Đa kết nối, một mục tiêu
Hiện nay tất cả các đường cao tốc, đường vành đai của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, kể cả của TP.HCM, vẫn chưa thực hiện được so với quy hoạch các cấp đề ra.
Thực tế, cả Đông và Tây Nam bộ mới chỉ có 2 tuyến đường cao tốc TP.HCM – Trung Lương và TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây được đưa vào khai thác nhiều năm và đều đã quá tải. Các tuyến đường cao tốc khác đã triển khai thì hoặc đang dang dở, “đắp chiếu” như Bến Lức – Long Thành hoặc chật vật vì vốn như Trung Lương – Mỹ Thuận, điều này gây ảnh hưởng lớn, làm nghẽn sự phát triển kinh tế chung cả vùng.
Tuy nhiên, trong thời gian tới, tình hình trên có thể sớm được giải quyết bởi hàng loạt tuyến đường cao tốc khu vực phía Nam đã được khởi động lại, mang theo kỳ vọng sớm kết nối mạng lưới hạ tầng, thúc đẩy nền kinh tế đang trì trệ do dịch bệnh.
Khu vực Tây Nam bộ, dự kiến tháng 11 tới, đoạn đường cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ sẽ được khởi công, tuyến đường cao tốc Cần Thơ – Cà Mau cũng đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương thực hiện.
Đặc biệt sôi động là các địa phương vùng Đông Nam bộ, trong đó tâm điểm nhiều tuyến đường đều hướng về Đồng Nai, sân bay quốc tế Long Thành. Đó là dự án mở rộng đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây đang được tính toán. Cuối tháng 9 sẽ khởi công dự án đường cao tốc Bắc – Nam đoạn Phan Thiết – Dầu Giây dài 99km từ nguồn vốn ngân sách. Đối với đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, hiện đang thống nhất các nội dung liên quan giữa Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu và Bộ GT-VT để chuẩn bị công tác đầu tư. Tiếp nữa, tuyến đường cao tốc Dầu Giây – Liên Khương nối với cao nguyên du lịch Đà Lạt cũng đang chuẩn bị chuyển động.
Video đang HOT
Tâm điểm của cả vùng thời gian tới sẽ là sự bứt tốc của hạ tầng, trong đó có sân bay quốc tế Long Thành, tâm điểm mà nhiều dự án hạ tầng giao thông lớn hướng tới. Đa kết nối, một mục tiêu, hàng loạt dự án khởi động không chỉ kết nối, hóa giải các điểm nghẽn mà còn là động lực cho nền kinh tế khi gặp khó khăn, nhất là tình hình dịch bệnh hiện nay. Hàng ngàn tỷ đồng của các dự án được giải ngân vừa tạo việc làm cho doanh nghiệp, người lao động vừa góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Các dự án này có thể tạo ra tác động cấp số nhân, tạo việc làm trực tiếp, gián tiếp, tăng cường tính kết nối cơ bản, kích cầu cho các nhà thầu địa phương và thúc đẩy hoạt động sản xuất trở lại của các nhà máy.
Vấn đề là, trong quá trình triển khai phải thật sự quyết liệt, minh bạch và phải có sự cộng hưởng, tránh những vấn đề mà các tuyến đường Bến Lức – Long Thành, Trung Lương – Mỹ Thuận đang gặp phải.
Gỡ kẹt xe cho cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây
Bộ GTVT lý giải nguyên nhân kẹt xe tại nút giao quốc lộ 51 và cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, đồng thời đưa ra một số giải pháp khắc phục.
Liên quan đến tình trạng kẹt xe thường xuyên giữa nút giao quốc lộ 51 (QL51) và đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, Bộ GTVT vừa có văn bản gửi cử tri tỉnh Đồng Nai. Theo đó, bộ này lý giải nguyên nhân và đưa ra một số biện pháp khắc phục trong thời gian tới.
Thường xuyên kẹt xe tại nút giao quốc lộ 51
Theo ghi nhận của PV, nút giao giữa QL51 và cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây (địa bàn Đồng Nai) khá nhỏ hẹp. Trong khi đó, hướng xe lưu thông từ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu rẽ trái vào đường cao tốc thường xuyên xung đột với hướng xe lưu thông từ TP Biên Hòa đi Vũng Tàu tại vòng xuyến QL51, dẫn đến kẹt xe nghiêm trọng.
Ngoài ra, tại trạm thu phí, kiểm soát vé QL51, tài xế phải dừng hai lần trên một đoạn đường ngắn để nhận thẻ và trả thẻ nên nhiều xe phải xếp hàng chờ.
Anh Nguyễn Văn Phụng (tài xế xe khách lưu thông trên tuyến này) cho biết: "Vào thứ Bảy, Chủ nhật hay lễ, tết, các xe xếp hàng kéo dài vài kilomet trên QL51. Còn ngày thường thì kẹt xe vào khoảng 17-18 giờ".
Ngoài ra, phía địa bàn TP.HCM, các đường dẫn lên cao tốc trên như nút giao An Phú (quận 2), vòng xoay Phú Hữu (quận 9) cũng thường xuyên rơi vào tình trạng ùn tắc cục bộ. Một mặt là do lượng xe tăng đột biến, một mặt là do các nút giao này chưa được mở rộng.
Theo Bộ GTVT, hiện tượng dồn ứ, kẹt xe tại các nút giao của cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây có nhiều nguyên nhân. Một trong những nguyên nhân chủ yếu là các xe mất nhiều thời gian dừng, đỗ để trả phí dịch vụ sử dụng đường bộ tại các trạm thu phí. Đặc biệt, tại trạm thu phí nút giao QL51, lượng xe lưu thông thường tăng đột biến vào các ngày cuối tuần, tết, lễ...
Trong khi đó, các trạm thu phí tại những nút giao cao tốc này đang sử dụng công nghệ thu phí một dừng, chưa được đầu tư xây dựng hệ thống thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức không dừng (ETC).
Trạm thu phí QL51 liên tục bị kẹt xe do lượng xe tăng đột biến. Ảnh: THU TRINH
Tính toán mở rộng cao tốc
Đối với hình thức thu phí tại các trạm nói trên, Bộ GTVT cho hay hiện Thủ tướng giao cho bộ và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp xem xét tiến độ hoàn thành lắp đặt hệ thống ETC phù hợp với điều kiện nguồn vốn của dự án.
Trên cơ sở đó, Bộ GTVT phối hợp với Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp tiếp tục chỉ đạo VEC thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng, đảm bảo tất cả trạm thu phí trên cao tốc do VEC quản lý phải hoàn thành lắp đặt hệ thống ETC.
"Mặt khác, để giảm dồn ứ, ùn tắc giao thông trên tuyến, trong đó có nút giao QL51, Bộ GTVT giao Tổng Công ty Cửu Long tổ chức lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư mở rộng đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây làm cơ sở xem xét đưa vào kế hoạch trung hạn giai đoạn 2021-2025. Trong nghiên cứu cần phải làm rõ quy mô và trách nhiệm đầu tư đối với nút giao An Phú, đường vành đai 2, vành đai 3 và QL51" - Bộ GTVT cho hay.
Bộ GTVT cũng giao Vụ KH&ĐT tham mưu bố trí nguồn vốn cho dự án, đồng thời phối hợp với đơn vị liên quan và các địa phương Đồng Nai, TP.HCM nghiên cứu phương án tiếp tục mở rộng tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây.Theo đó, đoạn từ nút giao An Phú (TP.HCM) đến thị trấn Long Thành (Đồng Nai) sẽ được mở rộng 8-10 làn xe. Đoạn còn lại từ Long Thành đến Dầu Giây vẫn giữ nguyên bốn làn xe.
Trong trường hợp quỹ đất không cho phép mở rộng, Bộ GTVT lưu ý phương án đầu tư đường trên cao đoạn từ TP.HCM đi sân bay quốc tế Long Thành, đường sắt nhẹ, bến xe trung chuyển kết nối sân bay... để đảm bảo kết nối giao thông hiệu quả, tránh ùn tắc.
Đưa hơn 350 công dân Việt Nam từ Nhật Bản về nước an toàn Ngay sau khi hạ cánh xuống sân bay quốc tế Cam Ranh, tổ bay và tất cả hành khách từ Nhật Bản đã được giám sát y tế và cách ly tập trung theo đúng quy định. Ảnh minh họa. (Ảnh: Phan Sáu/TTXVN) Ngày 29/8, các cơ quan chức năng của Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản và Hãng...