Đà Nẵng áp dụng ’suất ăn’ chuẩn cho học sinh tiểu học
Sở Giáo dục và Đào tạo Đà Nẵng cùng các bên có liên quan đã tổ chức hội thảo giới thiệu và triển khai bộ thực đơn chuẩn cho tất cả các trường tiểu học bán trú trên địa bàn thành phố để áp dụng rộng rãi vào đầu năm học sắp tới.
Bộ thực đơn chuẩn thuộc Dự án bữa ăn học đường, được triển khai thực hiện bởi Viện dinh dưỡng quốc gia, Công ty Ajinomoto Việt Nam. Bộ thực đơn gồm 40 thực đơn cho bữa ăn chính và bữa xế với những món ăn phù hợp với nguồn thực phẩm, thói quen ăn uống cho bữa ăn bán trú trên địa bàn Đà Nẵng. Theo PSG.TS Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, các thực đơn này đáp ứng tiêu chí ngon miệng, phong phú, hấp dẫn, đồng thời đảm bảo cân bằng về dinh dưỡng, phối hợp hài hòa giữa các chất sinh năng lượng là chất bột đường – chất béo – chất đạm, đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu năng lượng, vitamin và khoáng chất, chất xơ theo lứa tuổi.
Bà Huỳnh Thị Tam Thanh – Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Đà Nẵng tham quan trực tiếp bữa ăn bán trú của các em học sinh trường tiểu học Trần Văn Ơn (Đà Nẵng).
Theo khảo sát của Viện dinh dưỡng quốc gia, Việt Nam đang đối đầu với gánh nặng về dinh dưỡng của trẻ em. Tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi còn phổ biến ở nông thôn, trong khi đó tại các thành phố lớn tình trạng béo phì ngày càng gia tăng. Tỷ lệ suy dinh dưỡng, thấp còi ở trẻ em 6-9 tuổi là 13,7% và 9-11 tuổi là 18,2%. Bên cạnh đó, tỷ lệ béo phì, thừa cân trong học sinh tiểu học có xu hướng tăng nhanh ở mức lần lượt là 17,1% và 21%. Thiếu vi chất dinh dưỡng vẫn còn ở mức cao và đa phần học sinh có thói quen ăn uống không hợp lý như ăn nhiều đạm, chất béo, ít rau, củ quả, nhận thức của trẻ về kiến thức dinh dưỡng còn nhiều hạn chế…
Đại diện ban tổ chức, ông Nguyễn Ngọc Hùng, Phó tổng giám đốc Công ty Ajinomoto Việt Nam cho biết: “Đây là một hoạt động xã hội có ý nghĩa không chỉ đối với ngành giáo dục mà còn góp phần nâng cao sức khỏe dinh dưỡng, thế hệ trẻ Việt Nam nhằm hiện thực hóa chiến lược dinh dưỡng quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Song song với việc áp dụng bộ thực đơn chuẩn, ban tổ chức còn giới thiệu bộ minh họa thực phẩm “‘Ba phút thay đổi nhận thức”. Chương trình nhằm giáo dục kiến thức dinh dưỡng cơ bản về các loại thực phẩm cho học sinh thông qua những hình thức truyền đạt hấp dẫn với lứa tuổi như thơ, vè, kể chuyện, từ đó góp phần hình thành thói quen ăn uống lành mạnh. Điều này giúp các học sinh nắm bắt nhanh chóng các kiến thức, hứng thú đón nhận bữa ăn, đồng thời yêu thích các thực phẩm có lợi cho sức khỏe”.
Các em học sinh tại Trường tiểu Học Trần Văn Ơn (Đà Nẵng) với bữa ăn cân bằng về dinh dưỡng từ thực đơn “Bữa ăn học đường”.
Thầy Đặng Nhứt – Hiệu trưởng trường trung học Trần Văn Ơn cho biết: “Trước khi thực hiện dự án này, việc lên thực đơn hàng ngày cho các em còn mang tính chất kinh nghiệm truyền thống, chưa đủ cơ sở khoa học và chưa mang tầm chiến lược cho sự phát triển của trẻ em. Các món ăn của thực đơn cũng chưa được phong phú đa dạng. Sau khi thực hiện thí điểm dự án này, thực đơn của nhà trường phong phú và đa dạng hơn, khoa học hơn. Bước đầu thực hiện dự án, các em đã có một số chuyển biến về nhận thức, về lâu dài thì đòi hỏi nhà trường cần phải kiên trì thực hiện và cần sự hỗ trợ, phối hợp của nhiều lực lượng xã hội như các cấp chính quyền, cơ quan truyền thông…”.
Ban thực hiện dự án “Bữa ăn học đường” trao tặng bộ thực đơn chuẩn và bộ minh họa tới đại diện Phòng giáo dục các quận tại Đà Nẵng.
Dự án “Bữa ăn học đường” được thực hiện bởi Viện dinh dưỡng quốc gia, Công ty Ajinomoto Việt Nam phối hợp cùng Sở giáo dục và Đào tạo các tỉnh thành và nhằm mang đến một bộ thực đơn chuẩn, cân bằng về dinh dưỡng và ngon miệng cho học sinh tiểu học. Đồng thời, chương trình cũng giáo dục ý thức cho các em về dinh dưỡng. Giai đoạn 1 của dự án đã được triển khai năm 2013 tại các trường tiểu học bán trú trên địa bàn TP HCM. Thời gian tới, dự án dự kiến cũng sẽ được triển khai áp dụng tại Hà Nội và các tỉnh thành khác trên cả nước. Giai đoạn 2 của dự án sẽ thiết lập và đưa vào sử dụng phần mềm xây dựng thực đơn. Với phần mềm này, người dùng sẽ dễ dàng tính toán khẩu phần, các loại món ăn, tỷ lệ dinh dưỡng và lựa chọn thực đơn linh hoạt, phù hợp với yêu cầu của tình hình thực tế nhưng vẫn ngon miệng và đảm bảo về nhu cầu dinh dưỡng cho bữa ăn.
Video đang HOT
Theo VNE
Bí quyết dễ dàng đổi đơn vị đo lường trong học Toán
Chuyển đổi đơn vị đo thường là nỗi "ám ảnh" của nhiều học sinh tiểu học. Bằng những giải pháp đơn giản, thầy Nguyễn Tuấn Kiệt (Trường Tiểu học Vĩnh Hòa - huyện Chợ Lách, Bến Tre) đã giải tỏa được lo lắng này.
Một trong những giải pháp của thầy Kiệt là hình thành kỹ năng đổi đơn vị đo lường thông qua phương pháp lập bảng.
Đổi đơn vị đo độ dài
Danh số đơn, đổi từ đơn vị lớn sang đơn vị bé và ngược lại
Khi học sinh đã hiểu rõ bản chất phép đổi thì chỉ cần dịch chuyển dấu phẩy sang phải mỗi đơn vị đo liền sau nó là một chữ số hoặc thêm 1 chữ số 0 (nếu thiếu) ứng với một đơn vị đo.
Giáo viên biểu thị cho học sinh bằng cách lập bảng sau để học sinh dễ hiểu, dễ nhớ:
Căn cứ vào yêu cầu của đầu bài đã cho, hướng dẫn học sinh xác định từng chữ số trong đầu bài thuộc đơn vị nào để lần lượt điền vào bảng như: 4 là 4m, 1 là 1 dm, 6 là 6 cm, 5 là 5 mm; mà đầu bài yêu cầu đổi ra đơn vị là cm nên ta đặt dấu phẩy sau chữ số 6 ở đơn vị cm. Rồi tương tự như thế đối với các bài tập khác.
Khi hướng dẫn học sinh lập bảng để đổi, giáo viên cần hướng dẫn kỹ:
Xác định khung các đơn vị đổi của toàn bộ bài tập thậm chí các bài tập trong tiết học để tiết kiệm tối đa số bảng cần lập.
Xác định đúng yêu cầu bài tập cần đổi ra đơn vị nào.
Đối với bài tập đổi từ đơn vị nhỏ ra đơn vị lớn thì chữ số hàng đơn vị của nó luôn gắn với tên đơn vị đó trong bảng điền, sau đó cứ mỗi chữ số hàng tiếp theo gắn với 1 đơn vị liền trước nó, nếu thiếu chữ số thì tiếp tục viết chữ số 0 cho đến đơn vị cần đổi.
Điền dấu phẩy vào sau đơn vị cần đổi rồi ghi kết quả vào bài làm.
Danh số phức, đổi từ danh số phức sang danh số đơn và ngược lại:
Tương tự như ở danh số đơn, căn cứ vào số liệu đề bài học sinh điền các giá trị vào ô tương ứng rồi căn cứ vào yêu cầu đổi mà học sinh đặt dấu phẩy và ghi kết quả cho phù hợp.
Khi đổi danh số đơn sang danh số phức như trên ta phân tích các chữ số vào các đơn vị tương ứng theo thứ tự bảng đơn vị đo lường từ phải sang trái rồi căn cứ vào yêu cầu của đề bài mà lựa chọn các giá trị tương ứng với các đơn vị cần đổi.
Với cách lập bảng như thế này học sinh làm được nhiều bài tập cùng đơn vị đo mà kết quả không nhầm lẫn và vẫn đề bài như vậy giáo viên có thể hỏi nhanh nhiều kết quả đổi khác nhau để luyện tập kỹ năng đổi cho học sinh.
Đổi đơn vị đo diện tích
Tương tự như đơn vị đo độ dài để tránh nhầm lẫn giáo viên nên hướng dẫn học sinh lập bảng đổi ra nháp. Giáo viên chỉ cần lưu ý học sinh quan hệ của các đơn vị đo.
2 đơn vị liền nhau hơn kém nhau 100 lần nên khi đổi đơn vị từ lớn sang nhỏ mỗi đơn vị đo liền nhau nó phải thêm 2 chữ số 0 (đối với số tự nhiên) hoặc dịch chuyển dấu phẩy sang phải mỗi đơn vị 2 chữ số.
Lưu ý khi lập bảng:
Có thể lập cả bảng đơn vị đo diện tích hoặc tuỳ theo đơn vị đo trong bài tập lớn nhất là gì, nhỏ nhất là gì mà chọn số cột dọc cho phù hợp.
Giá trị của đơn vị theo đề bài phải viết đúng cột
Trong bảng phân tích mỗi đơn vị phải đủ 2 chữ số. Nếu ở đơn vị tương ứng nào chỉ có một chữ số hoặc không có thì ghi vào một hoặc hai chữ số 0.
Tùy theo đề bài yêu cầu đổi đơn vị nào thì phải đánh dấu phẩy sau 2 chữ số của đơn vị ấy hoặc chọn giá trị số phù hợp với đơn vị cần đổi.
Đơn vị đo thể tích
Sau khi học sinh đã thành thạo phương pháp đổi đơn vị đo độ dài và đo diện tích thì giáo viên cho các em so sánh quan hệ của 2 đơn vị diện tích liền nhau với 2 đơn vị thể tích liền nhau khi đó học sinh sẽ dễ dàng đổi đơn vị đo thể tích từ đơn vị lớn sang đơn vị nhỏ hoặc ngược lại.
Để thực hiện đổi chính xác, giáo viên hướng dẫn học sinh cách lập bảng:
Khi đổi từ đơn vị lớn sang đơn vị bé, nếu các đơn vị chưa đủ 3 chữ số thì phải viết thêm chữ số 0 vào bên trái cho đủ 3 chữ số nếu là danh số phức; viết thêm chữ số 0 vào bên phải cho đủ 3 chữ số nếu là danh số đơn.
Tuy là dạng mới song bài tập này khá đơn giản, học sinh chỉ cần thuộc bảng đơn vị đo thể tích từ nhỏ đến lớn và làm thành thạo các phép đổi đã học ở trên là học sinh làm được dễ dàng.
Theo GDTĐ
Mô hình trường học mới: Sổ tổng hợp đánh giá thay thế Học bạ Dự án Mô hình trường học mới Việt Nam sẽ in và cấp sổ tổng hợp đánh giá cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 4 ở các trường thuộc Dự án từ ngày 20 đến 25/5. Bộ GD&ĐT thông tin như vậy trong hướng dẫn một số vấn đề về hồ sơ đánh giá học sinh tiểu học mô hình VNEN...