Cựu Tổng lãnh sự VN tại Trung Quốc: Bắc Kinh có nhiều điểm yếu
Cựu Tổng lãnh sự Việt Nam tại Trung Quốc, ông Dương Danh Dy nói Việt Nam tôn trọng nhưng không sợ Trung Quốc và Bắc Kinh đánh giá rất cao Hà Nội.
Ông Dương Danh Dy, cựu Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu, Trung Quốc – Ảnh: Phương Mai
Kể từ ngày 2/5, khi Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào thăm dò trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam trên Biển Đông đã có nhiều diễn biến liên quan của 2 nước cũng như một số quốc gia khác.
Trả lời phỏng vấn TS về căng thẳng trên Biển Đông thời gian qua, ông Dương Danh Dy cựu Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu, Trung Quốc nói: “Việt Nam tôn trọng nhưng không hề sợ Trung Quốc và Bắc Kinh đánh giá rất cao Hà Nội”.
Mũi tên trúng hai đích
- Là người làm ngoại giao lâu năm, công tác tại Trung Quốc, ông có nhận xét gì về việc có thông tin nói Trung Quốc đưa Hải Dương 981 vào Biển Đông thực hiện &’mũi khoan chính trị’?
Hành động này của Trung Quốc nhằm 2 mục đích, vừa xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, vừa tổ chức thăm dò tài nguyên, khoáng sản dầu khí trên Biển Đông.
Điều này có thể hóa giải được thế khó của Trung Quốc hiện nay khi đa số các vùng biển có dầu mỏ đều bị khai thác tràn lan, gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến nguồn lợi hải sản ở các vùng xung quanh.
Việc đưa giàn khoan Haiyang 981 vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam là hành động đơn phương gây căng thẳng của Trung Quốc (Nguồn: AP)
Video đang HOT
Là người đã làm việc nhiều năm ở Trung Quốc, từ trung ương tới địa phương. Trong thời gian đó, tôi đã tiếp xúc với những tài liệu của Bắc Kinh cho thấy mưu đồ 10 năm thăm dò dầu khí Biển Đông của họ.
Nhìn lại năm 1995, sở dĩ Trung Quốc đưa tàu ra chiếm Đá Vành Khăn, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam vì nơi đây được cho là có trữ lượng dầu khí đã được thăm dò.
Từ đó có thể thấy rằng, mục tiêu đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào Biển Đông không chỉ có động cơ chính trị. Trong lúc các vùng biển còn lại đang bị ô nhiễm tàn phá, Biển Đông được xem là &’vùng sạch’ với nguồn tài nguyên phong phú.
Ngoài ra, còn phải nhìn thấy rằng, Biển Đông là cửa ngõ của nhiều tuyến hàng hải quốc tế quan trọng. Với âm mưu chi phối Biển Đông, Trung Quốc hi vọng sẽ có một ngày gây được áp lực với Nhật Bản qua tuyến hàng hải này.
Nói như vậy để ta hiểu được Trung Quốc đã chuẩn bị rất lâu trước khi đi bước đi này. Hiện nay, Trung Quốc là một nước mạnh, chúng ta phải thừa nhận điều đó, nhưng đồng thời phải hiểu rằng Việt Nam tôn trọng chứ không hề sợ Trung Quốc.
-Thưa ông, có ý kiến nói rằng Trung Quốc không dám khoa trương sức mạnh ở biển Hoa Đông bởi ở đó Nga thì quá mạnh, Nhật cũng không vừa, hơn nữa Tokyo từng được Tổng thống Mỹ Obama cam kết bảo vệ. Thế nên Bắc Kinh buộc phải diễu võ giương oai ở Biển Đông, ông nhận xét thế nào về điều này?
Tôi đọc nhiều tài liệu Trung Quốc, trong đó họ có nói đến việc từ thời Nguyên, Trung Quốc đã có dã tâm thôn tính Nhật Bản nhưng bất thành bởi hạm đội thủy quân bị bão đánh chìm. Cho tới nay, Trung Quốc vẫn chưa nguôi điều đó.
Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản ép một chiếc tàu từ Hong Kong (Trung Quốc) ra khỏi khu vực Senkaku
Tổng thống Mỹ trong chuyến công du châu Á vừa qua cũng cam kết bảo vệ các đồng minh như Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines, Malaysia. Ông Obama cũng nói đến việc bảo vệ quần đảo Senkaku mà Nhật đã khéo léo quốc hữu hóa trước sự tức giận của Bắc Kinh.
Dĩ nhiên với việc Nhật, Mỹ bắt tay ở biển Hoa Đông khiến Bắc Kinh không dám manh động, dù vẫn mạnh miệng tuyên bố chủ quyền với Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư).
Việc Trung Quốc kéo giàn khoan vào Hoàng Sa của Việt Nam là việc làm đã được tính toán rất lâu, nằm trong mưu đồ độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc. Nhưng rõ ràng, chuyến thăm châu Á của Tổng thống Mỹ Obama là một trong những động lực khiến Trung Quốc vội vã hành động ngang ngược ở Biển Đông.
Cá nhân tôi cho rằng, chúng ta phải thay đổi quan niệm, có nhận thức mới về đâu là đối tác, đâu là đối thủ.
“Không có kẻ thù vĩnh viễn…”
-Thưa ông, còn một vấn đề khác đang được dư luận thế giới quan tâm là Nga – Trung tập trận hải quân ở biển Hoa Đông. Ông có nhận định thế nào về cuộc tập trận này?
Năm 1969, Liên Xô và Trung Quốc từng có cuộc chiến tranh biên giới, và nhiều năm sau đó, khi tôi đang ở Trung Quốc cũng chứng kiến những cuộc khẩu chiến dữ dội giữa hai bên. Nhưng như chúng ta đã biết, “không có kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích dân tộc là vĩnh cửu”.
Tàu chiến Nga đến biển Hoa Đông tập trận cùng Trung Quốc
Sau khi bị Mỹ, phương Tây gây khó dễ về việc dầu khí và khí đốt nên Nga buộc lòng phải quay sang nhích lại gần Trung Quốc.
Phải nói rằng sức ép của Mỹ và phương Tây đã khiến Nga, Trung Quốc giải quyết nhanh vấn đề tranh chấp biên giới, đặt đường ống dẫn dầu và sắp tới là dẫn khí đốt sang Trung Quốc.
Mỗi năm Bắc Kinh phải nhập hơn 200 triệu tấn dầu, trong khi hiện tại được Nga cung cấp dầu thì quá tốt cho Trung Quốc.
Sự hợp tác Nga – Trung hiện nay có thể coi là để chống lại sức ép từ phía Mỹ. Cuộc tập trận hải quân chung giữa hai nước cũng chủ yếu nhằm gửi tín hiệu đến Mỹ.
Theo VTC
Ngư dân Bạc Liêu bám biển khai thác, bảo vệ lãnh hải
Hiện nay, trên ngư trường luôn có từ 70 đến 80% phương tiện của Bạc Liêu bám biển khai thác, bảo vệ lãnh hải quốc gia.
Có 43 tổ đội khai thác biển của tỉnh Bạc Liêu được trang bị hệ thống thông tin liên lạc thông suốt giữa các tàu và với các cơ quan chức năng bảo vệ biển. Các tổ, đội khai thác hải sản xa bờ, thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất kết hợp với bảo vệ an ninh chủ quyền vùng biển.
Qua thời gian hoạt động, mô hình tổ khai thác này mang lại nhiều lợi ích và hiệu quả kinh tế cao, sản lượng khai thác tăng.
Tàu cá ở Bạc Liêu. (Ảnh: Huỳnh Sử/TTXVN)
Bên cạnh đó, các tàu tham gia tổ, đội còn phát huy tối đa lợi ích của việc liên kết trên biển từ cứu nạn, cứu hộ; làm tốt công tác y tế trên biển; hỗ trợ nhau khi phát hiện tàu lạ xâm phạm ngư trường, vùng biển; đuổi bắt, trình báo ngành quản lý về nạn trộm ngư lưới cụ của ngư dân... thông tin liên lạc, cứu hộ cứu nạn, an toàn cho người và tàu cá trên biển; các kỹ năng tự vệ khi có cướp biển, tàu nước ngoài tấn công.
Cùng với mô hình tổ, đội khai thác thì mô hình dịch vụ hậu cần nghề cá, mô hình cào đôi và các nghề khai thác mới cũng tiếp tục phát triển.
Bạc Liêu hiện có 46 tổ dịch vụ hậu cần nghề cá hoạt động rất hiệu quả.
Cơ quan quản lý thường xuyên cập nhật và thông báo đến các phương tiện đang khai thác trên biển diễn biến tình hình tại các ngư trường và vùng lãnh hải Quốc gia, có kế hoạch hướng dẫn các tàu, phương án bảo vệ chủ quyền vùng lãnh hãi, ngư trường, các biện pháp ứng phó khi có phương tiện lạ xâm phạm; chỉ rõ các vùng biển không khai thác của các nước lân cận.
Trước những diễn biến phức tạp trên Biển Đông hiện nay, các phương tiện khai thác biển vẫn bình tĩnh bám ngư trường khai thác bảo vệ chủ quyền quốc gia./.
Theo Vietnam
Triển lãm ảnh, tư liệu về Hoàng Sa, Trường Sa Bảo tàng tỉnh Lâm Đồng vừa tổ chức triển lãm "Một số hình ảnh, hiện vật về quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam" phục vụ người dân địa phương và du khách đến tham khảo. Triển lãm mở cửa phục vụ người xem đến ngày 19/8. Du khách nghe giới thiệu các hình ảnh khẳng định chủ quyền về hai...