Đa dạng thành phần chọn sách giáo khoa: Nên hay không?
Việc Bộ GD&ĐT công bố dự thảo Thông tư hướng dẫn việc lựa chọn sách giáo khoa (SGK) trong cơ sở giáo dục phổ thông (GDPT) đã dấy lên những ý kiến nhiều chiều. Nhiều ý kiến băn khoăn, SGK là lựa chọn mang tính chuyên môn, có nên đưa phụ huynh vào thành viên hội đồng hay không?
Học sinh trường Tiểu học Nam Thành Công quận Đống Đa trong giờ học toán. Ảnh: Phạm Hùng
Giáo viên dạy Tiếng Việt được chọn sách Toán?
Tại Điều 4 và 5 của dự thảo Thông tư hướng dẫn việc lựa chọn SGK nêu rõ, Hội đồng lựa chọn SGK của cơ sở GDPT (Hội đồng) do người đứng đầu cơ sở GDPT thành lập, giúp cơ sở GDPT lựa chọn SGK. Mỗi trường tiểu học, THCS, THPT thành lập 1 Hội đồng. Trong trường hợp trường phổ thông có nhiều cấp học, mỗi cấp học thành lập 1 Hội đồng. Quy định về thành phần, bản dự thảo nêu: “Hội đồng bao gồm người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu, tổ trưởng tổ chuyên môn, đại diện giáo viên dạy các môn học, hoạt động giáo dục có SGK lựa chọn, đại diện Ban đại diện cha mẹ học sinh trường. Nhìn vào cơ cấu trên, có thể nhận thấy, các giáo viên trực tiếp giảng dạy các bộ môn khác nhau có thể tham gia chọn sách ở bộ môn không phải mình đang giảng dạy.
Nhiều người cho rằng, thành phần chọn sách “quá đa dạng, không cần thiết”. Có ý kiến hoài nghi, Hội đồng tham gia chọn cả bộ sách, với những môn học khác nhau, vậy những trường hợp không giảng dạy, không có chuyên môn về môn học đó liệu có đảm bảo chuyên môn? Trao đổi với phóng viên Kinh tế & Đô thị, GS.TS Lê Phương Nga (Chủ biên môn Tiếng Việt lớp 1) phân tích: “Nếu ở cấp tiểu học, mỗi giáo viên sẽ phải phụ trách ít nhất 3 môn học, có thể đứng lớp cả môn Toán và Tiếng Việt. Do vậy, việc họ có tên trong thành phần tham gia hội đồng chọn sách các môn khác nhau không có gì lấy làm lạ. Tuy nhiên, ở cấp THCS, hay THPT, mỗi giáo viên sẽ chỉ giảng dạy một bộ môn để đảm bảo tính chuyên sâu của môn học”.
Cô Nguyễn Thị Hiền – giáo viên một trường THCS tại quận Hai Bà Trưng phân tích: “Khi lựa chọn SGK, việc các giáo viên cùng giảng dạy môn học tham gia Hội đồng vô cùng quan trọng để các cuốn sách được lựa chọn sẽ tiệm cận thực tiễn giảng dạy”. Đồng quan điểm, cô Trần Hồng Bắc – giáo viên trường THPT Tân Lập (huyện Đan Phượng, Hà Nội) cho rằng, việc có đủ “ban bệ” tham gia vào Hội đồng là cần thiết, trong đó có các nhà quản lý. Bởi họ sẽ có cái nhìn khác trong quá trình lựa chọn. Tuy vậy, khi lựa chọn từng bộ môn, từng cuốn SGK, cần thiết thành phần lựa chọn phải là đa số giáo viên giảng dạy môn học đó.
Liên quan nội dung thành phần tham gia Hội đồng có cả phụ huynh học sinh, cô Bắc nói thêm: “SGK là lựa chọn mang đậm tính chuyên môn, chỉ các giáo viên mới thật sự cảm nhận được đầy đủ tính phù hợp với học sinh. Do đó, việc đưa phụ huynh vào Hội đồng là không thật cần thiết”.
Trao đổi với phóng viên Kinh tế & Đô thị về tình huống có thể coi là hy hữu khi các thành viên của Hội đồng không đạt quá 50% khi đồng ý lựa chọn SGK, ông Nguyễn Xuân Thành – Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, Bộ GD&ĐT cho hay, nếu thực tế xảy ra như vậy, các thành viên của Hội đồng dưới sự điều hành của Chủ tịch Hội đồng sẽ tiến hành thảo luận, đánh giá lại để xem xét đầy đủ hơn, cho đến khi đạt được trên 50% sự đồng ý từ các thành viên. Tuy nhiên, trước câu hỏi: “Giả thiết thảo luận, đánh giá nhưng vẫn không đạt thì làm thế nào?” – Phó Vụ trưởng Nguyễn Xuân Thành chia sẻ “chưa tính đến”!
Video đang HOT
Tình huống “gây khó”
Tại Điều 8 của dự thảo Thông tư nêu quy trình lựa chọn SGK. Theo đó, Hội đồng họp, thảo luận, đánh giá đề xuất danh mục lựa chọn SGK của các tổ chuyên môn và SGK được lựa chọn phải trên 50% thành viên của Hội đồng bỏ phiếu đồng ý. Như vậy, nếu không đủ 50% thành viên thông qua, bộ sách sẽ không được chọn. Luật sư Lê Văn Thiệp – Đoàn Luật sư TP Hà Nội nhận định: “Theo tư duy soạn thảo văn bản pháp luật, nếu đã quy định cụ thể tỷ lệ thông qua, có nghĩa khi không đảm bảo được tỷ lệ đó, văn bản hay chế định đó sẽ không được thông qua. Ở tình huống này, khi không đủ quá bán thành viên của Hội đồng bỏ phiếu đồng ý, chắc chắn cuốn sách, bộ sách ấy sẽ không được lựa chọn”. Như vậy, theo đánh giá của các chuyên gia, đây là một tình huống “gây khó” cho quá trình áp dụng tại các cơ sở giáo dục hay đơn vị được chọn SGK.
Trao đổi với phóng viên về phương án xử lý “tình huống khó” này, ông Nguyễn Văn Chiến – Ủy viên Ủy ban Tư pháp của Quốc hội phân tích: “Trong tình huống này, các nhà trường hay các cơ sở giáo dục được lựa chọn SGK có thể chủ động báo cáo tới cấp có thẩm quyền để xin ý kiến, hướng dẫn. Ở đây, các sở GD&ĐT đóng vai trò chủ đạo. Lãnh đạo các sở này sẽ lắng nghe, tập hợp ý kiến và báo lên Bộ GD&ĐT để xử lý tình huống. Có thể đó sẽ là các văn bản hướng dẫn nội bộ”.
Cũng theo ông Nguyễn Văn Chiến, do đây mới là dự thảo Thông tư, khi cơ quan có thẩm quyền biết được những vướng mắc này, có thể điều chỉnh, bổ sung chế định liên quan để hoàn thiện văn bản.
Theo kinhtedothi
Minh bạch lựa chọn SGK: Tại sao không truyền hình trực tiếp công khai?
Một chương trình nhiều SGK được kỳ vọng tạo ra thay đổi về chất lượng giáo dục. Song điều dư luận lo ngại nhất là lựa chọn SGK thế nào để minh bạch.
Trao đổi với phóng viên VOV.VN về vấn đề này, GS.TS Phạm Hồng Tung, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội) cho rằng, từ lâu chúng ta đã quen với việc có một chương trình và có một bộ sách, thậm chí chỉ có sách giáo khoa SGK mà không có chương trình. Chủ trương của Quốc hội, của Chính phủ và Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) thực hiện một chương trình nhiều bộ SGK từ năm 2020 có phần khiến xã hội hơi ngỡ ngàng. Do vậy, xã hội ngỡ ngàng thì quá trình triển khai chương trình mới và lựa chọn SGK ra sao phải càng minh bạch.
GS.TS Phạm Hồng Tung trao đổi với phóng viên VOV.VN
PV: Thưa ông, liệu những lo ngại về cải cách giáo dục với một chương trình phổ thông có nhiều bộ SGK có là những lo ngại chính đáng và sẽ tạo ra rào cản khó khăn cho việc triển khai chương trình mới và SGK mới hay không?
GS.TS Phạm Hồng Tung: Thay đổi lớn như vậy đưa lại những ngỡ ngàng, lúng túng lo ngại. Dù lo ngại cũng phải xác định, một chương trình có nhiều SGK là xu hướng của giáo dục thế giới. Con người đang sống trong xã hội thông tin, thông tin đa chiều bão táp, học sinh phải làm quen ngay từ trong trường, phải được hướng dẫn năng lực kỹ năng tìm kiếm thông tin phù hợp cho mình, phải phân biệt được thông tin thật, thông tin giả, thông tin tốt thông tin chưa tốt và cả thông tin xấu, điều này phải làm ngay trong ghế nhà trường. Việt nam đi theo xu hướng này là đúng, nhưng đương nhiên phải có bài bản, có lộ trình và Quốc hội, Chính phủ đang chỉ đạo theo từng bước một.
Đây mới là bước đầu tiên - một chương trình nhiều SGK đạt chuẩn. Trong từng môn, từng trường, thầy giáo và học sinh có thể lựa chọn nhiều bộ SGK. Bài này thầy giáo có thể lựa chọn học theo SGK này, bài khác thấy sách khác có trình bày sáng tạo hơn thì lại dạy theo bộ khác. Không có lo ngại gì về việc SGK khác nhau thì mặt bằng kiến thức kỹ năng có bằng nhau hay không, vì tất cả SGK đã được cơ quan có thẩm quyền, trong trường hợp ở Việt Nam là Hội đồng thẩm định SGK cấp quốc gia, trong đó có nhiều giáo viên phổ thông thẩm định. Những bộ sách này đã đạt chuẩn, giáo viên cha mẹ học sinh hoàn toàn có thể yên tâm, mức độ đáp ứng về phẩm chất năng lực như nhau, chỉ khác nhau về cách trình bày.
PV: Một trong vấn đề xã hội quan ngại nhất là "lợi ích nhóm" khi các địa phương được lựa chọn SGK, ông có đánh giá như thế nào về vấn đề này?
GS.TS Phạm Hồng Tung: Một chương trình có nhiều SGk thì vấn đề đặt ra là ai là người lựa chọn SGK cho người dạy và học. Việc lựa chọn làm sao đảm bảo đáp ứng nhu cầu học sinh mới là quan trọng. Ở các nước đã thực hiện như vậy, Việt Nam cũng nên làm. Nếu Hội đồng Giáo dục quốc gia đứng ra chọn, thì sẽ tước bỏ đi quyền chủ động của các địa phương và các trường. Giao cho địa phương cấp tỉnh, vừa đáp ứng được yêu cầu có cơ quan thẩm quyền, có phạm vi quản lý tương đối rộng, nhưng lại vừa đáp ứng yêu cầu chọn ra những học liệu phù hợp nhất với địa phương mình. Các tỉnh miền núi phải chọn những học liệu phù hợp hon là những vùng có biển, đảo. Những tỉnh có biển đảo phải lựa chọn những bộ sách khác Đây là ưu điểm, phù hợp với địa phương vùng miền, địa phương.
Nhưng ai ở địa phương sẽ lựa chọn. Theo thẩm quyền quản lý địa phương là UBND, trong đó có Sở GD-ĐT và các Sở có liên quan, như Sở Khoa học-Công nghệ, Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Nếu như UBND chọn, không chỉ đáp ứng nhu cầu ngành giáo dục, còn có sự phối kết hợp các sở khác, đá p ứng yêu cầu chung là liên ngành, nhưng lại nặng tính chất hành chính.
Do vậy, Bộ phải có thông tư hướng dẫn rõ ràng, các tỉnh phải lập ra Hội đồng chuyên môn ở các tỉnh, với các thành viên chủ chốt là giáo viên các bộ môn, giáo viên dạy ở các loại trường, công tư, năng khiếu, trường chuẩn... Sau khi Hội đồng chuyên môn thẩm định sẽ kiến nghị Chủ tịch UBND tỉnh ký Quyết định lựa chọn SGK.
Với quan ngại trong vấn đề có phòng tránh được sự can thiệp của các "nhóm lợi ích", thực tế, nhóm lợi ích ở đâu cũng có thể len chân được vào. Do đó vấn đề ở đâu cũng cần có những quy định rất rõ ràng, như vậy sẽ phòng tránh được những can thiệp của các nhóm lợi ích. Đó là khi chúng ta nhìn theo khía cạnh tiêu cực của các nhóm lợi ích. Nhóm lợi ích cũng có cả những can thiệp tích cực. Nếu can thiệp vào để tài trợ những học liệu điện tử, tài trợ để các trường mua sách để thư viện để học sinh không phải cõng sách đến trường thì lại tốt quá. Chúng ta đang khuyến khích các doanh nghiệp, các nhà đầu tư chung tay với giáo dục. Hiện nay đầu tư cho con đi học hầu hết từ túi tiền của bố mẹ, không phải cha mẹ nào cũng có điều kiện, có nhiều cha mẹ đang làm công nhân, lương 5 triệu/tháng, mua SGK hay sách học thêm cũng phải cân nhắc.
Để phòng tránh nhóm lợi ích thao túng vào Hội đồng các tỉnh, chọn bộ sách này mà không chon bộ sách kia. Chúng ta cần có luật chơi rõ ràng. Hiện nay, các Hội đồng cấp tỉnh, Hội đồng chuyên môn có thể họp công khai, có thể truyền hình trực tiếp, livestream... Quốc hội bàn bao nhiêu vấn đề nhạy cảm còn có thể truyền hình trục tiếp thì tại sao SGK lại không thể truyền hình trực tiếp. Bất kỳ Hội đồng nào cũng nên truyền hình trực tiếp để thấy việc lựa chọn xuất phát từ trách nhiệm của thầy cô. Những nhóm lợi ích muốn can thiệp phải có sự đồng ý của địa phương.
Hội đồng thẩm định SGK nếu được trực tiếp quá trình thẩm định, thì học sinh sẽ tôn trọng SGK. Những nhà giáo khi được mời vào Hội đồng không những rất giỏi chuyên môn mà còn rất có tâm với giáo dục. Chẳng có lý do gì quan ngại khi phê bình một bộ sách, không phải phê bình tác giả mà phê bình những cái chưa dược của bộ sách. Tới đây nếu có đối thoại với GS Hồ Ngọc Đại cũng nên truyền hình trực tiếp.
PV: Theo giáo sư, trong bối cảnh xã hội hiện nay thì việc thực hiện cải cách giáo dục có đúng thời điểm, có là yêu cầu tất yếu hay không?
GS.TS Phạm Hồng Tung: Đổi mới giáo dục dù đứng trước thuận lợi hay khó khăn gì, thì đó là đòi hỏi tất yếu của đất nước và chúng ta phải làm, phải làm thành công. Đổi mới giáo dục không thể bàn lùi. Phải xác định chúng ta đang đổi mới giáo dục để chuyển từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực. Đây là một chặng đường dài, chúng ta phải cần thời gian để cây trồng đâm hoa kết trái. Chúng ta không nên sốt ruột, nhưng cũng không thể ngồi chờ. Toàn bộ hệ thống giáo dục lúc nào cũng ở trong trạng thái sức ép, phải triển khai nhanh nhưng phải đúng bài bản.
Muốn thành công thì phải khoa học, đồng thời phải bình tĩnh, từng bước thận trọng nhưng không thụ động và khi quyết định làm và công bố những văn bản có tính pháp quy thì toàn xã hội phải chấp hành để tránh những khoảng trống có thể tạo cơ hội cho sự can thiệp tiêu cực, thiếu trách nhiệm vào đổi mới giáo dục.
Hiện nay, mức độ và điều kiện quan tâm của xã hội cho giáo dục rất lớn và trực tiếp. Không chỉ là quan tâm thường trực của ông bà cha mẹ, của toàn xã hội, mà với sự bùng nổ của các phương tiện truyền thông và công nghệ cao. Tất cả những yếu tố này làm cho đổi mới giáo dục ở trong môi trường rất thuận lợi, nhưng cũng cực kỳ khó khăn. Nếu thực hiện đổi mới mà không công khai, minh bạch, không khoa học, không đáp ứng được mong đợi của xã hội thì xã hội sẽ mất lòng tin. Khi đó, không có lòng tin, không có sự đồng thuận của xã hội thì không ai có thể triển khai được chương trình đổi mới SGK, cũng như đổi mới giáo dục nói chung.
Để xã hội có lòng tin thì phải công khai, để xã hội cùng chung tay vì giáo dục một đứa trẻ không phải việc riêng của hệ thống giáo dục, của thầy cô mà còn của gia đình, nhà trường và xã hội.
Chúng ta phải từng bước dẫn dắt, hướng dẫn con em, học trò bước vào "bão táp thông tin" mà không bị lạc, không bị cuốn đi. Tốt nhất là hướng dẫn học sinh, tạo cho các em có năng lực mà tôi vẫn gọi là "kháng thể xã hội" - bao gồm cả năng lực và phẩm chất văn hóa để các con biết được đâu là thiện đâu là ác, đâu là chính nghĩa - phi nghĩa, đâu là thật - giả...
Giáo dục không thực sự chuyển mình, không đổi mới theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất, thì không chuẩn bị kịp cho đất nước hội nhập và phát triển, thì toàn dân tộc sẽ bị tụt hậu rất xa. Và tụt hậu là lệ thuộc, lệ thuộc về trí tuệ, về văn hóa... Vậy ai sẽ là người chuẩn bị hành trang hội nhập quốc tế cho thế hệ tương lai, để hội nhập mà không hòa tan. Đó chính là giáo dục, là truyền thông. Đổi mới chương trình lần này đứng trước áp lực khách quan rất lớn từ đòi hỏi phát triển bền vững của đất nước trong kỷ nguyên hội nhập. Tôi nhiều lúc cảm thấy áp lực đó làm cho mình ngộp thở.
Xin cảm ơn ông!./.
Theo VOV
Lựa chọn nào tốt nhất cho sách giáo khoa phổ thông mới? Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) mới công bố danh mục sách giáo khoa phổ thông mới gồm 32 cuốn cho 8 môn học lớp 1. Theo đó, việc địa phương sẽ lựa chọn bộ sách giáo khoa phù hợp nhất như thế nào đang là vấn đề được cả xã hội quan tâm. Bộ sách tiếng Việt lớp 1 của nhà...









Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Vụ tai nạn lật xe ô tô chở học sinh ở huyện Chư Prông: 16 bệnh nhân đã xuất viện

Phát hiện nhiều bộ xương nghi của người trong hang đá ở Nghệ An

Vụ bãi biển bị rào chắn tại Nha Trang, chính quyền thành phố chỉ đạo khẩn

Thiếu niên tử vong sau va chạm giữa xe máy và xe tải ở Quảng Trị

Liên tiếp xảy ra bạo lực học đường, UBND tỉnh Bình Định chỉ đạo khẩn

Thêm một vụ thả diều đe dọa an toàn bay tại Nội Bài

Mẹo hay giúp mở hộp thoại Run trên Windows

Hoàn cảnh của nam thanh niên đập vỡ kính ô tô của người khác

Choáng: Hôm nay nhiệt độ ngoài trời ở TP.HCM có thể đến 53 độ C

Hàng nghìn người xuống đường Lê Duẩn xem tổng hợp luyện diễu binh 30-4

Bộ Công an: Sẽ điều tra, xử lý nghiêm người nổi tiếng quảng cáo sai sự thật

Thông tin về thời gian phá dỡ tòa nhà "Hàm cá mập" ở Hà Nội
Có thể bạn quan tâm

WB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ Latinh năm 2025
Thế giới
10:45:09 24/04/2025
Có một Việt Nam "được lòng thế giới" đến vậy: Hội An, Côn Đảo lên bảng vàng hiếu khách 2025
Du lịch
10:21:28 24/04/2025
Cặp đôi trong mơ của làng thể thao đối mặt với khủng hoảng hôn nhân: Chồng đi suốt ngày, để vợ ở nhà chăm con
Sao thể thao
10:19:33 24/04/2025
Ứng viên nặng ký bất ngờ gia nhập đường đua ở Liên hoan phim Cannes 2025
Hậu trường phim
10:12:13 24/04/2025
Ben Affleck được khuyến khích quên vợ cũ, hẹn hò người mới
Sao âu mỹ
10:09:31 24/04/2025
Cách chọn cây cảnh để chân cầu thang trong nhà hút vượng khí, tài lộc
Sáng tạo
10:08:06 24/04/2025
Diện áo dài cách tân đi chơi lễ tháng 4
Thời trang
10:07:38 24/04/2025
Cát Phượng tiết lộ cuộc sống ở tuổi 55
Sao việt
10:06:46 24/04/2025
Hình ảnh cá voi sát thủ trắng ở biển Nhật Bản gây nhiều tranh cãi
Lạ vui
10:02:38 24/04/2025
Suzuki XL7 Hybrid mới, giá chưa tới 600 triệu đồng
Ôtô
10:01:29 24/04/2025