Da mặt khô làm gì cho hết?
Bạn có thể dễ dàng khắc phục tình trạng da mặt bị khô trong mùa đông ngay tại nhà bằng những phương pháp đơn giản và hiệu quả.
Da mặt bị khô là tình trạng phổ biến, đặc biệt trong các mùa lạnh hoặc do các tác động từ môi trường như ánh nắng mặt trời, gió mạnh, hoặc không khí khô hanh. Da khô thường có cảm giác căng rát, bong tróc và thiếu sức sống.
Tuy nhiên, bạn có thể dễ dàng trị khô da mặt ngay tại nhà bằng những phương pháp đơn giản và hiệu quả. Dưới đây là tổng hợp các cách trị khô da mặt tại nhà mà bạn có thể tham khảo:
Sử dụng mặt nạ dưỡng ẩm từ thiên nhiên
Mặt nạ dưỡng ẩm là phương pháp rất hiệu quả trong việc cấp ẩm cho da khô. Bạn có thể sử dụng những nguyên liệu tự nhiên có sẵn trong nhà để làm mặt nạ dưỡng ẩm, giúp da mềm mịn và khỏe mạnh.
Bạn có thể sử dụng mặt nạ mật ong và sữa chua. Mật ong có tính dưỡng ẩm tự nhiên, trong khi sữa chua giúp làm dịu và tái tạo da. Trộn một thìa mật ong với một thìa sữa chua và đắp lên mặt khoảng 15-20 phút rồi rửa lại với nước ấm.
Mặt nạ mật ong, sữa chua rất hiệu quả.
Mặt nạ bơ và dầu dừa cũng rất hiệu quả. Bơ chứa nhiều vitamin E và chất béo giúp dưỡng ẩm, trong khi dầu dừa có tính kháng viêm và cấp ẩm sâu. Trộn một nửa quả bơ nghiền nát với một thìa dầu dừa, thoa lên mặt và để trong 15-20 phút rồi rửa sạch.
Dùng dầu dừa dưỡng ẩm
Dầu dừa là một trong những nguyên liệu tự nhiên rất hiệu quả trong việc dưỡng ẩm cho da khô. Với các acid béo và vitamin E, dầu dừa không chỉ giúp giữ ẩm mà còn hỗ trợ tái tạo da, làm mềm da và ngăn ngừa tình trạng bong tróc. Sau khi làm sạch da mặt, lấy một lượng nhỏ dầu dừa và xoa nhẹ lên da mặt, đặc biệt là các vùng da khô. Để qua đêm và rửa lại vào sáng hôm sau.
Dầu dừa là một trong những nguyên liệu tự nhiên rất hiệu quả trong việc dưỡng ẩm cho da khô.
Sử dụng tinh dầu oải hương và olive
Tinh dầu oải hương có tính kháng khuẩn và làm dịu da, trong khi dầu olive chứa nhiều vitamin E, giúp làm mềm da và giữ ẩm hiệu quả. Trộn vài giọt tinh dầu oải hương với một thìa dầu olive rồi massage nhẹ nhàng lên da mặt trong vài phút. Để qua đêm và rửa lại vào sáng hôm sau.
Video đang HOT
Uống đủ nước
Một trong những nguyên nhân chính gây khô da là cơ thể thiếu nước. Việc cung cấp đủ nước không chỉ giúp cơ thể hoạt động hiệu quả mà còn giúp da luôn giữ được độ ẩm tự nhiên. Hãy đảm bảo uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày để cung cấp đủ độ ẩm cho da từ bên trong.
Việc cung cấp đủ nước không chỉ giúp cơ thể hoạt động hiệu quả mà còn giúp da luôn giữ được độ ẩm tự nhiên.
Sử dụng gel nha đam (lô hội)
Nha đam (lô hội) là nguyên liệu tự nhiên rất nổi tiếng với khả năng dưỡng ẩm, làm dịu da và hỗ trợ chữa lành vết thương. Nước ép từ nha đam có thể giúp phục hồi độ ẩm cho da mặt khô và cung cấp các dưỡng chất nuôi dưỡng làn da.
Cắt lá nha đam lấy gel bên trong, thoa trực tiếp lên mặt và để khoảng 20 phút rồi rửa sạch với nước ấm. Bạn có thể sử dụng gel nha đam vào buổi tối để dưỡng da trong suốt đêm.
Tẩy tế bào chết bằng đường nâu và dầu dừa
Tẩy tế bào chết là bước quan trọng giúp loại bỏ lớp da chết, giúp da dễ dàng hấp thụ dưỡng chất và trông sáng hơn. Tuy nhiên, khi da khô, bạn cần sử dụng các phương pháp tẩy tế bào chết nhẹ nhàng để tránh gây kích ứng.
Trộn một thìa đường nâu với một thìa dầu dừa để tạo thành hỗn hợp tẩy tế bào chết tự nhiên. Thoa lên mặt và massage nhẹ nhàng theo chuyển động tròn trong khoảng 2-3 phút rồi rửa lại với nước ấm.
Khi da khô, bạn cần sử dụng các phương pháp tẩy tế bào chết nhẹ nhàng để tránh gây kích ứng.
Sử dụng sữa tươi không đường
Sữa tươi không đường là một nguyên liệu tuyệt vời giúp cấp ẩm cho da khô và làm sáng da tự nhiên. Sữa tươi chứa nhiều vitamin A, D và các axit béo giúp nuôi dưỡng và bảo vệ da. Thấm một miếng bông tẩy trang vào sữa tươi không đường và nhẹ nhàng lau lên da mặt. Để trong khoảng 10-15 phút rồi rửa sạch với nước lạnh.
Chế độ ăn uống giàu vitamin E và omega-3
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng làn da từ bên trong. Những thực phẩm giàu vitamin E và omega-3 có thể giúp cải thiện tình trạng da khô và giữ ẩm cho da.
Cá hồi là thực phẩm giàu omega-3 giúp cải thiện độ ẩm cho da.
Các loại hạt, dầu thực vật, quả bơ và rau xanh đều chứa vitamin E giúp da khỏe mạnh và mềm mịn. Cá hồi, hạt chia, hạt lanh và dầu olive là những thực phẩm giàu omega-3 giúp cải thiện độ ẩm cho da.
Tránh rửa mặt bằng nước quá nóng
Rửa mặt bằng nước quá nóng có thể làm mất đi lớp dầu tự nhiên của da, khiến da khô và dễ bị kích ứng. Bạn nên sử dụng nước ấm hoặc lạnh khi rửa mặt để bảo vệ da. Rửa mặt với nước ấm sẽ giúp mở lỗ chân lông và làm sạch da mà không làm mất độ ẩm tự nhiên của da.
Trị khô da mặt tại nhà không khó, nhưng cần sự kiên nhẫn và chăm sóc đều đặn. Bằng cách sử dụng các nguyên liệu tự nhiên như mật ong, nha đam, dầu dừa, sữa tươi và duy trì một chế độ ăn uống khoa học, bạn có thể cải thiện tình trạng da khô và sở hữu làn da mềm mại, khỏe mạnh.
Dưỡng ẩm cho da khi mùa hanh khô
Khi thời tiết hanh khô, làn da dễ bị khô rát nứt nẻ, dễ nổi mẩn. Những yếu tố nào làm da bạn khô hơn khi thời tiết hanh hao và cách nào để dưỡng ẩm cho da?
1. Tại sao da khô hơn vào mùa hanh khô?
Da khô rát, nẻ, nổi mẩn nhiều hơn khi thời tiết hanh khô là do:
- Thời tiết giao mùa, khí hậu thay đổi đột ngột, không khí nóng, lạnh, khô và độ ẩm thấp hơn. Do đó triệu chứng da khô sẽ trầm trọng hơn.
- Khi cái nắng không còn gay gắt như mùa hè, chúng ta thường chủ quan hoặc quên không sử dụng kem chống nắng. Nhưng tia cực tím (UV) vẫn gây ảnh hưởng cho da ngay cả khi trời râm mát. Nếu không bảo vệ da lúc này thì tia UV có thể làm tăng tốc độ lão hóa da và da dễ bị khô hơn.
- Khi thời tiết hanh khô, độ ẩm trong không khí thấp hơn rất nhiều so với bình thường. Các vi mạch co lại cũng làm cho hoạt động trao đổi chất trong da giảm làm cho hoạt động cấp ẩm của da giảm. Nếu lớp thượng bì không được chăm sóc và bảo vệ đúng cách thì chức năng bảo vệ cũng bị giảm, nước dưới da dễ bị bay hơi, từ đó da trở nên khô hơn.
- Khi da mặt khô, sẽ cảm thất dấm dứt, khó chịu nên có nhu cầu rửa mặt nhiều hơn. Nếu bạn rửa mặt quá nhiều lần trong ngày, đặc biệt là sử dụng nước ấm nóng sẽ khiến da mất đi lớp lipid tạo nên hàng rào bảo vệ da. Thói quen tắm hay ngâm bồn nước nóng lâu trong mùa này cũng làm suy yếu lớp màng bảo vệ của da và làm giảm tác động liên kết chặt của lớp thượng bì. Từ đó độ ẩm da mất ra ngoài môi trường nhiều hơn khiến da khô hơn. Thậm chí da còn bắt đầu nứt nẻ và dễ bị viêm mắc các bệnh lý ngoài da khác hoặc làm cho các bệnh ngoài da có sẵn dễ bùng phát.
Thời tiết hanh khô khiến da mất đi độ mềm mại, da dễ bị bong tróc.
2. Cách dưỡng ẩm cho da mùa hanh khô
Làn da có được sự mềm mại và đủ độ ẩm chính là kết quả của hai hoạt động là cấp nước và cấp ẩm.
- Cấp nước: Là hoạt động của các chất hút ẩm (humectant), hút nước ở môi trường bên ngoài như không khí và hút nước ở lớp bên dưới da vào trong da. Quá trình này tạo nên thể ngậm nước giúp tạo thể tích nước dự trữ cũng như môi trường trong da và giúp da được cấp nước đầy đủ. Tiêu biểu cho dạng này trong da như các acid hyaluronic, glycerin...
- Cấp ẩm: Chính là hoạt động của các chất trong lớp thượng bì bề mặt da. Có thể ví lớp thượng bì này như bức tường bảo vệ da. Nếu "bức tường" này được chăm sóc tốt, có liên kết chặt chẽ sẽ làm cho nước dưới da không bị bay hơi, từ đó làn da được cung cấp độ ẩm đầy đủ.
Để chăm sóc và dưỡng ẩm da vào mùa hanh khô, trước hết bắt đầu từ những thói quen chúng ta có thay đổi được như:
Tắm nước ấm thay vì nước nóng. Thời gian tắm giới hạn từ 5-10 phút. Bổ sung độ ẩm cho không khí bằng cách sử dụng máy tạo ẩm để bù lại độ ẩm giảm sút. Mặc quần áo chất liệu mềm mại như cotton, lụa... Không để các chất liệu vải có tính cọ xát mạnh như len, sợi polyester... tiếp xúc trực tiếp với da. Sử dụng các sản phẩm giặt xả lành tính, không chứa hương liệu. Dùng dầu gội, sữa tắm, sữa rửa mặt lành tính, có tính tẩy nhẹ. Bảo vệ da với các tác nhân môi trường bằng cách đeo găng tay, sử dụng kem chống nắng như khi thời tiết nắng gắt.
Chăm sóc da với các sản phẩm skincare phù hợp cho mùa hanh khô sau đây:
- Sữa rửa mặt, sữa tắm: Chọn dòng có pH sinh lý 5.5 - 6 tránh sản phẩm pH kiềm. Chọn các sản phẩm làm sạch dịu nhẹ không chứa hương liệu. Nếu đã lựa chọn sản phẩm dịu nhẹ rồi nhưng da vẫn khô thì nên thử sử dụng các sản phẩm có bổ sung thành phần hỗ trợ độ ẩm như: Glycerin, ceramide, niaciamide...
- Dưỡng ẩm: Sau khi làm sạch da, bôi ngay lớp kem dưỡng ẩm. Mùa hanh khô nên chọn sản phẩm giữ ẩm có kết cấu đặc như dạng cream, ointment. Thành phần được chọn để cấp ẩm có thể là trong các nhóm:
Thành phần hút ẩm: Glycerin, hyaluronic acid, panthenol, urea, AHA...
Thành phần làm mềm: Propylene glycol, Jojoba oil, dimethicone...
Thành phần khóa ẩm: Dầu khoáng, dầu squalene, stearic acid...
Dùng các sản phẩm chăm sóc da phù hợp để cấp ẩm cho da.
Nếu đã dùng kem dưỡng ẩm nhưng da vẫn còn cảm giác bị khô, có thể bổ sung độ ẩm cho da qua các dạng hỗ trợ như đắp mặt nạ, xịt khoáng và serum cấp ẩm với các thành phần thuộc các nhóm trên.
Một điều quan trọng là đừng quên dùng kem chống nắng đều đặn, ngay cả khi thời tiết râm mát. Nên chọn sản phẩm dạng kem hơn là gel hay lotion. Nên chọn kem chống nắng cho da khô, có các thành phần cấp ẩm cho da như hyaluronic acid và ceramides. Tuyệt đối không nên dùng các dòng kem chống nắng chứa cồn hay paraben. Điều đó có thể làm vấn đề khô da càng thêm trầm trọng.
Xịt khoáng gây hại như thế nào cho làn da nếu sử dụng sai cách? Khi sử dụng quá nhiều xịt khoáng làm tăng độ ẩm và tăng dầu nhờn trên da khiến da bị 'khó thở,' bít tắc lỗ chân lông, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây mụn. (Ảnh: Getty images) Là một sản phẩm chăm sóc da, xịt khoáng có chứa thành phần gồm khoáng chất, chất dinh dưỡng hoặc tinh dầu mang đến nhiều...