Da đầu khô bạn nên đổ lỗi cho ai?
Da đầu khô là tình trạng những mảng trắng nhỏ bong tróc trên da đầu của bạn xuất hiện ngày một nhiều thêm. Nếu cứ để tình trạng này kéo dài, sức khỏe của da đầu của bạn sẽ bị ảnh hưởng không ít. Hãy đọc bài viết này để tìm ra cách tốt nhất giúp giải quyết tình trạng da đầu khô bạn nhé!
Nguyên nhân gây khô da đầu là gì?
Tình trạng da đầu khô có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau
Da đầu giống với da mặt ở điểm: chúng đều được cấu tạo với tuyến bã nhờn, đồng thời được chia ra làm nhiều loại, từ da khô cho đến da dầu. Mức độ tiết dầu của da đầu phụ thuộc phần lớn vào gen di truyền và hormone của bạn.
Một trong những nguyên nhân gây nên da đầu khô chính là tác động của nhiệt độ. Không khí khô vào mùa lạnh hoặc trong phòng điều hòa sẽ làm da đầu bị thiếu ẩm và nhạy cảm hơn bình thường. Tình trạng thiếu ẩm kéo dài làm da khô hơn và bắt đầu bong tróc thành từng mảng nhỏ mà bạn thường lầm tưởng là gàu.
Bên cạnh đó, việc để da đầu tiếp xúc thường xuyên với các sản phẩm giàu hóa chất như gel tạo kiểu, dầu gội có chất tẩy mạnh, keo xịt tóc,…cũng chính là tác nhân trực tiếp gây nên tình trạng khô da đầu.
Một số cách chăm sóc tóc để tránh tình trạng da đầu khô
1. Sử dụng các sản phẩm chăm sóc tóc có thành phần tự nhiên
Bạn nên sử dụng các sản phẩm chăm sóc không chứa sulfate làm mất đi chất nhờn và chất béo tự nhiên trên da đầu, khiến da bị khô. Silicon có trong dầu xả cũng sẽ khiến da đầu của bạn “khó thở” hơn khi sử dụng thường xuyên. Vì thế, bạn nên thay thế những sản phẩm có nhiều hóa chất này bằng các loại dầu gội và dầu xả có thành phần từ thiên nhiên và dịu nhẹ hơn. Bạn có thể bổ sung độ ẩm cho da đầu của mình bằng việc sử dụng các sản phẩm có thành phần như lô hội, vitamin E, dầu baobab,…
Video đang HOT
2. Gội đầu 2-3 lần/tuần
Không nên gội đầu quá nhiều để tránh tình trạng da đầu khô do hóa chất
Có hàng trăm loại vi khuẩn tốt trú ngụ trên da đầu để cân bằng độ pH và “chiến đấu” với những vi khuẩn gây hại gây khô da đầu và các bệnh da liễu khác. Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da đầu có chất tẩy rửa quá mạnh có thể làm mất cân bằng hệ vi sinh vật trên da đầu của bạn. Vì thế, tốt nhất bạn chỉ nên gội đầu khoảng 2-3 lần một tuần để tránh việc các loại viêm như nấm hoặc nấm men làm cho da dày lên và gây rụng tóc quá mức.
3. Ngừng tẩy tế bào chết cơ học cho da đầu
Một trong những nguyên nhân gây da đầu khô là do bạn sử dụng tẩy da chết hóa học cho da đầu
Các hạt scrub tẩy da chết tưởng chừng như có thể mài đi lớp da dư thừa nhưng trái lại không hoàn toàn là như vậy. Các sản phẩm tẩy tế bào chết cơ học mạnh có thể làm da bị kích ứng, đặc biệt là đối với da đầu khô. Nếu thật sự muốn loại bỏ da chết trên đầu, bạn cần sử dụng kết hợp với các loại sản phẩm dưỡng ẩm tốt.
Da đầu khô có thể sẽ dẫn đến nhiều ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe da đầu và mái tóc của bạn. Đừng chủ quan mà hãy thực hiện tốt các bước chăm sóc da đầu cần thiết để không gặp phải các vấn đề này nữa bạn nhé!
Theo dep365.com
Dưỡng tóc với giấm, bí quyết chăm sóc tóc mềm mượt tự nhiên
Giấm là một trợ thủ đắc lực trong việc dọn dẹp. Nhưng bạn có biết, giấm cũng là một bảo bối cho sắc đẹp, cụ thể là mái tóc
Giấm là một loại gia vị và thực phẩm tốt cho sức khỏe. Nó được làm từ quá trình lên men và hàm chứa nhiều khoáng chất và axit. Ngoài ra, giấm còn được nhân gian gọi là một loại "thần dược" dành cho mái tóc. Đặc biệt là với những người đối phó với các vấn đề như ngứa da đầu hoặc gãy tóc.
Tại sao nên dưỡng tóc với giấm?
1. Giấm làm sạch hóa chất trong da đầu
Việc sử dụng nhiều dầu gội đầu khô (dry shampoo), keo xịt tóc, hay dầu xả không gội (leave-in conditioner) để lại các lớp hóa chất trên tóc và da đầu. Lớp màng này có thể ngăn ngừa việc mọc tóc, gây dễ gãy rụng hơn, cũng như tạo cơ hội cho gàu. Giấm có thể rửa sạch lớp màng này nhẹ nhàng và không gây kích ứng da đầu. Ngoài ra, giấm còn chứa axit alpha-hydroxy giúp tẩy da chết cho da đầu.
2. Giấm có tính năng kháng khuẩn, chống viêm
Giấm cũng là một chất khử trùng phổ biến. Chất axít trong giấm giúp kiểm soát vi khuẩn hoặc nấm gây nên vấn đề về da đầu và tóc. Giảm việc ngứa ngáy, bong tróc da khô.
3. Giấm mang lại độ mềm mượt, sáng bóng tự nhiên cho sợi tóc
Dầu xả hay dầu dưỡng tóc tạo thành những lớp màng bảo vệ sợi tóc. Tuy nhiên, nếu không gội đầu kỹ, lớp màng này có thể quá dày và khiến sợi tóc trở nên bết dầu. Ngoài ra, dầu xả hay dầu dưỡng có độ pH khá cao do chúng có tính kiềm. Chúng có thể gây mất cân bằng độ pH trên da đầu của bạn.
Giấm với thành phần axít axetic vừa loại bỏ lớp dầu, vừa giúp cân bằng độ pH trên tóc. Khi suôn mượt tự nhiên, mái tóc bạn sẽ khó bị xoắn, rối và gãy rụng.
Các bước chăm sóc tóc bằng giấm
1. Đầu tiên, bạn phải quyết định sẽ chọn sản phẩm dưỡng da bằng giấm (như Rinsing Vinegar của Yves Rocher) hay dùng giấm thường. Nếu sử dụng giấm táo hoặc giấm trắng, bạn nên pha loãng với nước để làm giảm độ axít trong giấm cô đặc.
2. Sau khi gội đầu và dùng dầu xả, hãy dùng giấm để thấm vào da đầu và các lọn tóc.
3. Mát-xa đều trong vòng 5 phút. Xả sạch lại bằng nước lạnh.
4. Bạn có thể bắt đầu với một lần/tuần. Sau khi da đầu đã quen với axít và AHA trong giấm, bạn có thể tăng lên đến 2-3 lần/tuần.
Giấm mâm xôi đỏ, ngôi sao mới của làng giấm
Giấm mâm xôi đỏ được biết đến với đặc tính anti calcareous, tức chống vôi trên sợi tóc. Phương pháp chăm sóc tóc làm từ giấm mâm xôi đỏ sẽ mang lại mái tóc sáng bóng và mềm mại. Chưa kể, hương mâm xôi đỏ mang lại mùi hương thơm thoang thoảng tự nhiên cho mái tóc bạn.
Cơ hội lớn dành cho bạn
Từ ngày 19/07 đến 31/07, chương trình giá ưu đãi đặc biệt cho Giấm xả tóc Yves Rocher Rinsing Vinegar sẽ được áp dụng trên toàn quốc. Khám phá ngay sản phẩm chăm sóc tóc bán chạy nhất của Yves Rocher ngay bạn nhé
Theo bazaarvietnam.vn
Tóc dưỡng thế nào cũng khô và mỏng, đây là lý do nhiều người đã bỏ qua Chuyên gia tóc nổi tiếng khuyên bạn nên tẩy da chết cho tóc và da đầu. Nhiều người luôn nghĩ rằng tẩy da đầu là một bước bổ sung không cần thiết trong chu trình chăm sóc tóc. Sau khi thực hiện hair scrub - tẩy tế bào chết cho tóc, mái tóc nhiều sức sống hơn. Gội đầu và dưỡng tóc chiếm...