Da điện tử phản ứng với cơn đau như con người
Các nhà nghiên cứu Đại học RMIT (Úc) đã phát triển một loại da nhân tạo có thể phản ứng với cơn đau giống như con người, cung cấp phản hồi “gần như tức thì” nếu áp suất và nhiệt độ chạm mức khiến ai đó kêu lên.
Da nhân tạo được phát triển giống da người
Theo Engadget, nguyên mẫu da điện tử được làm bằng chất liệu có thể co giãn, thiết kế mỏng chứa cảm biến áp suất, lớp phủ phản ứng với nhiệt độ và các tế bào trí nhớ giống như não bộ.
Nhà nghiên cứu Md Ataur Rahman cho biết, nó đủ tinh tế để phân biệt sự khác biệt giữa việc nhẹ nhàng chọc vào mình bằng một chiếc đinh ghim và một cú đâm đau đớn. Thiết kế bắt chước các tế bào thần kinh, đường dẫn thần kinh và các thụ thể chỉ dẫn các giác quan của con người.
Mặc dù dự án còn một chặng đường dài để đạt được những sản phẩm thiết thực nhưng việc sử dụng tiềm năng là rõ ràng. Một cánh tay giả có thể tái tạo tốt hơn những cảm giác của vật thật và giúp mọi người tránh khỏi nguy hiểm. Robot có thể ít đáng sợ hơn vì chúng thể hiện sự mong manh giống con người hơn. Nó cũng có thể hữu ích cho việc ghép da không xâm lấn mà các phương pháp thông thường không hiệu quả.
Dĩ nhiên việc sử dụng sẽ cần phải có chọn lọc cho bất kỳ mục đích nào. Mặc dù cơn đau là một cơ chế bảo vệ tự nhiên hữu ích nhưng không phải ai cũng muốn điều đó xảy ra.
Video đang HOT
Chuyên gia RMIT: Vẫn còn xa để AI có thể ngang tầm với trí thông minh con người
Dù nhận định ngày càng có nhiều nội dung được AI (trí thông minh nhân tạo) tạo ra song Tiến sĩ Đặng Phạm Thiên Duy, Đại học RMIT Việt Nam tin rằng vẫn còn chặng đường dài cho đến khi AI có thể ngang tầm với trí thông minh của con người.
Cỗ máy đọc sách sử dụng AI, của Tiến sĩ Andy Simionato (trái) và Tiến sĩ Karen ann Donnachie (phải), biến tiểu thuyết thành thơ Haiku.
Thông tin từ Đại học RMIT Việt Nam cho hay, bộ sách mới nhất của Tiến sĩ Karen ann Donnachie và Tiến sĩ Andy Simionato đến từ Đại học RMIT (Úc) mang theo dòng chữ cảnh báo: "Chú ý! Sách này không do con người thiết kế". Thực ra, nguyên tác của các cuốn sách này là do con người viết ra, nhưng phiên bản mới gồm thơ Haiku và những hình ảnh vô cùng "lạ" và "độc" là do trí thông minh nhân tạo (AI) tạo nên.
Cỗ máy đọc sách của hai giảng viên Đại học RMIT sử dụng thị giác máy tính và nhận dạng ký tự quang học để "đọc" sách. Sau đó, cỗ máy dùng công nghệ học máy và xử lý ngôn ngữ tự nhiên để chọn ra một tổ hợp từ ngữ mang chất thơ từ trang sách và biến chúng thành một bài thơ Haiku, đồng thời xóa toàn bộ những từ còn lại.
Tiếp đến, cỗ máy này sẽ tìm kiếm hình ảnh minh họa trên Google phù hợp với đoạn thơ trên và gửi nội dung đến một nhà in trực tuyến. Quy trình sáng tác như vậy là hoàn tất.
Tính đến nay, cỗ máy đọc sách của hai giảng viên Đại học RMIT đã chuyển thể hơn mười hai cuốn sách, trong đó có cuốn "Chuyện người tùy nữ" của Margaret Atwood và "Bữa sáng ở Tiffany's" của Truman Capote. Thành phẩm khiến người đọc hơi bối rối vì thường khá hài hước.
Phiên bản thơ do cỗ máy đọc sách tạo nên từ trang 16-17 của cuốn "Bữa sáng ở Tiffany's" của Truman Capote.
Tiến sĩ Simionato, Giảng viên khoa Kiến trúc và Thiết kế Đại học RMIT chia sẻ rằng, nhóm của ông đã "chạy thử nhiều phiên bản khác nhau cho mỗi cuốn sách và mỗi lần lại cho ra kết quả khác nhau. Mỗi thuật toán sẽ giải được một câu đố mới, tổ hợp luôn nằm sẵn ở đó nhưng chúng ta chưa từng nhận ra thôi".
Dự án xuất phát từ mong muốn khuyến khích mọi người bàn luận về thơ văn trong thời đại của AI và gần đây được trưng bày ở triển lãm Sách nghệ thuật Melbourne tại Úc. Cả Tiến sĩ Donnachie và Tiến sĩ Simionato đều rất quan tâm đến tương lai của sách sau những đổi thay dữ dội trong cách sáng tạo và tiêu thụ nội dung hiện nay.
Tiến sĩ Donnachie, giảng viên khoa Mỹ thuật Đại học RMIT (Úc) cho biết: "Dự án là nỗ lực của chúng tôi để níu kéo tương lai cho sách - thứ đã ở quanh ta từ rất lâu và đóng vai trò trung tâm của nhiều nền văn hóa, nhưng lại đang đổi thay quá nhanh".
"Giờ đây, cách thức tạo ra và đón nhận con chữ, cũng như văn hóa nói chung, đã chuyển đổi sâu sắc do lối viết tắt, các meme - biểu tượng về mặt văn hóa hoặc một ý tưởng nào đó được lan truyền trên mạng Internet) và biểu tượng emoji trên mạng xã hội. Còn AI lại đang thay chúng ta tóm tắt lượng lớn văn bản mỗi ngày. Vậy thì quá trình sáng tác văn thơ sẽ diễn ra như thế nào trong bối cảnh đó?", Tiến sĩ Donnachie chia sẻ.
Tiến sĩ Đặng Phạm Thiên Duy cho rằng việc ứng dụng AI trong các lĩnh vực như nghệ thuật và báo chí đi cùng với nhiều câu hỏi phải cân nhắc.
Theo nhận định của Tiến sĩ Đặng Phạm Thiên Duy, Giảng viên CNTT tại Đại học RMIT Việt Nam, đang ngày càng có nhiều nội dung được AI tạo ra và các ứng dụng có thể phát triển từ đó.
"Nếu một bức tranh do AI tạo ra ai sẽ giữ bản quyền bức tranh đó? Chính AI đó, lập trình viên phát triển thuật toán AI hay người sử dụng thuật toán?
Và điều gì sẽ xảy ra với báo giới khi robot có thể viết tin tức thành thạo như các nhà báo con người? Làm thế nào để tăng niềm tin của độc giả với tin tức do máy móc tự động tổng hợp nên? Đây là những câu hỏi chúng ta cần phải nghĩ đến", Tiến sĩ Duy nêu vấn đề.
Theo Tiến sĩ Duy, việc dùng AI để tạo ra nội dung mới và xử lý ngôn ngữ tự nhiên là "những xu hướng thú vị" trong lĩnh vực AI và là ví dụ rõ ràng về cách AI có thể đóng góp cho các ngành khác ngoài khoa học máy tính.
Tuy nhiên, ông tin rằng vẫn còn một chặng đường dài phía trước cho đến khi AI có thể ngang tầm với trí thông minh của con người. "Thực tế rằng AI có thể đọc nhưng chưa thể hiểu văn bản một cách trọn vẹn hay tạo ra các nội dung có ý nghĩa chính là động lực thúc đẩy các nhà khoa học nỗ lực hơn nữa. Cần rất nhiều nỗ lực để có thể phát triển AI lên đến tầm của trí thông minh nhân tạo tổng hợp," Tiến sĩ Duy cho biết.
M.Ngọc
Khám phá thiết bị 'da điện tử' giúp theo dõi sức khỏe thông qua mồ hôi Thiết bị 'da điện tử' được dán trực tiếp lên da thật giúp theo dõi sức khỏe của con người thông qua mồ hôi. Da điện tử giúp theo dõi sức khỏe thông qua mồ hôi. Làn da có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cảnh báo sức khỏe con người. Bởi vậy việc nghiên cứu những thiết bị theo dõi sức...