Đà Nẵng chấm lại toàn bộ bài thi công chức
Công tác chấm rà soát bài thi vẫn chưa được hoàn tất. Đến sáng 5/12, Hội đồng thi vẫn chưa phát hiện có dấu hiệu gì bất thường.
Ngày 5/12, ông Võ Ngọc Đồng, Giám đốc Sở Nội vụ TP.Đà Nẵng xác nhận, Hội đồng thi đang chấm rà soát lại toàn bộ bài trong kỳ thi công chức của thành phố diễn ra từ ngày 21/9 đến 23/9 vừa qua. Việc chấm lại bài thi do thời gian gần đây có một số thông tin về kỳ thi có dấu hiệu không khách quan.
Trung tâm Hành chính TP Đà Nẵng
Hội đồng thi đã quyết định chấm lại. Lúc đầu, cuộc thi có 465 người tham gia dự thi và chỉ tiêu tuyển là 115 người. Sau vòng loại, còn 351 người làm 2 bài thi kiến thức chung và nghiệp vụ. Tổng bài thi được chấm lại là 702 bài.
Phía lãnh đạo thành phố đã chỉ đạo công tác trích xuất camera rà soát toàn bộ quá trình tổ chức kỳ thi. Đồng thời, nhằm đảm bảo tính khách quan của cuộc thi, Trường Chính trị TP.Đà Nẵng được giao nhiệm vụ chấm thi lại và rà soát bài thi.
Hiện, công tác chấm rà soát bài thi vẫn chưa hoàn tất. Đến sáng 5/12, Hội đồng thi vẫn chưa phát hiện có dấu hiệu bất thường.
SÔNG BỒ
Video đang HOT
Theo thegioitiepthi
Giao lưu trực tuyến: Giải pháp nào ngăn tiêu cực và đảm bảo công bằng trong kỳ thi THPT quốc gia?
Từ những bê bối sai phạm tại Hội đồng thi ở Sở GD-ĐT Hà Giang, Sơn La và một số địa phương khác cho thấy, mặc dù quy trình tổ chức thi chặt chẽ nhưng việc triển khai thực hiện kỳ thi THPT quốc gia tại các địa phương lại để nhiều sơ hở. Vậy, giải pháp nào để ngăn tiêu cực và đảm bảo công bằng khách quan trong kỳ thi THPT quốc gia?
Giải pháp nào ngăn tiêu cực và đảm bảo công bằng trong kỳ thi THPT quốc gia?
Hiện nay, việc tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia tại các địa phương do Sở GD-ĐT chỉ trì, các trường ĐH, CĐ phối hợp tổ chức với phần lớn các môn thi/bài thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan, trong mỗi phòng thi, mỗi thí sinh có một mã đề thi riêng; bài thi trắc nghiệm được chấm bằng máy với quy trình chặt chẽ là giải pháp tốt để đảm bảo độ tin cậy, tính khách quan của kết quả thi.
Tuy nhiên, tính nghiêm túc, trung thực, độ tin cậy của kết quả thi sau vụ bê bối điểm thi ở Hà Giang, Sơn La cho thấy, trong mỗi khâu của quá trình tổ chức thi chưa nghiêm túc, sơ hở... sai phạm xảy ra đã vi phạm rất nghiêm trọng quy chế thi.
Theo nhiều chuyên gia tuyển sinh, việc chống tiêu cực trong coi thi là công việc khó khăn và phức tạp nhất do nó liên quan đến hoạt động của hàng triệu thí sinh và hàng trăm nghìn cán bộ làm nhiệm vụ khi kỳ thi đang diễn ra. Việc khó khăn này Bộ GD-ĐT đã làm được và thành công.
Còn tiêu cực chấm thi, nếu có xảy ra chỉ liên quan đến hoạt động của một số người rất hạn chế. Đặc biệt chấm thi trắc nghiệm thì chỉ có một số rất ít người chịu trách nhiệm trực tiếp liên quan. Vì thế việc chống tiêu cực ở chấm thi trắc nghiệm không khó thực hiện so với việc chống tiêu cực trong quá trình coi thi. Nhưng thực tế, tiêu cực trong thi cử vẫn xảy ra nghiêm trọng như vừa qua ở khâu này.
Vậy, nếu tiếp tục duy trì kỳ thi tốt nghiệp THPT như hiện nay thì giải pháp nào ngăn ngừa tiêu cực trong khâu chấm thi?
Các trường ĐH nên có phương thức tuyển sinh như thế nào để đảm bảo công bằng, khách quan khi sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia?
Báo Dân trí tổ chức buổi giao lưu trực tuyến về chủ đề này để bạn đọc đặt câu hỏi với các khách mời:
1. GS.TS Đinh Văn Sơn, Hiệu trưởng trường ĐH Thương Mại
GS.TS Đinh Văn Sơn, Hiệu trưởng trường ĐH Thương Mại
2. PGS.TS Trần Văn Tớp, Phó Hiệu trưởng trường ĐH Bách khoa Hà Nội.
PGS.TS Trần Văn Tớp, Phó Hiệu trưởng trường ĐH Bách khoa Hà Nội.
3. Thầy giáo Vũ Khắc Ngọc - người đầu tiên phát hiện điểm thi cao bất thường của các tỉnh Hà Giang, Sơn La và một số tỉnh khác.
Thầy giáo Vũ Khắc Ngọc
Mời bạn đọc đặt câu hỏi với 3 vị khách mời trên.
Ban Giáo dục
Theo Dân trí
Tuyển sinh đại học ở Đức và kỳ thi tốt nghiệp phổ thông tại Việt Nam Công tác chấm thi tốt nghiệp phổ thông cần được tổ chức khách quan, không nên để địa phương tự chấm thi mà có thể phân cho các đại học chấm thi kết quả này. Theo dõi thông tin về hiện tượng "điểm thi bất thường" trong kỳ thi THPT quốc gia 2018, độc giả Diệp Phương Chi, nghiên cứu sinh về giáo...