Đã có 116 nhà ngoại giao Nga bị trục xuất kể từ khi xung đột Nga-Ukraine bùng phát
Trong một động thái phối hợp, bốn nước EU gồm Bỉ, Hà Lan, Séc và Ireland đã ban hành lệnh trục xuất thêm 43 nhân viên Đại sứ quán Nga vì cáo buộc làm gián điệp, nâng tổng số nhà ngoại giao Nga bị trục xuất tại các nước lên 116 người.
Bộ Ngoại giao Bỉ đã trục xuất 21 nhân viên tại Đại sứ quán Nga ở Brussels và Lãnh sự quán ở Antwerp. Theo Bộ Ngoại giao Bỉ, những người này là mối nguy hiểm đối với an ninh quốc gia và sẽ có hai tuần để rời khỏi đất nước. Tuy nhiên, Bộ trưởng Ngoại giao Bỉ Sophie Wilmes trấn an người dân rằng, động thái của nước này không báo hiệu sự chấm dứt quan hệ ngoại giao và các kênh liên lạc với Moscow.
Người dân đổ sơn đỏ trước lối đi của Đại sứ quán Nga ở Praha để phản đối cuộc chiến ở Ukraine (ảnh AFP)
Trong một động thái tương tự, Hà Lan cũng đã trục xuất 17 người Nga đến nước này bằng thị thực ngoại giao. Theo Bộ Ngoại giao Hà Lan, những người này hoạt động bí mật với tư cách là sĩ quan tình báo.
Cộng hòa Ireland cũng đã yêu cầu 4 quan chức ngoại giao cấp cao của Nga rời khỏi nước này nhưng không công bố lý do trục xuất.
Video đang HOT
Cùng ngày, Cộng hòa Séc cũng đã trục xuất một nhà ngoại giao của Nga. Theo Bộ Ngoại giao Séc, nước này đang cùng với các đồng minh của mình giảm bớt sự hiện diện của tình báo Nga ở EU. Nhà ngoại giao Nga sẽ phải rời cộng hòa Séc trong vòng 72 giờ là Phó Đại sứ Nga tại Séc.
Sau khi Nga thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, Cộng hòa Séc đã đình chỉ hoạt động của Tổng lãnh sự Séc tại St.Petersburg và Ekaterinburg đồng thời rút lại quyết định cho phép hoạt động của các Lãnh sự quán Nga tại Karlovy Vary và Brno. Chính phủ Séc cũng quyết định ngừng cấp thị thực cho các công dân Nga và Belarus, trừ trường hợp nhân đạo.
Đến thời điểm hiện tại, các nước đã trục xuất tổng cộng 116 cán bộ, nhân viên ngoại giao Nga với cáo buộc hoạt động trái với quy chế ngoại giao. Ba Lan đang là nước trục xuất nhiều nhất với 45 người, Bỉ 21, Hà Lan 17, Bungari 10, Bắc Macedonia 5, Litva 4, Ireland 4, Latvia 3 và Estonia 3, Slovakia 3, Séc 1. Nga cũng đã có hành động đáp trả với một số quốc gia bằng cách trục xuất nhân viên ngoại giao của các nước với số lượng tương tự./.
Nga trục xuất các nhà ngoại giao Mỹ
Nga đã thông báo trục xuất một số lượng không xác định các nhà ngoại giao Mỹ để đáp trả động thái của Mỹ sau khi nước này trục xuất 12 nhân viên phái bộ của Nga tại Liên hợp quốc.
Đại sứ quán Mỹ tại Moskva. Ảnh: Getty Images
Theo đài RT, trong một tuyên bố ngày 23/3, Bộ Ngoại giao Nga cho biết đã triệu tập một nhà ngoại giao cấp cao của phái bộ ngoại giao Mỹ tại Moskva và trao cho ông này một công hàm, trong đó có danh sách các nhân viên ngoại giao Mỹ bị trục xuất. Những người này bị coi là nhân vật không được hoan nghênh.
Bộ Ngoại giao Nga cho biết động thái trên là đòn trả đũa việc trục xuất các nhà ngoại giao Nga khỏi phái bộ Liên hợp quốc ở New York và một nhân viên Nga khỏi Ban Thư ký Liên hợp quốc.
Tuyên bố của Nga nhấn mạnh: "Chúng tôi đã thông báo cho phía Mỹ rằng hành động thù địch nào chống lại Nga cũng sẽ nhận được phản ứng dứt khoát và thích đáng".
Mỹ đã thông báo cho Nga về quyết định trục xuất 12 nhà ngoại giao Nga vào cuối tháng 2. Mỹ tuyên bố những người Nga bị trục xuất đã tham gia các hoạt động gián điệp có hại cho an ninh quốc gia Mỹ.
Nga lên án quyết định vào thời điểm đó, đổ lỗi cho Mỹ vì đã vi phạm nghiêm trọng các cam kết và kêu gọi nước này hành động hợp lý, tránh leo thang thêm. Bộ Ngoại giao Nga sau đó nói rằng họ không muốn trục xuất các nhà ngoại giao Mỹ một lần nữa nhưng buộc phải làm vậy vì Mỹ không sẵn sàng và không có khả năng đàm phán.
Trước đó một tuần, Mỹ cũng đã ra lệnh trục xuất nhà ngoại giao cấp cao thứ hai tại Đại sứ quán Nga ở Washington, ông Sergey Trepelkov. Cuối năm 2021, Mỹ đã yêu cầu 27 nhà ngoại giao Nga rời nước này. Trước đó, có khoảng 200 nhà ngoại giao Nga đã làm việc tại Mỹ.
Vào ngày 21/3, Bộ Ngoại giao Nga nói rằng quan hệ giữa Nga và Mỹ đang trên bờ vực đổ vỡ. Nga cũng đưa ra một tuyên bố gay gắt khác sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden đã dùng những lời lẽ nặng nề để nói về Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Trong khi đó, ngày 23/3, Đại sứ Nga tại Ba Lan Sergey Andreev đã phản đối việc nước sở tại thông báo quyết định trục xuất 45 nhà ngoại giao Nga với cáo buộc hoạt động gián điệp.
Theo hãng tin Reuters, phát biểu trước báo giới bên ngoài Bộ Ngoại giao Ba Lan, Đại sứ Andreev cho rằng những cáo buộc mà Ba Lan nhằm vào 45 quan chức Nga bị trục xuất là không có cơ sở.
Tuyên bố của ông Andreev được đưa ra sau khi người phát ngôn của Cơ quan An ninh Nội địa Ba Lan Stanislaw Zaryn thông báo trục xuất 45 nhà ngoại giao Nga với cáo buộc hoạt động gián điệp. Bộ Ngoại giao Ba Lan đã triệu Đại sứ Andreev đến để thông báo quyết định trên. Trước động thái này, hãng tin RIA của Nga dẫn nguồn của Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố Moskva sẽ có biện pháp đáp trả nếu các nhà ngoại giao Nga bị trục xuất khỏi Ba Lan.
Mỹ và các đồng minh phương Tây đang áp đặt nhiều biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga sau khi Moskva triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại miền Đông Ukraine. Một số nguồn tin còn cho biết Mỹ và các nước phương Tây đang đánh giá về tư cách thành viên của Nga trong G20. Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov ngày 24/3 đã cáo buộc Mỹ đang gây áp lực lên các nước khác nhằm loại Nga ra khỏi diễn đàn Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), song một số nước không đồng tình với vấn đề này và vẫn giữ lập trường riêng.
Ba Lan trục xuất 45 nhà ngoại giao Nga Bộ Ngoại giao Ba Lan ngày 23/3 cho biết nước này sẽ trục xuất 45 nhà ngoại giao Nga bị nghi làm việc cho tình báo Nga. Trong khi đó, phía Nga nói rằng cáo buộc này là vô căn cứ. "Tổng cộng 45 người được yêu cầu rời khỏi lãnh thổ Ba Lan trong vòng 5 ngày", người phát ngôn Bộ Ngoại...