Đa dạng chủng loại, hàng hóa phục vụ Tết
Chỉ còn khoảng 20 ngày nữa là đến Tết Nhâm Dần 2022, tại thành phố Đà Nẵng, thị trường quà Tết, hàng hóa Tết đang bắt đầu sôi động.
Các gian hàng sản phẩm truyền thống dịp Tết như bánh kẹo, hạt dưa, hạt dẻ cười, mứt… thu hút nhiều người mua sắm.
Tại các chợ, các siêu thị, các cửa hàng đều đã trang trí, trưng bày rất nhiều mặt hàng “truyền thống” phục vụ Tết Nguyên đán như: bánh kẹo, đồ khô, rượu bia, nông sản, thực phẩm đóng gói, giỏ quà biếu…
Tại các siêu thị lớn như MM Mega, Lotte Mart, Co.op Mart Đà Nẵng… đều dành diện tích đẹp để bày gian hàng các giỏ quà Tết. Tại siêu thị Lotte Mart Đà Nẵng, các giỏ quà mang những chủ đề về Tết như: Xuân hứng khởi, Xuân sum vầy, Tấn tài tấn lộc, Tân niên phú quý, đều đồng giá 328.000 đồng cho cả hàng ngọt và mặn.
Còn siêu thị MM Mega Market Đà Nẵng thì có 20 loại giỏ quà Tết với các tên gọi: Tiêu chuẩn, Sức khỏe, Đoàn viên và Phú quý, với giá bán từ 300.000 đồng đến 2.500.000 đồng. Cũng lựa chọn hàng hóa để đóng gói các giỏ quà có sẵn, siêu thị Vinmart Đà Nẵng có các mẫu giỏ quà với giá từ 299.000 đến 699.000 đồng/giỏ.
Video đang HOT
Tại các chợ, các cửa hàng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, các tiểu thương cũng bày bán nhiều loại giỏ quà Tết với mức giá phổ biến từ 200.000 – 3.000.000 đồng. Ngoài các thành phần bánh kẹo, rượu bia “truyền thống” thì giỏ quà Tết năm nay có một số sản phẩm mới như thực phẩm hữu cơ, thực phẩm chức năng, dược liệu, hàng nông nghiệp chất lượng cao, hàng OCOP…
Đặc biệt, trước tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, nhiều người dân không thể về quê đón tết, các đơn vị cung ứng đã chủ động nhập về các đặc sản vùng miền, hàng nhập khẩu và hàng đặc sản Tết như bánh chưng, bánh tét, dưa hành, củ kiệu, dưa món,… để những người con xa quê vẫn có thể cảm nhận được một phần không khí Tết nơi quê nhà. Dịch vụ bán hàng online, ship hàng tận nhà cũng được các siêu thị, cửa hàng áp dụng tối đa để phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân.
Trước đó, Sở Công Thương thành phố Đà Nẵng đã ban hành Kế hoạch số 3396/KH-SCT về dự trữ, cung ứng hàng hóa, bình ổn thị trường trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 trên địa bàn thành phố. Theo kế hoạch, tổng giá trị dự trữ các mặt hàng lương thực, thực phẩm phục vụ Tết dự kiến khoảng 1.900 tỷ đồng.
Trong số đó, 19 đơn vị sản xuất, kinh doanh, trung tâm thương mại, siêu thị tham gia dự trữ với tổng giá trị gần 819 tỷ đồng. Các thương nhân kinh doanh tại 4 chợ loại 1 thuộc Sở (chợ Cồn, chợ Hàn, chợ Đống Đa, chợ đầu mối Hòa Cường) và các chợ trên địa bàn quận, huyện đã dự trũ hàng hóa với tổng kinh phí 550 tỷ đồng.
Các thương nhân tại các tuyến phố kinh doanh cũng dự trữ hàng hóa với tổng kinh phí hơn 500 tỷ đồng. Hàng hóa được dự trữ phục vụ Tết tập trung vào các mặt hàng: gạo, nếp, thịt các loại, rau củ quả, thực phẩm khô, bánh kẹo…. Riêng tại chợ đầu mối Hòa Cường, vào những ngày giáp Tết, lượng rau, củ, quả dự trữ từ 800 – 900 tấn/ngày.
Theo đánh giá của Sở Công Thương thành phố Đà Nẵng, nhìn chung năm nay, hàng hóa dự trữ, chuẩn bị phục vụ Tết Nguyên Đán 2022 từ phía các doanh nghiệp và thương nhân trên địa bàn thành phố khá đa dạng và phong phú về chủng loại. So với năm 2021, lượng hàng hóa dự trữ tăng nhẹ, khi nhu cầu tiêu dùng tăng, các doanh nghiệp sẽ điều động bổ sung để phục vụ nhu cầu nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán 2022.
Đưa hàng hóa ra 7 xã đảo trong dịp Tết Nguyên đán
Theo Sở Công Thương Kiên Giang, trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, tỉnh tổ chức 2 chuyến đưa hàng bình ổn giá ra 7 xã đảo phục vụ nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của nhân dân gồm: An Sơn, Nam Du, Lại Sơn, Hòn Tre (huyện Kiên Hải); Hòn Nghệ, Sơn Hải (huyện Kiên Lương) và Tiên Hải (thành phố Hà Tiên).
Ấp Bãi Ngự - Trung tâm xã đảo Thổ Châu, tỉnh Kiên Giang. Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN
Các mặt hàng đưa ra đảo như thịt gia súc các loại, gạo, nếp, đậu, trứng, sữa, dầu ăn, nước chấm, gia vị, bánh kẹo, mứt, thực phẩm chế biến, rượu, bia, nước giải khát; các mặt hàng phục vụ phòng, chống dịch COVID-19 và những mặt hàng nhu yếu phẩm khác.
Ngoài ra, tỉnh hỗ trợ kinh phí vận chuyển để đưa hàng bình ổn giá ra các xã đảo và giao Sở Công Thương phối hợp với doanh nghiệp có nhiều kinh nghiệm trong việc tham gia đưa hàng hóa về nông thôn, biên giới, hải đảo qua nhiều năm trên địa bàn tỉnh tổ chức thực hiện.
Cùng với đó, các ngành chức năng tỉnh phối hợp kiểm tra, giám sát việc đưa hàng hóa bình ổn giá bán tại các xã đảo về đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, giá cả...
Doanh nghiệp tham gia chương trình đưa hàng bình ổn giá ra các xã đảo cam kết giá bán hàng bằng hoặc thấp hơn giá bán trong đất liền, niêm yết giá các mặt hàng, địa điểm bán hàng treo bảng "Điểm bán hàng bình ổn giá lưu động" để người dân biết và bán hàng theo giá niêm yết.
Mặt khác, doanh nghiệp phải thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch COVID-19, đảm bảo an toàn cao nhất cho nhân viên bán hàng và người dân đến mua hàng.
Việc đưa hàng bình ổn giá ra đảo nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân sinh sống tại các xã đảo mua sắm, tiêu dùng với giá cả hợp lý, hàng hóa đa dạng, phong phú, nhất là những hộ gia đình khó khăn, thu nhập thấp lựa chọn mua những món hàng vừa túi tiền vui xuân, đón Tết.
"Chúa tể rừng xanh" cao gần 5m ở đường hoa Nguyễn Huệ Tết Nhâm Dần lộ diện Hàng chục nghệ nhân xưởng mỹ nghệ ở TPHCM đang tất bật hoàn thiện những chú hổ khổng lồ (linh vật của Tết Nhâm Dần 2022) để trang trí cho đường hoa Nguyễn Huệ phục vụ người dân vui chơi đón xuân. Gần một tháng nay, xưởng mỹ thuật của nghệ nhân Văn Tòng (Quận 12, TPHCM) đang tất bật hoàn thiện những...