Cựu thí sinh Đường lên đỉnh Olympia là á khoa toàn quốc khối A01
Không chỉ đạt điểm cao ở tổ hợp A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh), Đàm Văn Hiển, cựu thí sinh Đường lên đỉnh Olympia, gây ấn tượng với điểm 8,5 môn Ngữ văn.
Đàm Văn Hiển là học sinh trường THPT Nguyễn Trung Ngạn ( Hưng Yên). Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022 vừa qua, em đạt 2 điểm 10 ở môn Vật lý và Tiếng Anh, 9,6 điểm môn Toán. Qua đó, nam sinh trở thành á khoa toàn quốc và thủ khoa toàn tỉnh Hưng Yên khối A01.
Trước khi trở thành á khoa toàn quốc, Văn Hiển gây ấn tượng khi tham dự chương trình Đường lên đỉnh Olympia tuần một, tháng hai, quý IV lên sóng vào tháng 7/2021. Em chiếm cảm tình của nhiều khán giả nhờ vẻ ngoài sáng, tính cách vui vẻ cùng kiến thức đa dạng ở nhiều lĩnh vực.
Thích viết văn bằng tư duy logic
Văn Hiển biết kết quả thi tốt nghiệp THPT ngay khi Sở GD&ĐT công bố điểm vào rạng sáng 24/7. Nắm rõ những điều mình thể hiện được trong kỳ thi, nam sinh không quá bất ngờ với điểm thi 3 môn tổ hợp A01. Tuy nhiên, em ngạc nhiên khi biết bản thân đạt 8,5 điểm môn Ngữ văn. Mẹ và chị gái nam sinh cũng không ngờ rằng chàng trai có điểm thi ấn tượng như vậy.
Tân á khoa tự nhận xét bản thân không có năng khiếu và không dành quá nhiều thời gian cho môn Ngữ văn, song em lại thích viết văn. Hiển chia sẻ với Zing trong kỳ thi tốt nghiệp vừa qua, em viết 6 trang giấy thi.
Văn Hiển từng tham dự cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia năm 2021.
Là học sinh chuyên các môn khối tự nhiên, Hiển học Văn theo cách khá độc đáo, khác lạ. Nam sinh nói không với học tủ, học vẹt. Thay vào đó, em chú trọng vào việc dùng tư duy logic để phân tích cấu trúc đề bài, bố cục, nội dung của tác phẩm.
Không chỉ truyền tải cảm xúc qua con chữ, Văn Hiển thường phân tích kỹ đề bài để viết đúng, đủ những ý cần có trong bài văn. Cách này giúp em hoàn thành tốt bài thi mà không lo bị thiếu ý, gây mất điểm.
“Học sinh khối tự nhiên có khả năng tư duy và ghi nhớ tốt. Em nghĩ đây cũng là một thế mạnh để chúng em không bị lúng túng khi làm đề Văn. Nếu thí sinh nắm chắc bố cục và nội dung đề bài, việc đạt điểm cao hoàn toàn không khó”, nam sinh nhận định.
Video đang HOT
Làm hơn 160 bộ đề, chuẩn bị sớm cho kỳ thi tốt nghiệp
Hiểu rõ tầm quan trọng của kỳ thi tốt nghiệp THPT, Văn Hiển đã sớm lên kế hoạch ôn tập, không để “nước đến chân mới nhảy”. Nam sinh không đặt mục tiêu quá lớn cho bản thân để tránh tạo áp lực, nhưng em hiểu việc ôn tập từ sớm sẽ giúp bản thân có thêm thời gian hệ thống kiến thức và không bị quá tải.
Ngoài giờ học trên lớp, Văn Hiển dành ra 5 giờ mỗi ngày để học thêm, luyện đề. Nam sinh tham gia các lớp học thêm trực tiếp, trực tuyến, kết hợp việc đọc sách tham khảo và luyện giải đề.
Á khoa khối A01 toàn quốc mong muốn trở thành lập trình viên.
Tân á khoa tin rằng việc luyện đề giúp ôn tập tốt và có thể nhớ lâu hơn. Vì thế, em luôn dành thời gian cho hoạt động này. Ước tính, Hiển đã làm hơn 160 bộ đề, bao gồm 100 bộ đề môn Tiếng Anh và 60 bộ đề môn Toán, Vật lý, Hóa học.
Mỗi ngày, Văn Hiển chia nhỏ thời gian để học cả 4 môn Toán, Vật lý, Hóa học và Tiếng Anh. Nhờ ôn tập từ sớm, nam sinh không bị quá tải khi học theo phương pháp này. Hiển chia sẻ em không bao giờ thức quá 23h30 mà sẽ ngủ sớm để lấy lại năng lượng sau những giờ học chăm chỉ.
Là học sinh cuối cấp, Văn Hiển không thể tránh khỏi những khoảng thời gian căng thẳng do ôn thi. Khi đó, em thường tạm gác việc học và nghe nhạc Kpop, US-UK hoặc chơi thể thao. Môn thể thao yêu thích của Hiển là bóng chuyền và cờ vua. Bóng chuyền giúp giải tỏa căng thẳng, nâng cao thể lực, trong khi đó cờ vua giúp em nâng cao khả năng quan sát, phán đoán, tư duy.
Khi được hỏi về bí quyết làm bài thi tốt nghiệp THPT, Văn Hiển nói điều quan trọng là phải thật bình tĩnh, không hoảng. Nếu căng thẳng, thí sinh dễ làm sai và mất điểm ở những câu hỏi mẹo, đánh đố.
Khi làm trắc nghiệm, Hiển khuyên thí sinh làm thật nhanh câu hỏi dễ để dành thời gian xử lý câu hỏi khó hơn. Với những câu mất quá 3 phút vẫn chưa giải xong, các bạn nên mạnh dạn bỏ qua và quay lại sau khi còn thời gian.
Trở thành á khoa với số điểm đáng mơ ước, Văn Hiển ấp ủ dự định nộp hồ sơ xét tuyển ngành Công nghệ thông tin của ĐH Bách khoa Hà Nội hoặc ĐH Công nghệ (ĐH Quốc gia Hà Nội). Nam sinh mong muốn trở thành tân sinh viên sẽ được học thêm nhiều kiến thức, kỹ năng mềm để trở thành lập trình viên giỏi trong tương lai.
Bài toán cấp 1: Tạo thành kết quả 71 đúng - Đáp án cực đơn giản nhưng 99% đều bó tay
Bài toán nhìn có vẻ vô lý nhưng chỉ cần nắm chắc kiến thức là giải trong 5s.
Là môn học bất cứ ai cũng phải trải qua, Toán học không chỉ để tính toán phục vụ cho cuộc sống, mà còn giúp người học khai thác khả năng tư duy logic của mình. Một bài toán tưởng đơn giản nhưng có thể biến đổi bằng nhiều cách khác nhau khiến cho việc học trở nên thú vị hơn bao giờ hết.
Đặc biệt là với những bài toán cho phép tính sai, yêu cầu tìm cách để đưa về dạng đúng, đòi hỏi học trò phải nắm vững kiến thức và áp dụng khéo léo.
Một bài toán thú vị thu hút được nhiều sự quan tâm như sau: 71 dấu chấm tạo thành phép tính (71 1)(71 - 1) = 71. Tuy nhiên, phép tính này cho kết quả sai. Bạn cần thêm hoặc bớt 1 dấu chấm trong phép tính này để biến thành đúng.
Bài toán yêu cầu biến phép tính sai thành đúng bằng 1 dấu chấm. (Ảnh: Internet)
Nhiều người khi đọc bài toán đã vội lắc đầu ngao ngán vì nhìn khá vô lý, 2 vế hoàn toàn không cân xứng với nhau. Tuy nhiên, điều đó hoàn toàn có thể giải quyết chỉ bằng 1 dấu chấm xanh.
Cụ thể, cách giải phép tính này là: Trong số 1 cuối cùng, xoá dấu chấm thứ 2 từ dưới lên hoặc thêm 1 dấu chấm vào dưới số 1 cuối cùng để tạo ra dấu chấm than (!). Như vậy, vế phải ta có 7! (7 giai thừa).
Xét hai vế ta được:
Vế trái: (71 1)(71 - 1) = (72)(70) = 5040.
Vế phải: 7! = 7x6x5x4x3x2x1 = 5040.
Lúc này ta được 2 vế bằng nhau => thoả mãn yêu cầu đề bài.
Đáp án của bài toán hóc búa. (Nguồn: YouTube)
Khi bài toán được giải thích cặn kẽ, nhiều netizen vô cùng bất ngờ vì không ngờ đáp án lại dễ như vậy mà ít người nghĩ đến. Bên cạnh đó, nhiều người cũng thú nhận rằng mình không còn nhớ công thức giai thừa như thế nào vì bình thường ít áp dụng và đã học qua nhiều năm. Vậy mới thấy, để giải được một bài toán cần phải ghi nhớ nhiều công thức cũng như có khả năng tư duy, áp dụng cực nhanh nhạy.
Giai thừa là một toán tử một ngôi trên tập hợp các số tự nhiên.
- Cho n là một số tự nhiên dương, "n giai thừa", ký hiệu n! là tích của n số tự nhiên đầu tiên. Giai thừa phổ biến trong các phép toán tổ hợp - xác suất được học trong chương trình kiến thức lớp 11 và 12 hiện hành.
- Công thức: n! = 1.2.3...n
Ví dụ: 4! = 1.2.3.4 = 24
5! = 1.2.3.4.5 = 120
Đặc biệt với n = 0, người ta quy ước: 0! = 1.
Chàng trai mê Sử đưa cầu truyền hình chung kết Olympia về Hải Phòng sau 11 năm Vũ Bùi Đình Tùng xuất sắc giành giải Nhất tại cuộc thi Olympia quý 2, thành công đưa cầu truyền hình trận chung kết về Hải Phòng sau 11 năm. Liên tiếp "ẵm" giải Nhất Những ngày qua, ngành Giáo dục Hải Phòng đón tin vui khi em Vũ Bùi Đình Tùng, học sinh lớp Chuyên Toán, Trường Trung học phổ thông Chuyên...