Đa dạng các loại trại hè, phụ huynh vẫn e dè khi lựa chọn
Ảnh hưởng của dịch Covid-19, trại hè năm nay khởi động muộn hơn. Dù cách thức tổ chức, nội dung các trại hè được cải tiến, với nhiều điểm hấp dẫn hơn, nhưng phụ huynh vẫn e dè khi chọn lựa những địa chỉ vừa chơi, vừa học cho con trong dịp hè.
Khi những lo lắng về dịch bệnh Covid-19 vẫn còn, nhiều cha mẹ vẫn e dè chưa quyết định cho con tham dự trại hè. Ảnh minh họa
“Bằng giờ mọi năm, các trại hè đã bắt đầu đón học sinh đến học tập, vui chơi. Nhưng năm nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, năm học vẫn chưa kết thúc, trại hè khởi động muộn hơn mọi năm. Nhưng không vì thế mà các trại hè kém phần sôi động”. Chị Thanh Hà, quản lý trung tâm kỹ năng sống For Kids (Hà Nội) cho biết.
Trại hè trong nước sôi động
Dịch Covid-19 đã ít nhiều gây ảnh hưởng đến kế hoạch tham gia các khóa trại hè quốc tế của các bạn nhỏ Việt Nam. Hè 2020, các trung tâm kỹ năng sống, trung tâm tiếng Anh, các trường quốc tế tại Việt Nam đều tập trung xây dựng nội dung trại hè trong nước, với những đổi mới, mang đến những trải nghiệm bổ ích cho các bé trong dịp hè.
Trại hè là hoạt động trải nghiệm được nhiều học sinh và phụ huynh mong đợi
Video đang HOT
Để thu hút sự quan tâm của phụ huynh và hấp dẫn các bạn nhỏ, nhiều hình thức tổ chức trại hè đã được giới thiệu trong dịp này. Cùng với hoạt động vui chơi, nhiều trại hè cũng chú trọng đến những nội dung thiết thực, hữu ích hơn như trại hè hướng nghiệp, trại hè sinh tồn…
Tiêu biểu là trại hè nghệ thuật và thủ công do Maya school tổ chức với các hoạt động như làm mặt nạ giấy bồi nghệ thuật truyền thống, làm diều giấy dó; hành quân, cắm trại; làm gốm; chơi thể thao…
Trại hè EcoCamp do CLB Đọc sách cùng con tổ chức hướng đến những kỹ năng cơ bản cho các bé từ 6-15 tuổi như tự chăm sóc bản thân, tự phục vụ, kỹ năng làm việc nhà, làm việc nhóm, hướng nghiệp, khẳng định bản thân thông qua chủ đề “Tôi nói, thế giới nghe”.
“Người bảo vệ tương lai” là chủ đề của trại hè thủ lĩnh trẻ toàn cầu 2020. Đây là trại hè giúp các bạn nhỏ tham gia xác định được định hướng và mong muốn của mình, để nuôi dưỡng những dự định, trở thành những người làm chủ tương lai của chính mình, tích cực từ trong suy nghĩ và hành động một cách có trách nhiệm.
Đây là dịp các bạn nhỏ được trải nghiệm thêm nhiều điều thú vị
Cũng như mọi năm, các hình thức trại hè quân đội, trại hè tiếng Anh, trại hè theo chủ đề nghề nghiệp… cũng được nhiều trung tâm tổ chức trong tháng 7 và tháng 8. Tuy nhiên, so với mọi năm, thời gian tổ chức trại hè cũng được rút ngắn và linh hoạt hơn. Các bạn nhỏ có thể lựa chọn những trại hè ngắn ngày, được tổ chức vào các ngày cuối tuần hoặc trại hè có thời gian từ 1-2 tuần theo sở thích. Lệ phí tham gia trại hè năm nay dao động từ 2 triệu đến 8 triệu đồng, tùy theo thời gian và nội dung của các loại trại hè.
Phụ huynh e dè
Trại hè mang đến cho các bạn nhỏ nhiều thay đổi. Trước hết, các bé có nơi để vừa học, vừa chơi trong kỳ nghỉ. Song song đó, nhiều kỹ năng được trau dồi như: tự lập, làm việc nhóm, tự tin, năng động hơn…
“Năm nào mình cũng cố gắng cho con đăng ký tham gia khoảng 2 trại hè ngắn ngày hoặc 1 trại hè dài ngày, để con được giao lưu cùng các bạn mới và khám phá thêm những điều mới lạ. Nhưng năm nay, năm học kết thúc muộn. Thêm vào đó, dịch Covid-19 vẫn chưa được dập tắt hoàn toàn, nên mình đang suy nghĩ không biết có nên cho con tham dự trại hè nữa hay không”. Chị Trần Thùy Anh (Q.Ba Đình, Hà Nội) chia sẻ.
Đây cũng là băn khoăn chung của nhiều phụ huynh trong mùa hè năm nay. Khi những lo lắng về dịch bệnh Covid-19 vẫn còn, nhiều cha mẹ vẫn e dè chưa quyết định cho con tham dự các lớp ngoại khóa, trại hè… để đảm bảo an toàn cho con em mình.
Chia sẻ tri thức trên không gian mạng
Khi mạng xã hội phát triển, nhiều bạn trẻ chọn cách chia sẻ những kiến thức học tập, kỹ năng sống thông qua làm video clip. Đó không những là niềm vui của mỗi cá nhân mà còn là ước muốn đóng góp để xây dựng không gian mạng lành mạnh cho giới trẻ.
Anh Kiệt (thứ hai, từ phải sang) và các bạn chuẩn bị làm các bản tin dạy tiếng Anh cho thiếu nhi.
Những câu chuyện đẹp
Lê Thanh Kiều, sinh viên Ngành kỹ thuật xây dựng khóa 41 Trường Đại học Cần Thơ, bắt đầu thực hiện video clip đầu tiên vào đầu tháng 3-2020. Đó là một câu chuyện về việc yêu quý bản thân. Ngay sau video clip được đăng, nhiều bạn bè đã gởi những phản hồi tích cực đến Kiều vì thấy được sự đồng cảm cũng như tìm thấy những giải pháp cho bản thân trong cuộc sống nhiều áp lực. Hằng tuần, Thanh Kiều và một người bạn đều đặn làm một video clip, với các chủ đề về tư duy tích cực, khả năng phản biện của giới trẻ, cách xây dựng một cuộc sống hạnh phúc... Thanh Kiều chia sẻ: "Hiện nay, các trang mạng xã hội có đóng góp tích cực khi lan tỏa những câu chuyện đẹp của cuộc sống. Nhưng vẫn có không ít những trang mạng vô bổ, làm lệch lạc tư tưởng của thanh thiếu nhi với những hình ảnh bạo lực, chửi thề... Vì vậy, tôi làm các video clip để các bạn thấy được câu chuyện của thanh niên hôm nay, thay đổi và hoàn thiện hơn, yêu cuộc sống này hơn".
Nguyễn Anh Kiệt (23 tuổi, cựu sinh viên ngành Sư phạm tiếng Anh) thì tập hợp các bạn bè cùng làm video clip dạy tiếng Anh được gần 1 tháng nay. Nhóm của Kiệt có 3 thành viên, chia nhau mỗi ngày làm 1 sản phẩm để đăng lên trang Youtube Tin tức tiếng Anh đơn giản. Lúc đầu, nhóm của Kiệt chọn chủ đề về các bộ phim điện ảnh đang ăn khách. Nhưng sau đó Kiệt và các bạn mở ra các chủ đề cuộc sống, như: Hoạt động của ngân hàng lương thực, nạn đói trên thế giới, lợi ích của các loại thực phẩm...
Đặc biệt, các bạn trong nhóm của Anh Kiệt còn theo dõi các tờ báo, đài truyền hình đăng, phát bằng tiếng Anh ở trong và ngoài nước để biên tập thành những bản tin thời sự. Hằng ngày, các bạn trong nhóm sẽ là một phát thanh viên để đọc các bản tin đã được viết đơn giản hơn, giúp cho người theo dõi có thể vừa nghe tin tức, vừa học tiếng Anh.
Đường "học nghề" gian nan
"Dưới mỗi chương trình, chúng tôi đều thiết kế kèm theo một bài giảng để các giáo viên, sinh viên ngành tiếng Anh có thể học và dùng để giảng dạy. Tuy lượng người xem kênh Youtube của chúng tôi chỉ khoảng 400 người nhưng tôi cảm thấy rất vui vì được chia sẻ những kiến thức với cộng đồng" - Anh Kiệt cho biết. Quá trình làm video clip, Kiệt gặp nhiều khó khăn, như: Lựa chọn đề tài, xây dựng kịch bản, biên tập các đoạn phim... dù Kiệt đã dành hơn một năm tự học các phần mềm dựng phim. Thời gian làm một video clip mất từ 3-4 giờ đồng hồ. Trong nhiều chương trình tin tức thời sự, Kiệt và các bạn đều thức dậy từ 4 giờ sáng để theo dõi, chọn lọc các thông tin trước khi viết lại để phát trong chương trình.
Lê Thanh Kiều cho biết để tìm được những đề tài cho các video clip, ngoài vốn sống của bản thân, Kiều còn đọc nhiều quyển sách, nghiên cứu tài liệu để tăng thêm lượng kiến thức. Kiều cũng thường xuyên lắng nghe các câu chuyện của bạn bè nhằm tìm hiểu xem các bạn trẻ đang cần gì. Kiều rất vui khi nhận được lời động viên, khen ngợi của bạn bè, đó là nguồn động lực lớn để Kiều có thêm sáng tạo trong tác phẩm.
"Khi nói về các chủ đề tạo cảm hứng các bạn trẻ, tôi vui vì thỏa mãn niềm yêu thích công việc thuyết trình và giúp cho không gian mạng có những giá trị sống tốt đẹp hơn. Sắp tới, tôi và bạn bè sẽ tổ chức thêm chương trình chia sẻ kinh nghiệm về việc tìm cảm hứng học tập, cách làm hồ sơ xin việc để giúp các bạn tự tin hơn trong cuộc sống, tìm việc làm" - Thanh Kiều chia sẻ.
Mỗi một bài giảng được chia sẻ là một niềm vui được nhân lên với Anh Kiệt và các bạn. Vì một video clip được Kiệt và các bạn làm ra đã giúp cho nhiều người thấy yêu thích việc học tiếng Anh.
Anh Kiệt chia sẻ: "Tôi đang kết nối với nhiều bạn yêu thích tiếng Anh để tăng số lượng thành viên. Mỗi ngày, 1 thành viên sẽ mang đến một câu chuyện về cuộc sống, đó cũng là câu chuyện cá nhân tâm đắc. Qua đó, giúp mọi người học tiếng Anh tốt hơn và chúng tôi có cơ hội bày tỏ những suy nghĩ của thanh niên về thời cuộc".
Giáo dục từ tình thương Điều cốt lõi của giáo dục ở gia đình cũng như trường học phải xuất phát từ tình yêu thương. Nhờ tình yêu thương ấy đôi khi biến việc ứng xử bình thường giữa cá nhân với cá nhân, với tập thể (và ngược lại) trở nên phi thường. Tiết học ngoại khóa kỹ năng sống ở Trường THCS Giảng Võ (Hà Nội)....