Cựu tổng thống Nga cảnh báo Kiev có thể trở thành ‘điểm xám tan chảy khổng lồ’
Ngày 14/9, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Liên bang Nga, cựu tổng thống Dmitry Medvedev cảnh báo nếu vũ khí hạt nhân được sử dụng thì sẽ có một “vết tan chảy khổng lồ màu xám” ở thủ đô Kiev của Ukraine.
Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Liên bang Nga, cựu tth Dmitry Medvedev. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo Đài Tự do châu Âu (RFE), các quan chức Liên bang Nga đã nhiều lần cảnh báo quyết định của phương Tây cho phép Kiev sử dụng vũ khí được tài trợ để tấn công sâu hơn vào lãnh thổ Liên bang Nga sẽ dẫn đến sự leo thang lớn trong cuộc chiến chống lại Ukraine, có thể bao gồm cả việc sử dụng vũ khí hạt nhân.
Gần nhất là vào ngày 14/9, cựu Tổng thống Liên bang Nga, ông Dmitry Medvedev nói rằng Kiev có thể biến thành “điểm xám tan chảy” nếu các hạn chế đối với việc Ukraine sử dụng vũ khí phương Tây được nới lỏng.
Tờ Politico cho biết thêm lời đe dọa của ông Medvedev, người hiện giữ chức phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Liên bang Nga, được đưa ra khi Mỹ và Anh đang cân nhắc cấp phép cho Kiev sử dụng vũ khí phương Tây để tấn công các mục tiêu chiến lược xa hơn vào lãnh thổ Liên bang Nga.
Theo ông Medvedev, Điện Kremlin đã có “cơ sở chính thức” để sử dụng vũ khí hạt nhân sau khi Ukraine tiến hành xâm nhập xuyên biên giới vào tỉnh Kursk của Liên bang Nga.
Video đang HOT
Tuy nhiên, xung đột hạt nhân là “một câu chuyện rất tệ với kết cục rất khó khăn” và đó là lý do tại sao cho đến thời điểm này, Moskva vẫn chưa quyết định sử dụng vũ khí hạt nhân “phi chiến lược hoặc chiến lược”.
Nếu điều đó xảy ra, RFE dẫn tuyên bố của ông Medvedev đưa ra trên tài khoản Telegram ngày 14/9 cho biết sẽ có một “vết tan chảy khổng lồ màu xám” ở Kiev.
Kiev đã nhiều lần nói rằng họ cần có khả năng tiến hành các cuộc tấn công tầm xa hơn vào lãnh thổ Liên bang Nga để tự vệ trước các lực lượng của Moskva.
Ngày 13/9, Tổng thống Ukraine, ông Volodymyr Zelensky đã nhắc lại lời kêu gọi của Kiev về việc mở rộng phạm vi sử dụng vũ khí phương Tây.
Ông Zelensky nói: “Chúng tôi đang đạt được tiến bộ trên chiến trường. Nhưng chúng tôi cần được phép sử dụng vũ khí tầm xa”, đồng thời bày tỏ hy vọng rằng “cộng đồng chính trị Mỹ hiểu rõ điều này và sẽ đưa ra quyết định có liên quan”.
Tuy nhiên, trong tuyên bố sau cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Anh Keir Starmer hôm 13/9, Nhà Trắng không đề cập đến chủ đề này.
Tuyên bố chỉ nói rằng hai nhà lãnh đạo đã thảo luận về một loạt các vấn đề và “tái khẳng định sự ủng hộ không lay chuyển của họ đối với Ukraine” khi nước này tiếp tục phòng thủ trước sự các lực lượng Liên bang Nga.
Belarus tập trận ở vùng biên giới để ngăn một 'kịch bản' Kursk
Bộ trưởng Nội vụ Belarus cho biết lực lượng vũ trang nước này đã tiến hành tập trận tại một trong những vùng biên giới, với mục tiêu là ngăn chặn một "kịch bản" Kursk tiềm tàng và bảo vệ người dân.
Binh sĩ Belarus tham gia diễn tập tại căn cứ huấn luyện gần thị trấn Borisov, cách thủ đô Minsk khoảng 75km về phía Bắc. Ảnh tư liệu, minh họa: AFP/TTXVN
Theo Business Insider, Belarus - quốc gia đồng minh thân cận của Nga - cho biết họ đã tiến hành các cuộc tập trận quân sự để ngăn chặn một "kịch bản" Kursk trên lãnh thổ của mình.
Trong một bài đăng trên Telegram vào ngày 11/9, Bộ trưởng Nội vụ Belarus Ivan Kubrakov cho biết một cuộc tập trận quân sự đã được tổ chức tại khu vực Brest, giáp với Ukraine và Ba Lan, do tình hình quan ngại đang diễn ra ở tỉnh Kursk.
Trong khuôn khổ tập trận, binh sĩ Belarus đã tham gia vào các hoạt động chiến đấu và thực hành chống lại các nhóm "phá hoại".
"Điều quan trọng nhất đối với chúng tôi là đảm bảo an toàn cho người dân bằng cách ngăn chặn kẻ thù xâm phạm các khu định cư. Chúng phải bị tiêu diệt trước khi tiếp cận các khu vực này", Ukrainska Pravda trích nội dung đăng trên Telegram.
Cũng trong một tuyên bố liên quan, ông Piotr Parkhomchik, chủ tịch ủy ban điều hành khu vực, cho biết điều quan trọng là phải chuẩn bị cho người dân trước khả năng tấn công của các nhóm vũ trang từ các nước láng giềng.
Trước đó, vào ngày 6/8, Kiev đã khiến Moskva bất ngờ khi phát động một cuộc tấn công vào miền Tây nước Nga, giành quyền kiểm soát gần 1.000 km2 lãnh thổ Nga tính đến đầu tháng này theo lời của Tổng tư lệnh quân đội Ukraine Đại tướng Oleksandr Syrskyi.
Động thái này đã buộc Nga phải triển khai hàng chục nghìn binh lính đến Kursk. Ukraine cho biết mục đích của cuộc tấn công là nhằm ngăn chặn các cuộc tiến công của Nga vào thành phố Pokrovsk ở miền Đông Ukraine.
Tuy nhiên, trong một báo cáo cập nhật của Viện Nghiên cứu Chiến tranh ngày 11/9, viện này cho biết Nga đã bắt đầu tiến hành các cuộc phản công ở biên giới phía Tây - khu vực mà Ukraine đang tạm chiếm giữ.
Thời khắc hiểm nguy của Ukraine khi bị quân Nga giáng mạnh vào sườn tại Kursk Quân đội Ukraine đang ở vào thế hiểm nguy khi bị tấn công dữ dội cả ở Kursk lẫn Donetsk. Tại Kursk, các lực lượng Nga đang tấn công vào cả sườn trái và sườn phải của lực lượng Ukraine nằm trong khúc lồi do họ tạo ra đây. Lực lượng Nga đánh mạnh vào hai sườn của khúc lồi Kursk Sau khi...