Đà Nẵng ban hành Bộ tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa Tiểu học
UBND TP Đà Nẵng vừa có quyết định ban hành Bộ tiêu chí lựa chọn SGK phù hợp với cơ sở giáo dục tiểu học trên địa bàn TP Đà Nẵng. Sở GD&ĐT Đà Nẵng có trách nhiệm tham mưu UBND thành phố tổ chức việc lựa chọn SGK.
Giờ học của HS lớp Một Trường Tiểu học Lê Lai (Quận Hải Châu, TP Đà Nẵng)
Theo đó, Bộ tiêu chí lựa chọn SGK phù hợp với cơ sở giáo dục tiểu học trên địa bàn TP Đà Nẵng có 2 tiêu chí. Cụ thể:
Tiêu chí 1: Phù hợp với đặc điểm kinh tế – xã hội của TP Đà Nẵng. Trong đó: Nội dung SGK phải đảm bảo tính kế thừa, ngôn ngữ và cách thức thể hiện phù hợp với văn hóa, lịch sử, địa lý của thành phố Đà Nẵng.Nội dung sách giáo khoa đảm bảo tính linh hoạt, có thể điều chỉnh để phù hợp với khả năng và phong cách học tập của nhiều nhóm đối tượng học sinh tại thành phố Đà Nẵng.
Cấu trúc, nội dung sách giáo khoa tạo cơ hội để nhà trường, tổ/nhóm chuyên môn và giáo viên bổ sung những nội dung và hoạt động đặc thù thích hợp, sát với thực tế thành phố Đà Nẵng. Chất lượng sách tốt (giấy in, độ bền, độ nét của chữ in…) , không có lỗi in ấn… và có giá thành hợp lý.
Video đang HOT
Tiêu chí 2: Phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại các cơ sở giáo dục Tiểu học.
Trước hết, Bộ SGK phải phù hợp với việc học của học sinh: SGK được trình bày hấp dẫn, gây hứng thú với học sinh. Kênh chữ chọn lọc, kênh hình gần gũi, trực quan, phù hợp với nội dung bài học, có tính thẩm mỹ và tính giáo dục cao. Nội dung mỗi bài học trong sách giáo khoa được thể hiện, trình bày sinh động, có sức lôi cuốn, thúc đẩy học sinh học tập tích cực, kích thích học sinh tư duy sáng tạo, độc lập. Nội dung các bài học/chủ đề trong mỗi môn học cần đảm bảo tính liên môn với các môn học khác và có những hoạt động học tập thiết thực, giúp học sinh biết cách định hướng để đạt được mục tiêu học tập. Các nhiệm vụ học tập trong mỗi bài học phải hướng đến việc phát triển kỹ năng nhận thức, kỹ năng tư duy, rèn khả năng tích hợp, vận dụng kiến thức mới cho học sinh.
Bộ SGK được lựa chọn phải phù hợp với CSVC và việc lập kế hoạch dạy học tại cơ sở giáo dục tiểu học. Trong đó, cấu trúc SGK có tính linh hoạt, tạo điều kiện để địa phương, nhà trường chủ động, linh hoạt trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục. Cấu trúc SGK thuận lợi, hợp lý để tổ/nhóm chuyên môn xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá, phù hợp với kế hoạch giáo dục của nhà trường. Nội dung SGK đảm bảo triển khai tốt, phù hợp với cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện dạy học khác tại cơ sở giáo dục tiểu học.
Ngoài ra, bộ SGK còn phải thuận tiện, hiệu quả đối với giáo viên: Cách thiết kế bài học/chủ đề trong SGK phải hỗ trợ, tạo điều kiện để giáo viên dễ dạy, dễ lựa chọn phương án, hình thức tổ chức và phương pháp dạy học tích cực; đảm bảo triển khai khả thi, phù hợp với năng lực chung của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục tại cơ sở giáo dục tiểu học.
SGK phải có nhiều nội dung, chủ đề kiến thức phong phú, giúp giáo viên có thể thực hiện dạy học tích hợp, gắn kết nội dung bài học với thực tiễn. Nội dung SGK đảm bảo mục tiêu phân hóa, nhiều hình thức và phương pháp đánh giá, thuận lợi cho giáo viên trong việc lựa chọn công cụ đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của học sinh. Nguồn tài nguyên, học liệu điện tử bổ sung cho sách giáo khoa đa dạng, phong phú, hữu ích, dễ khai thác.
Ông Lê Trung Chinh – Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng cho biết, Sở GD&ĐT có trách nhiệm tham mưu UBND thành phố tổ chức việc lựa chọn SGK sử dụng tại các cơ sở giáo dục tiểu học theo đúng hướng dẫn của Bộ GD&ĐT và các tiêu chí quy định của UBND TP ban hành.
Trung tâm giáo dục sáng tạo T-SIMPLE tổ chức tập huấn chuyên đề dạy và học STEM cho huyện Nghi Lộc
Việc tổ chức dạy học STEM là một trong những nhiệm vụ, giải pháp để học sinh có điều kiện học tập, sáng tạo, kiến tạo tương lai.
Sáng 30/1, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Nghi Lộc phối hợp cùng Trung tâm Giáo dục sáng tạo T-SIMPLE tổ chức tập huấn chuyên đề Dạy và học STEM cấp tiểu học cho 31 trường tiểu học trên địa bàn huyện Nghi Lộc.
Giới thiệu về chuyên đề "Tổ chức dạy và học STEM". Ảnh: PV
Phát biểu khai mạc chương trình tập huấn, ông Nguyễn Đình Trung - Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Nghi Lộc khẳng định: Việc triển khai giáo dục STEM trong trường học chính là nhiệm vụ quan trọng được các cấp, các ngành quan tâm, các tổ chức xã hội cùng tham gia thực hiện suốt những năm qua. Chính vì thế thông qua buổi tập huấn này sẽ kịp thời trang bị cho các giáo viên những kỹ năng cần thiết để tổ chức dạy học STEM trong các nhà trường.
Việc triển khai STEM cũng là một yêu cầu mới của Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, nhằm chuyển từ cách dạy nặng về truyền thụ kiến thức một chiều sang phát triển phẩm chất năng lực, rèn luyện tư duy sáng tạo, chú trọng giúp học sinh vận dụng những kiến thức đã học vào giải quyết vấn đề thực tiễn.
Ông Võ Văn Quyết, đại diện công ty phát biểu tại hội nghị. Ảnh: PV.
Với chuyên đề "Tổ chức dạy và học STEM", Giảng viên, Th.s Vương Đạo Nhân - Giám đốc đào tạo Trung tâm giáo dục STEM T-SIMPLE đã mang đến giá trị về triết lý, mục tiêu giáo dục STEM, quy trình xây dựng bài giảng và kỹ thuật dạy học STEM đối với cấp tiểu học. Chuyên đề được tập thể giáo viên, hiệu trưởng các trường tiểu học hưởng ứng, với nhiều câu hỏi, ví dụ thực tiễn trong quá trình dạy học tại trường được đưa ra tranh luận, giải đáp.
Cũng tại chuyên đề này, ông Võ Văn Quyết - Người sáng lập, Giám đốc Hệ sinh thái giáo dục STEM cũng dành thời gian chia sẻ về các vấn đề thuận lợi, khó khăn trong quá trình triển khai STEM tại các trường, một số giải pháp để tổ chức dạy học STEM cấp tiểu học.
Các giáo viên huyện Nghi Lộc tham gia chương trình tập huấn. Ảnh: PV
Ông Võ Văn Quyết cho biết, hệ sinh thái giáo dục T-SIMPLE được xây dựng và phát triển với tâm huyết đào tạo ra các thế hệ học viên am tường về kiến thức, tinh thông về xã hội, trọn vẹn về kỹ năng và tâm thế sẵn sàng hội nhập kỷ nguyên 4.0 ngày nay. Trong quá trình triển khai tại các trường học, đại diện công ty cũng cam kết, nỗ lực tối đa, đồng hành cùng với Phòng Giáo dục huyện nhà, từng bước triển khai chương trình giáo dục STEM - Phát triển năng lực công nghệ, thiết lập môi trường STEM để học sinh có điều kiện trải nghiệm, phát huy tính sáng tạo ở trẻ.
Tại buổi tập huấn, Trung tâm giáo dục STEM T-SIMPLE cũng giới thiệu hệ thống elearning hỗ trợ học sinh học tập mọi lúc, mọi nơi với chương trình "Thắp sáng ý tưởng - Ươm mầm tài năng công nghệ 2021", hướng đến 100% học sinh cấp tiểu học có thể làm chủ với ngôn ngữ lập trình sáng tạo, phát triển tư duy ngay từ khi học lớp 1.
Sở Giáo dục Đà Nẵng nói gì về việc lựa chọn sách giáo khoa mới? Trước những ý kiến cho rằng việc lựa chọn sách giáo khoa mới theo hướng dẫn của Bộ gây lãng phí, bất cập, ngành giáo dục Đà Nẵng đã có những phản hồi. Tại kỳ họp Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng khoá IX, nhiệm kỳ 2016-2020 vừa qua, có nhiều ý kiến của cử tri bày tỏ lo lắng trong...