Đã có ít nhất 65 bài hát liên quan đến virus Corona trên Spotify
Số lượng bài hát liên quan đến đại dịch Covid-19 và virus corona chắc chắc sẽ còn tăng mạnh trên Spotify và nhiều nền tảng phát nhạc trực tuyến khác.
Chỉ cách đây hơn 3 tháng trước, các quan chức y tế mới chỉ phát hiện các ca nhiễm bệnh Covid-19 đầu tiên. Trước đó hầu hết mọi người chưa bao giờ biết đến thuật ngữ “ coronavirus”. Nhưng giờ đây nó đã trở thành từ khóa hot nhất trên thế giới và trở thành chủ đề bàn tán của tất cả mọi người. Thậm chí đã có những bài hát về virus corona xuất hiện.
Trong quá khứ, thật khó để giới nghệ sỹ có thể ngay lập tức phản ứng với một sự kiện, đặc biệt là dịch bệnh nguy hiểm đồng thời tiếp cận với đông đảo khán giả. Để phát hành một bài hát cần rất nhiều công đoạn, bao gồm thuê phòng thu, ghi âm nhạc cụ và giọng hát trước khi ghi lên đĩa CD hoặc các bản ghi âm bán ở ngoài cửa hàng.
Tuy nhiên giờ đây các ca nhạc sỹ có thể ghi âm và chỉnh sửa bài hát ngay trên máy tính cá nhân. Để tiếp cận với công chúng, mọi thứ còn nhanh hơn thế khi họ chỉ cần tải bài hát đó lên các ứng dụng phát nhạc trực tuyến như Spotify, Apple Music hay YouTube. Hồi đầu năm 2019, CEO Spotify, Daniel Ek cho biết có khoảng 40 ngàn bài hát được thêm vào Spotify mỗi ngày. Con số này tương đương 14 triệu bài hát mới được bổ sung trên Spotify mỗi năm.
Chính nhờ sự trợ giúp của các công cụ phát nhạc trực tuyến nên các bài hát ăn theo các sự kiện có cơ hội xuất hiện nhiều hơn. Đơn cử như những bài hát liên quan đến virus corona.
Theo thống kê đến ngày 3/3 đã có hơn 65 bài hát có chủ đề “coronavirus” xuất hiện trên Spotify. Trong khi cũng có 7 bài hát khác với chủ đề “Covid19″ hoặc “covid-19″. Mặc dù vậy hầu hết các bài hát này đều có lượng nghe khá thấp.
Ví dụ như bài hát Coronavirus của nhóm nhạc Singapore có tên Dozethrone chỉ có chưa đầy 1000 lượt nghe trực tuyến.
Video đang HOT
Bài hát về virus corona phổ biến nhất hiện nay là La Cumbia Del Coronavirus của ca sỹ Mister Cumbia đã có gần 100 ngàn người nghe. Bài hát kêu gọi mọi người tích cực rửa tay và tránh xa những ai có biểu hiện nghi nhiễm virus corona.
Spotify hiện trả khoảng 0,003 – 0,008 cho mỗi lượt nghe. Điều đó có nghĩa rằng ca sỹ Mister Cumbia có thể nhận được khoảng 300-800 USD.
Hiện tại trào lưu sáng tạo liên quan đến virus corona vẫn đang phát triển mạnh mẽ. Không chỉ có các nền tảng như Spotify mới có những ca khúc cổ động chống lại dịch Covid-19 mà cả YouTube hay TikTok đều đã tham gia cuộc chiến này.
Đơn cử có thể kể đến ca khúc Ghen Cô Vy đang làm mưa làm gió trên YouTube hay trào lưu #handwashingmove #vudieuruatay của vũ công Quang Đăng đang gây sốt trên TikTok và truyền thông nhiều quốc gia trên thế giới.
Theo GenK
Apple, Microsoft, Google tìm cách chuyển sản xuất sang Việt Nam, nhưng điều đó có dễ dàng như tưởng tượng?
Với cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung và sự bùng phát của coronavirus, các công ty công nghệ Mỹ Apple, Microsoft và Google đã tìm cách chuyển hoạt động sản xuất nhiều sản phẩm phần cứng của họ ra khỏi Trung Quốc.
Nhưng giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc sẽ không dễ dàng.
"Sản xuất của Trung Quốc đang gắn kết chặt chẽ với chuỗi cung ứng của Mỹ hơn bao giờ hết", ông Sean Sean Maharaj, giám đốc điều hành tại AArete, một công ty tư vấn quản lý toàn cầu nói.
Hướng về Việt Nam, Thái Lan
Google và Microsoft đang tăng tốc nỗ lực chuyển sản xuất phần cứng sang các khu vực khác của châu Á, Nikkei báo cáo tuần trước.
Vấn đề đối với tất cả các quốc gia này là việc di chuyển chuỗi cung ứng trong thời gian ngắn sẽ là một nhiệm vụ khó khăn, và Trung Quốc vẫn sẽ phải đóng một vai trò quan trọng. Việc giảm thiểu rủi ro sẽ khó hơn nhiều.
Nikkei, dẫn tin từ những người có kiến thức trực tiếp về vấn đề này, cho biết Google chuẩn bị sản xuất mẫu điện thoại thông minh giá rẻ sắp ra mắt, được cho là sẽ có tên Pixel 4a, tại Việt Nam ngay trong tháng 4.
Google cũng đã yêu cầu một đối tác sản xuất ở Thái Lan chuẩn bị dây chuyền sản xuất cho sản phẩm nhà thông minh của mình, như loa hỗ trợ giọng nói. Trong khi đó, Microsoft đang hy vọng sẽ có thể bắt đầu sản xuất dòng máy tính xách tay và máy tính để bàn Surface của mình tại Việt Nam trong quý II.
Sản phẩm phần cứng của các công ty này chủ yếu được sản xuất tại Trung Quốc. Microsoft từ chối bình luận trong khi Google không trả lời hai yêu cầu cung cấp thông tin khi được CNBC liên hệ.
Năm ngoái, Apple được cho là đang muốn bắt đầu thử nghiệm sản xuất AirPods tại Việt Nam và yêu cầu các nhà cung cấp xem xét chuyển 15% đến 30% sản lượng từ Trung Quốc sang các khu vực khác của Đông Nam Á. Apple đã không trả lời yêu cầu bình luận khi được CNBC liên hệ.
Các điểm nghẽn
"Để hiểu tại sao việc di dời lại khó khăn, hãy xem xét từng linh kiện đơn lẻ của các mặt hàng này". PS Subramaniam, đối tác của Kearney, giải thích có các thành phần điện tử như màn hình và bộ nhớ, các mô-đun như máy ảnh và việc lắp ráp hàng hóa thành phẩm.
"Khoảng 40% việc lắp ráp hàng hóa thành phẩm vẫn là ở Trung Quốc", Subramaniam nói. "Vì vậy, dễ dàng hơn để đa dạng hóa hoạt động này trong thời gian ngắn (3-6 tháng) đối với hầu hết các công ty. Với điều kiện là họ có quy trình sản xuất và lắp ráp được phát triển tốt", ông nói thêm.
"Mặt khác, khoảng 60% mô-đun được sản xuất tại Trung Quốc". Subramaniam cho rằng hoạt động sản xuất mô-đun khó di dời hơn, nhưng vẫn khả thi".
"Các linh kiện mới là điểm nghẽn mấu chốt. Vì các linh kiện là tối quan trọng trong việc sản xuất các mô-đun và lắp ráp hàng hóa thành phẩm. Việc này rất khó di dời vì nó đòi hỏi toàn bộ hệ sinh thái đi theo", Subramaniam nói với CNBC.
Việc di chuyển sản xuất linh kiện ra bên ngoài Trung Quốc cũng sẽ gặp khó khăn. "Một số nhà lắp ráp có thể được chuyển đi nơi khác, nhưng các dây chuyền sản xuất này cần có thời gian để thiết lập, và hơn nữa, không có quốc gia nào khác có nguồn cung lao động như Trung Quốc", ông John Harmon, nhà phân tích cao cấp tại Coresight Research, nói với CNBC.
Trên hết, nguyên liệu thô đến từ Trung Quốc. Điều đó có thể làm cho bất kỳ động thái đa dạng hóa nào cũng sẽ vô cùng mất thời gian.
Maharaj của AArete's nói rằng việc đa dạng hóa chuỗi cung ứng khỏi Trung Quốc là có thể xảy ra, mặc dù điều sẽ chậm. Ông nói với CNBC: "Tôi nghĩ rằng nhiều công ty đã nghiêm túc tìm hiểu các chiến lược giảm thiểu rủi ro trong chuỗi cung ứng".
"Khi các tập đoàn muốn di chuyển nhanh chóng và đầu tư, họ có thể. Và, họ hợp tác chặt chẽ với chính quyền địa phương cũng như các doanh nghiệp để thực hiện điều đó", ông Maharaj nói.
Cuối cùng, việc chuyển một số sản phẩm ra khỏi Trung Quốc có thể không phải là điều làm giảm đáng kể rủi ro cho các công ty. "Thay đổi địa điểm sản xuất giúp đa dạng hóa rủi ro nhưng không phải là thuốc chữa bách bệnh, và trên thực tế có thể trở thành một trò chơi may rủi" - ông Bryan Ma, Phó chủ tịch phụ trách nghiên cứu thiết bị tại IDC, nói với CNBC. "Coronavirus đã lan sang các nước khác, trong khi thuế quan nhập khẩu hoàn toàn có thể nhắm vào các quốc gia khác theo thời gian".
Theo Tri Trức Trẻ
Apple đang tìm cách đa dạng hóa nguồn cung ống kính góc rộng do coronavirus Hậu quả của sự bùng phát dịch bệnh viêm phổi cấp đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị trường điện thoại thông minh. Trong đó, nhà cung cấp chính của ống kính góc cực rộng của Apple tại Yujingguang đang gặp vấn đề với việc đáp ứng thời hạn sản xuất. Điều này buộc "Táo khuyết" phải đa dạng hóa nguồn cung nếu...