa đáng. Bà kiến nghị các bên có phương án khắc phục để người dân ổn định cuộc sống.
Ông Nguyễn Ngự Tuyên, Chủ tịch UBND phường Chính Gián, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng thông tin, hiện nay, phường đã nhận được phản ánh của 3 hộ gia đình bị nứt nhà liên quan đến dự án này, có thể còn phát sinh thêm các hộ khác do công trình đang tiếp tục thi công.
Sau khi nhận được phản ánh, trong sáng 26/4, phường đã tổ chức gặp mặt, làm việc giữa Ban Quản lý các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên thành phố Đà Nẵng và các hộ dân. Phường kiến nghị Ban quản lý dự án có biện pháp xử lý ngay để đảm bảo an toàn tài sản, tính mạng cho các hộ dân bị nứt nhà; đồng thời có phương án trên toàn tuyến thi công, tránh ảnh hưởng tới các nhà dân còn lại.
Ban Quản lý các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên thành phố Đà Nẵng, đơn vị quản lý dự án tuyến cống thoát nước Thanh Khê – Liên Chiểu đã phối hợp với đơn vị bảo hiểm tiến hành kiểm tra, đánh giá, giám định thiệt hại tại từng nhà dân vào chiều 26/4.
Dự án tuyến cống thoát nước Thanh Khê – Liên Chiểu đang được thi công trong ngõ 478 đường Lê Duẩn.
Ông Lâm Quang Hoàng, Phó Giám đốc Ban Quản lý các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên thành phố Đà Nẵng cho biết, đơn vị bảo hiểm đang tiến hành giám định để có phương án đề xuất bồi thường với các chủ hộ. Đơn vị đã đề nghị thuê nhà cho các hộ dân ở tạm trong thời gian kiểm tra, xử lý để đảm bảo an toàn nhưng các hộ dân vẫn muốn ở lại. Khu vực thi công có nền đất yếu, sát nhà dân nên quá trình thi công đã gây ảnh hưởng tới nhà dân. Đơn vị yêu cầu nhà thầu có phương án phù hợp hơn, đảm bảo an toàn cho người dân khi tiến hành khoan đục, phá dỡ bê tông.
Sớm 'gỡ khó' để người dân hoàn thành công trình nhà ở trước mùa mưa bão
Các đơn vị quận, huyện trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang nỗ lực hỗ trợ, giúp đỡ người dân về việc cấp giấy phép để thuận lợi trong việc thực hiện hoàn thành các công trình xây dựng một cách sớm nhất và đảm bảo an toàn phòng, chống dịch.
Theo phản ánh của nhiều hộ dân đang có công trình xây dựng nhà ở trên địa bàn thành phố Đà Nẵng: Hiện nay các công trình đang gặp nhiều khó khăn về vấn đề thủ tục giấy phép để được tiếp tục xây dựng sau khi phải tạm dừng công trình trong một thời gian dài nhằm thực hiện nghiêm các biện pháp siết chặt phòng, chống dịch COVID-19 của thành phố, trong khi mùa mưa bão năm 2021 đã đến cận kề.
Người dân gặp khó trong xây dựng nhà
Công trình nhà ở của người dân tại quận Thanh Khê vẫn chờ đợi công nhân đến tiếp tục thi công.
Chính quyền thành phố Đà Nẵng đã có thông báo từ ngày 16/9/2021 các công trình xây dựng trên địa bàn thành phố được phép hoạt động thi công (trừ những công trình nằm trong vùng đỏ). Các công trình được bố trí tối đa số người làm việc và lao động ngoại tỉnh phải thực hiện phương án "3 tại chỗ". Những cá nhân tham gia vào các hoạt động xây dựng sẽ được cấp Giấy đi đường QRCode theo quy định mới được lưu thông.
Ông Lê Văn Học ở tỉnh Quảng Nam hiện là chủ thầu đang xây dựng hai công trình nhà ở tại quận Sơn Trà (Đà Nẵng) cho biết, ngay khi biết thành phố Đà Nẵng đã cho phép thi công lại các công trình xây dựng trên địa bàn sau khi đã từng bước khống chế dịch COVID-19. Ông Học và các công nhân rất vui mừng, nhưng đội ngũ hơn chục công nhân vẫn phải "bó chân" tại quê nhà khi không được vào thành phố Đà Nẵng để tiếp tục làm việc, vì hiện nay người tỉnh khác muốn vào Đà Nẵng thì phải có giấy cho phép của UBND thành phố cấp.
Nên ông Học và các công nhân đành phải quay trở về và chờ đợi.
Ông Nguyễn Đá, chủ công trình xây dựng nhà 4 tầng tại quận Thanh Khê cho biết: Thành phố đã cho phép thi công xây dựng lại các công trình nhà ở trên địa bàn, nhưng hiện nay chủ thầu vẫn chưa thể đưa được các công nhân xây dựng trước đây về nghỉ dịch ở quê trở lại hoàn thiện các công trình; còn số công nhân ở tại thành phố Đà Nẵng thì đang chờ làm các thủ tục, chờ được duyệt cấp giấy đi đường để có thể đi đến các công trình xây dựng trên địa bàn nên công trình cũng chịu chung cảnh ngộ chờ đợi.
May mắn hơn những người khác, anh Lê Đức Nhã chủ công trình nhà ở quận Liên Chiểu cho biết, công trình của anh vừa được thông báo tiếp tục được xây dựng sau khi trải qua nhiều công đoạn xin giấy tờ, chữ ký để hoàn tất các thủ tục đăng ký cho công nhân làm việc "3 tại chỗ" tại công trình. Do dịch COVID-19 nên công trình đã phải tạm dừng hơn 2 tháng trong khi mới khởi công xây dựng được 1 tháng. Một số thợ xây mắc kẹt lại trong thời gian giãn cách của thành phố đã ở lại tại công trình của gia đình nên sau khi thành phố cho xây dựng lại thì anh tranh thủ làm thủ tục để được nhanh chóng thi công trở lại. Những thợ xây khác trở về quê tránh dịch thì vẫn chưa được vào thành phố để đi làm trở lại, nên thiếu thợ làm dẫn đến việc xây dựng rất chậm.
Anh Đào Đức Mãnh là chủ thầu đang xây dựng ngôi nhà 5 tầng quận Ngũ Hành Sơn cho biết, để tiếp tục xây dựng được các công trình nhà ở cho người dân như thành phố cho phép cũng gặp nhiều khó khăn vì hiện nay số lượng thợ xây tại Đà Nẵng có ít và việc đi lại giữa các quận, huyện và các tỉnh lân cận cũng đang bị hạn chế nên không thuê được thợ để làm. Trước khi thành phố thực hiện giãn cách, anh Mãnh đã cho 12 người thợ trở về quê Bình Định để tránh dịch. Hiện nay thì Đà Nẵng vẫn chưa mở cửa cho người ngoại tỉnh được vào nên không có thợ để tiếp tục xây dựng công trình.
Hiện, nhiều chủ đầu tư, chủ thầu của các công trình xây dựng tại Đà Nẵng cũng đang rất lo lắng khi mùa mưa bão đã đến cận kề; cùng với đó là các công trình nhà ở đang chịu cảnh ngộ phơi mưa, phơi nắng, các trụ sắt vừa được dựng chưa kịp đổ bê tông đã hoen rỉ theo thời gian giãn cách. Những cơn bão đầu tiên cũng đã ảnh hưởng đến thành phố trong những ngày giữa tháng 9 càng gây bất an hơn cho người dân khi phải đi ở phòng trọ, nhà thuê để chờ đợi xây xong nhà.
Mặc dù thành phố đã cho triển khai xây dựng các công trình trên địa bàn, tuy nhiên vẫn chưa cho lực lượng lao động ngoại tỉnh vào thành phố, trong khi lao động tại chỗ vẫn chưa đáp ứng đủ để thay thế và việc xin cấp giấy phép đi đường, vận chuyển vật liệu xây dựng vẫn còn nhiều khó khăn...
Sớm gỡ khó cho người dân
Theo các chủ thầu xây dựng thì việc đăng ký giấy đi đường của Đà Nẵng chỉ dành cho các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức còn người lao động tự do ngoại tỉnh thì không có và việc xin giấy của Ủy ban thành phố để vào làm việc thì chưa có hướng dẫn nào cho người dân ngoại tỉnh.
Chủ thầu xây dựng Lê Văn Học chia sẻ, sau hơn một tháng rưỡi ở nhà phòng, chống dịch theo quy định, đến nay Đà Nẵng đã cho phép các hoạt động xây dựng trở lại, ông Học hy vọng chính quyền thành phố Đà Nẵng sớm mở cửa hay có những giải pháp, hướng dẫn cụ thể để người lao động ở các tỉnh, thành khác có thể trở lại làm việc tại Đà Nẵng đảm bảo hoàn thành sớm các công trình nhà ở cho người dân và công nhân được đi làm trở lại để có thu nhập lo cho gia đình.
Chị Ngọc Vi ở quận Sơn Trà lo lắng chia sẻ, hiện nay đang vào mùa mưa bão nên chị rất lo nếu công trình nhà ở tiếp tục bị chậm trễ do nhà ở khu vực gần biển, ngôi nhà đang vào giai đoạn hoàn thiện cơ bản và phải tạm ngưng hơn một tháng rưỡi nay để công nhân nghỉ về quê tránh dịch. Cả nhà đang phải ở nhà thuê tạm nên cũng không an toàn và đảm bảo các điều kiện học tập cho hai con nhỏ. Chị Vi mong muốn thành phố sớm có các biện pháp thích hợp để giúp các hộ dân đang xây nhà sớm hoàn thiện các công trình để có nhà ở trước mùa mưa bão năm nay.
Hiện, các đơn vị quận, huyện trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang nỗ lực hỗ trợ, giúp đỡ người dân về việc cấp giấy phép để thuận lợi trong việc thực hiện hoàn thành các công trình xây dựng một cách sớm nhất và đảm bảo an toàn phòng, chống dịch.
Đà Nẵng không ghi nhận ca Covid-19 mới, 132 bệnh nhân xuất viện Ngày 18/9, Ban chỉ đạo phòng chống dịch TP Đà Nẵng cho biết, 132 bệnh nhân Covid-19 khỏi bệnh và xuất viện hôm nay. Đây cũng là ngày TP không ghi nhận ca Covid-19 mới. 132 bệnh nhân được điều trị ở BV dã chiến tại khu ký túc xá phía Tây TP, Trung tâm Y tế huyện Hòa Vang và BV Phổi....