Đà Lạt thu nhỏ ở miền Đông
Rẽ ra khỏi tuyến quốc lộ 1 khoảng hơn trăm mét, Công viên văn hóa Suối Tre ( TP.Long Khánh) với diện tích hơn 60ha được ví như Đà Lạt thu nhỏ giữa miền Đông.
Người dân đến ngắm cảnh, thư giãn tại Công viên văn hóa Suối Tre. Ảnh: N.Hạ
Ở vùng nhiệt đới phương Nam quanh năm có hai mùa mưa nắng, khó nơi nào có không gian xanh mướt, không khí trong lành, thoáng đãng như nơi đây. Bên trên, cây cối vươn cành níu nhau che bớt khoảng không gay gắt của ánh nắng mặt trời giữa trưa. Bên dưới là thảm cỏ xanh mềm trải dài tăm tắp, xen lẫn những bụi dương xỉ, dây leo từ những cành cây lớn. Vườn cây cối trải qua nhiều năm tuổi, có nhiều tầng cây nhưng không mang lại cảm giác um tùm, rậm rạp, thay vào đó là sự thoáng đãng, tươi xanh trong ngăn nắp vì có “bàn tay” chăm sóc, giữ gìn của con người.
Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, Công viên văn hóa Suối Tre (TP.Long Khánh) được hình thành từ những năm 20 của thế kỷ XX để phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng của người Pháp đến nay, vẫn giữ được nét trầm mặc, cổ kính với khí hậu ôn hòa, mát mẻ. Hiện nơi đây không chỉ là địa điểm thu hút du khách gần xa mà còn chứa đựng những ký ức, lưu dấu về văn hóa truyền thống của ngành cao su Đồng Nai.
Nổi bật và duyên dáng bên những con đường uốn lượn, trong khu vườn xanh mướt với nhiều loại cây cao to, là nhiều biệt thự được xây dựng cách đây hơn trăm năm theo kiến trúc Pháp với màu vàng đặc trưng. Trong đó, bề thế và ấn tượng nhất là căn biệt thự vốn là nhà ở của chủ đồn điền của Công ty Cao su SHIP hiện được trưng dụng làm Nhà truyền thống công nhân cao su Đồng Nai.
Căn biệt thự 2 tầng này nằm ở địa thế cao, bao quát khung cảnh xung quanh, với thiết kế, nền gạch, cầu thang, cửa sổ, mái ngói… nguyên bản đuơc bảo tồn từ thời Pháp. Hiện biệt thự lưu giữ nhiều tư liệu ảnh và hiện vật lịch sử gốc cùng các loại tài liệu khoa học phụ thuộc công trình mỹ thuật minh họa có giá trị đã nhuốm màu thời gian.
Video đang HOT
Anh Phúc Đức, ngụ TP.Long Khánh, cho hay: “Từ nhà tôi đến Công viên văn hóa Suối Tre mất khoảng 10 phút chạy xe gắn máy. Khi có thời gian rảnh, tôi lại đến đây, nhiều khi đi một mình. Tôi thường mang theo ghế xếp, cà phê, tai nghe để nghe nhạc ngắm cảnh, hít thở không khí trong lành… Vì yêu thiên nhiên mà đến nên tôi luôn ý thức giữ gìn, trân trọng môi trường nơi đây”.
Theo anh PHÚC ĐỨC (người dân Long Khánh): “Trời càng nắng thì vào Công viên văn hóa Suối Tre càng thích. Ánh nắng đủ làm bừng sáng không gian cây xanh, xuyên qua kẽ lá, nhưng không làm nóng bức được nơi đây”.
Giới trẻ bỏ công việc văn phòng để đi du lịch bụi theo kiểu 4.0
Phần lớn mọi người đang cho rằng chỉ ai có điều kiện mới có thể đi du lịch mỗi tháng một thành phố nhưng câu chuyện của Trần Thu Quỳnh (24 tuổi, freelancer) đã chứng minh điều ngược lại.
Chỉ cần một chiếc laptop được kết nối internet, bạn có thể đi muôn nơi.
Những trái tim thèm khát "xê dịch"
Sau khi rời bỏ công việc văn phòng tại Hà Nội, Trần Thu Quỳnh (24 tuổi, Hà Nội) bắt đầu có những chuyến đi của mình đến những vùng đất mới để tìm kiếm cảm giác mới lạ. Câu chuyện bắt đầu khi Quỳnh và các bạn dự tính cho việc khám phá Đà Lạt chừng vài ngày, thế nhưng Quỳnh lúc bấy giờ nảy ra ý định quyết ở lại nơi đây và làm việc từ xa. Một, hai ngày trôi qua, Quỳnh bắt đầu quen dần và sẵn sàng cởi mở hơn với người dân xứ ngàn hoa.
Đối với quỳnh, việc ở lại đây cần nhiều sự tính toán bởi ở độ tuổi trẻ, quỹ lương thường có hạn nên nếu không chi tiêu có kế hoạch, việc xê dịch có thể bị ảnh hưởng ít nhiều. "Mình tìm hiểu tiền thuê phòng, thuê xe, mình nghĩ đây là 2 khoản cần thiết và quan trọng nhất tại mỗi nơi ở, còn về chi phí sinh hoạt mình có suy nghĩ là "người dân ở đó sống được thì mình cũng sống được" cho nên tùy nhu cầu sắp xếp chi tiêu hợp lý", em Trần Thu Quỳnh chia sẻ.
Trần Thu Quỳnh bắt đầu lên kế hoạch cho chuyến đi của mình từ tháng 3/2022.
Khi nhận được câu hỏi: "Có bao giờ việc không gắn bó, ổn định ở một nơi nào đó khiến bạn cảm thấy cô đơn không?", Quỳnh chỉ nhẹ nhàng trả lời rằng: "Không hề". Trong suy nghĩ của cô gái trẻ đam mê phiêu lưu ấy có một quyết tâm rất lớn về việc khám phá Việt Nam từ con người đến khung cảnh. Thức dậy ở một nơi xa với khung cảnh tuyệt vời còn khiến Quỳnh cảm thấy hứng khởi để làm việc hơn.
Cùng đam mê với Quỳnh, anh Yavor Stoyanov (32 tuổi, người Bungari, hiện đang trú tại TP HCM) cũng rời bỏ quê hương để tìm đến một vùng đất mới, làm việc từ xa và tích lũy thêm những trải nghiệm. Trong hai năm châu Âu phong tỏa vì dịch Covid-19, anh Yavor chỉ có thể làm việc từ nhà như những đồng nghiệp của mình. Công việc chính của anh là làm nhân viên tiếp thị kỹ thuật số (Digital Marketing). Quá chán nản với việc ở một mình và không thể đi đâu, anh Yavor nung nấu một ý định tìm đến một đất nước mới. Sau quá trình cân nhắc các nước khu vực châu Á, anh đã chọn Việt Nam làm bến đỗ của mình.
Anh Yavor Stoyanov cho biết, bất cứ ai một mình đến một thành phố mới cũng là một thử thách,nhưng nó cũng thôi thúc bản thân anh nỗ lực, trưởng thành hơn.
"Nỗi sợ về việc cô độc và không biết ngày mai sẽ ra sao đã thôi thúc tôi thực hiện chuyến hành trình này. Tôi đã mơ ước về việc có thể du lịch châu Á, dù rằng các loại visa tại đây còn đang hạn chế nhưng đó không phải là một rào cản quá lớn. Tôi chọn ở lại TP HCM và cho đến nay đã được 4 tháng. Tôi có thêm nhiều người bạn mới và những trải nghiệm tuyệt vời về nền văn hóa Việt Nam", anh Yavor tâm sự.
Du lịch bụi 4.0
Trong khoảng những năm gần đây, một khái niệm mới đang ra đời mang tên Digital Nomad (tạm dịch là du lịch bụi 4.0). Digital Nomad chỉ những người đam mê xê dịch, ở nhiều thành phố khác nhau để làm việc từ xa. Đây là một trong những xu hướng sinh ra trong cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4 thể hiện ứng dụng các thành tựu vào đời sống con người. Nếu như ở nước ngoài, người dân bắt đầu thực hiện việc xê dịch này từ khoảng năm 2019 và bùng nổ hơn trong năm 2021 và 2022. Ở Việt Nam, khái niệm này chỉ mới du nhập vào đầu năm nay.
Mặc dù còn rất mới và chưa có nhiều nguồn tư liệu chia sẻ về vấn đề này, các bạn trẻ vẫn sẵn sàng thực hiện hành trình tuổi trẻ của mình. Đối với Trần Thu Quỳnh, việc du lịch dài ngày làm cuộc sống của em bớt nhàm chán hơn.
Dự định sắp tới của Quỳnh là đến Y Tý (Hà Giang) nối dài danh sách những địa điểm trong hành trình tuổi trẻ của mình.
Quỳnh cho biết: "Mình thấy sống có ý nghĩa hơn, trải nghiệm nhiều hơn, gặp gỡ nhiều người, lắng nghe nhiều câu chuyện thú vị. Bạn bè thấy thích thú và hào hứng về chuyến đi của mình, về gia đình thì có sự tin tưởng với mình, nên chỉ hỏi đi đâu, làm gì, với ai, như thế nào và dặn dò cẩn thận chứ cũng không phản đổi gì. Hiện tại vẫn vậy, mọi người vẫn hào hứng về những chuyến đi của mình, và mong ngóng được xem nhiều hình ảnh, câu chuyện thú vị".
Còn với anh Yavor Stoyanov, điều tuyệt vời nhất anh có được sau khoảng thời gian làm Digital Nomads là gặp được một người con gái tuyệt vời có thể khiến anh "tìm thấy ánh sáng cuộc sống". anh Yavor và bạn gái người Việt cùng là nhân viên tiếp thị số nên phần nào họ hiểu được những điều đối phương đang làm. Cuộc gặp gỡ với Thảo đã làm Yavor muốn ở lại hẳn TP HCM để sinh sống và lập nghiệp thế nhưng nếu Thảo sẵn sàng tiếp tục hành trình xê dịch cùng Yavor, cả hai sẽ lên kế hoạch cho những chuyến đi xa hơn.
"Điều quan trọng của việc trở thành Digital Nomad là sẵn sàng chấp nhận mọi hoàn cảnh. Chẳng hạn như việc đến một đất nước mới, bạn buộc phải nhập gia tùy tục. Hãy cởi mở với những điều mới mẻ và xây dựng kỷ luật cá nhân cho bản thân. Dù rằng đây là một chuyến du lịch vui vẻ thoải mái nhưng bạn không nên quên rằng vẫn có một công việc đang đợi chúng ta", anh Yavor kể về kinh nghiệm khi đi du lịch của mình.
Khoản chi đáng giá nhất 6 tháng đầu năm 2022 của người trẻ Thủy Tiên (23 tuổi, TP.HCM) dành 6,5 triệu đồng đưa mẹ đi du lịch. Đối với cô, đây là khoản chi xứng đáng và ý nghĩa nhất suốt 6 tháng đầu năm. 6 tháng đầu năm 2022, dư âm từ đại dịch cùng bão giá ảnh hưởng đến kế hoạch tiêu dùng của người trẻ. Nhiều người cho biết không còn đặt mục...