Đà Nẵng: CLB hưu trí Thái Phiên lo lắng giáo dục xem nhẹ khoa học xã hội
Người nước ngoài muốn trở thành công dân Mỹ, ngoài tiếng Anh là đương nhiên thì còn hai môn phải thi rất khắt khe là lịch sử nước Mỹ và bản Hiến pháp của Mỹ. Còn ở nước ta những năm gần đây, Bộ GD-ĐT bỏ thi môn Lịch sử, là một vấn đề vô cùng nguy hiểm.
Ngành giáo dục nhiều năm qua gây bức xúc lớn trong xã hội
Vô cùng nguy hiểm
Ông Lê Tự Cường, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Thành ủy Đà Nẵng, hiện là Chủ nhiệm CLB Thái Phiên của các cán bộ hưu trí trung – cao cấp TP.Đà Nẵng đã giãi bày nhiều lo lắng đến Đoàn ĐBQH TP.Đà Nẵng trong buổi tiếp xúc cử tri ngày 25.9 về vấn đề giáo dục hiện nay khiến “những người có hiểu biết, có lương tri, trách nhiệm với đất nước, dân tộc đều thấy rất lo lắng”.
Theo ông Cường, Trung ương đánh giá đúng vai trò của giáo dục đối với vận mệnh đất nước nên đã ban hành một nghị quyết về giáo dục khá chu đáo. Tuy nhiên những năm gần đây, Bộ GD-ĐT triển khai nghị quyết này không đạt yêu cầu và còn rất nhiều vấn đề đang rất bức xúc. Vì vậy, ông Cường kiến nghị trong kỳ họp Quốc hội sắp đến, nếu Luật Giáo dục được đưa ra xem xét để thông qua thì các vị ĐBQH cần quan tâm tham gia ý kiến thật kỹ vào những vấn đề cụ thể của luật này.
Ông cho rằng hơn 40 năm qua từ ngày thống nhất đến nay vẫn chưa có bộ chương trình chuẩn giáo dục của quốc gia nhưng Bộ GD-ĐT lại đang biên soạn bộ sách giáo khoa chuẩn là sai quy trình về giáo dục.
Theo ông, bộ chương trình có thể gồm hai phần chung và riêng. Phần chung là phần khoa học tự nhiên mà trên toàn thế giới ai cũng học. Vấn đề bức xúc nằm ở phần riêng, tức phần xã hội (Văn, Sử, Địa, Đạo đức công dân…).
“Những năm gần đây, Bộ GD-ĐT làm một điều mà tất cả những người có hiểu biết, có lương tri, trách nhiệm với đất nước, dân tộc đều thấy rất lo lắng. Đó là việc bỏ thi môn Lịch sử”.
Video đang HOT
“Nếu học sinh muốn thi sử cũng được, không thi sử cũng được thì xin thưa, không em nào học sử cả. Mà không học sử thì không thể biết mình là ai. Đó là một vấn đề vô cùng nguy hiểm”, Chủ nhiệm CLB Thái Phiên Đà Nẵng nhấn mạnh.
Nhiều cử tri Đà Nẵng bức xúc về ngành giáo dục thời gian qua
Ông Cường cho rằng: “Qua tìm hiểu được biết ở Mỹ, học sinh có thể bỏ qua các môn tự nhiên, đang học lớp 5 nhưng trình độ môn Toán đủ khả năng học lớp 6 thì lên lớp 6 học. Nhưng riêng môn Sử thì phải học và thi tuần tự hết lớp 5 lên lớp 6, lớp 7, lớp 8 chứ không được bỏ bẵng. Người nước ngoài muốn trở thành công dân Mỹ, ngoài tiếng Anh là đương nhiên thì còn hai môn phải thi rất khắt khe là lịch sử nước Mỹ và bản Hiến pháp của Mỹ”.
“Học sinh ở Mỹ không được bỏ qua môn Sử, trong khi nước Mỹ mới có 242 năm lịch sử. Chúng ta có hơn 4.000 năm lịch sử, thế mà lại cho bỏ qua môn Sử, khi nước ta là một nước nhỏ và luôn bị các thế lực nhăm nhe xâm chiếm. Một khi người dân không hiểu lịch sử của đất nước mình thì làm thế nào để bảo vệ đất nước?”.
“Đừng trách giới trẻ bây giờ nói rằng: “Tổ quốc là gì? Nơi nào tôi sống tốt, đó là Tổ quốc tôi!”. Nguy hiểm vô cùng, thưa các vị ĐBQH”, ông Cường cảm thán.
SGK mà lại phục vụ một nhóm lợi ích thì ngành giáo dục sẽ đi đến đâu
Liên quan đến việc Bộ GD-ĐT liên tục thay đổi sách giáo khoa trong nhiều năm qua gây bức xúc xã hội, cử tri Lê Tự Cường nói: “Trước đây các em học xong sách giáo khoa năm nay thì giữ lại để dùng cho lớp đàn em sang năm. Một bộ sách có thể truyền lại 10 năm về sau. Hiện nay, Bộ GD-ĐT cứ liên tục thay đổi mẫu sách giáo khoa, không rõ vì mục đích gì nhưng sự thực đã gây lãng phí cho xã hội rất lớn”.
Bí thư Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa đồng lo lắng với cử tri về ngành giáo dục
Đồng cảm với lo lắng của các cử tri, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa chia sẻ, câu chuyện sách giáo khoa, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã có phát biểu tỏ rõ quan điểm rất thương các cháu học sinh, rất thương những gia đình nghèo.
“Còn tôi cũng muốn nói thêm, chẳng hạn gia đình tôi ngày xưa đi học làm gì có tiền mà mua sách giáo khoa. Làm gì có tiền sắm riêng một bộ sách để dùng. Chúng ta ở đây chắc ai cũng nhớ lại cảm giác này. Các gia đình anh em, xóm giềng với nhau, nếu có con học học hết năm sẽ tặng nhau bộ sách cũ hoặc xin, trao đổi lẫn nhau”.
“Sách giáo khoa mà lại phục vụ một nhóm lợi ích thì ngành giáo dục sẽ đi đến đâu, đất nước sẽ đi về đâu?”, ông Trương Quang Nghĩa nhận định.
Cũng liên quan đến SGK, với tình trạng mỗi năm xã hội phải chi hơn 1.000 tỉ đồng cho SGK nhưng mỗi bộ chỉ dùng được một năm; còn ông Giám đốc NXB Giáo dục thì phân trần mỗi năm NXB này phải lỗ 40 tỉ đồng cho việc in sách, ông Lê Tự Cường cho rằng: “Ở Trung ương tôi không biết, nhưng ở ngay TP.Đà Nẵng này có người phụ trách công tác xuất bản giáo dục, nhìn đời sống của họ thì biết là lỗ hay lãi.
Lê Đình Dũng
Theo motthegioi.vn
Vụ "cô giáo quỳ gối": Chưa thể kỷ luật cô giáo
Sai phạm của cô giáo B.T.C.N. trong vụ việc "cô giáo quỳ gối" xin lỗi phụ huynh ở Long An đang được xác định mức độ. Tuy nhiên, thời điểm này chưa thể thực thi hình thức kỷ luật đối với cô N. do cô đang trong thời gian nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.
Nếu bị kỷ luật, cô N trong việc "cô giáo quỳ gối" sẽ được hoãn xử lý vì đang nuôi con nhỏ
Liên quan đến sự việc "cô giáo quỳ gối" xin lỗi phụ huynh xảy ra tại Trường tiểu học Bình Chánh, Bến Lức, Long An, cô N. đã sai quy định ngành, vi phạm đạo đức nhà trong trong việc sử dụng biện pháp xử phạt học trò không phù hợp. Theo đó, cô N. phạt học sinh quỳ gối, có khi phạt cá nhân từng em, có khi phạt quỳ cả lớp. Theo thông tin ban đầu, có lúc cô phạt 5 - 10 phút, có khi phạt học sinh quỳ suốt tiết học.
Phụ huynh cũng phản ánh cô giáo đánh học trò, gọi học trò là "thằng"... Tuy nhiên, thông tin này và việc cô N. phạt học trò quỳ trong thời gian bao lâu vẫn chưa được làm rõ.
Được biết, cô B.T.C.N. là giáo viên dạy giỏi cấp huyện, cô từng dạy tại một trường tiểu học khác ở huyện Bến Lức, mới chuyển về công tác tại trường Trường tiểu học Bình Chánh hơn một tháng sau thời gian nghỉ thai sản.
Sau sự việc, lãnh đạo Trường tiểu học Bình Chánh và Phòng GD-ĐT huyện Bến Lức cũng đã làm việc với cô N. Trong đó, có hỏi ý kiến cô N. về việc tự đề xuất hình thức kỷ luật. Tuy nhiên, đây là chỉ là bước đầu tham khảo, lấy ít kiến, việc ra hình thức kỷ luật với cô N. sẽ còn phải xem xét rất nhiều yếu tố.
Ngoài ra, do cô N. đang trong thời gian nuôi con nhỏ dưới 12 tháng nên theo Điều 123 Bộ luật lao động, đây là một trong các trường hợp tạm hoãn xử kỷ luật. Khi hết thời gian nêu trên, nếu còn thời hiệu để xử lý kỷ luật thì người sử dụng lao động tiến hành xử lý kỷ luật lao động ngay, nếu hết thời hiệu thì được khôi phục thời hiệu để xử lý kỷ luật, nhưng tối đa không quá 30 ngày kể từ ngày hết thời gian trên.
Theo tường trình ban đầu về sự việc của cô N., sự việc xảy ra vào sáng ngày 28/2, một số phụ huynh đến trường, cô mới đứng lớp trên dưới một tháng mà đã có lời nói, hành động làm học sinh sợ không dám đi học. Thấy hành động của mình sai nên cô N. xin lỗi và hứa khắc phục không để xảy ra tình trạng này thêm lần nào nữa nhưng phụ huynh không chấp nhận. Phụ huynh đòi đổi giáo viên hoặc chuyển lớp cho con mình .
Sau hai bên đôi cô, theo cô N., phụ huynh không chịu xuống nước, nhắc đi nhắc lại: "Con tôi không có lỗi cô bắt quỳ, bây giờ cô đang có lỗi cô quỳ lại đi. Cô quỳ được tôi coi như chuyện này giải quyết xong".
Đứng trước sức ép lớn từ phụ huynh, khi đó hiệu trưởng lại rời phòng họp, đồng thời cũng thấy bản thân sai trước, không nghĩ được gì khác, chỉ muốn mọi việc được giải quyết xong nên cô có suy nghĩ buông xuôi và cô đã quỳ trong thời gian 40 phút.
Theo Dân Trí
Phụ huynh xông vào trường mầm non đánh, chửi giáo viên Ngày 21/3, Công an huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông cho biết cơ quan điều tra đang làm rõ đơn của cô Trần Phương Anh (trường Mầm non Hoa Hồng, thị trấn Đắk Mil) tố cáo bà Vũ Thị Ánh Tuyết (phụ huynh) xô xát với các giáo viên trước mặt các cháu. Trường Mầm non Hoa Hồng (huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk...