Cứu sống sinh viên Campuchia mắc Covid- 19 nguy kịch
Sau 17 ngày điều trị, sinh viên người Campuchia đã được điều trị khỏi Covid-19, Tổng lãnh sự quán Campuchia tại Việt Nam đã trực tiếp gửi lời cảm ơn ban lãnh đạo, và y bác sĩ Bệnh viện 1A.
P.R được Bệnh viện 1A cứu sống thành công dù được chẩn đoán suy hô hấp nặng do Covid-19.
Thông tin từ Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng TPHCM (BV 1A) cho biết đã cứu sống thành công P.R (28 tuổi, du học sinh Campuchia) đang theo học ngành bác sĩ Đa khoa tại Việt Nam. Du học sinh này khi nhập viện được chẩn đoán suy hô hấp mức độ nặng do Covid-19.
Trước đó, ngày 13/08, P.R đến bệnh viện 1A trong tình trạng khó thở, mệt mỏi, Sp02 giảm nặng (76%), môi tím, sốt cao 39,5 độ C, phổi nhiều rale nổ hai bên. Khi có kết quả dương tính với Covid-19, P.R nhanh chóng được đưa vào phòng hồi sức để theo dõi và điều trị.
Nhận thấy bệnh nhân có nguy cơ phải đặt nội khí quản, thở máy. Ban giám đốc bệnh viện 1A chỉ đạo khẩn phải điều trị tích cực, ngăn chặn bệnh diễn tiến nặng thêm. Sau đó, bệnh nhân được thở oxy dòng cao ( Dùng máy thở tạo áp lực dương cung cấp oxy cho bệnh nhân), mắc monitor theo dõi sinh hiệu liên tục.
Các y, bác sĩ tại BV 1A đã tận tình chăm sóc P.R trong thời gian điều trị.
Ngoài ra, Bệnh nhân được dùng thuốc kháng virus, kháng thể đơn dòng, chống đông, kháng viêm, và dinh dưỡng đường tĩnh mạch cũng được chỉ định kịp thời.
Ngày 20/08/2021, sau 7 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân đã tỉnh táo trở lại, không khó thở, có thể tự ăn uống, gọi điện thoại cho người thân, Sp02 97%, sinh hiệu ổn.
Khi hay tin P.R qua cơn nguy kịch, Tổng lãnh sự quán Campuchia tại Việt Nam đã trực tiếp gửi lời cảm ơn ban lãnh đạo, và y bác sĩ Bệnh viện 1A. Ngày 30/08, sau 17 ngày điều trị, Bệnh nhân P. R. đã hồi phục sức khỏe hoàn toàn, xét nghiệm PCR âm tính với Covid 19, và được xuất viện.
Video đang HOT
TS. BS Đỗ Trọng Ánh, Giám đốc Bệnh viện 1A, chúc mừng P. R. được xuất viện và dặn dò anh giữ gìn sức khỏe để cùng Trường Y nơi anh đang theo học tiếp tục tham gia chống dịch.
Chia sẻ cảm xúc khi xuất viện, P.R cho biết mình như vừa từ cõi chết trở về. Quá trình điều trị, anh đã được các y, bác sĩ tận tình chăm sóc như một người thân trong gia đình. Chính sự tận tình đó đã giúp P.R bớt hoảng loạn và ổn định tâm lý để điều trị.
“Khi nhập viện, tôi cảm thấy mình rất khó thở, giống người sắp chết đuối, tâm lý hoang mang nhưng giờ thì đã ổn. Tôi cảm thấy mình thật may mắn khi được đưa tới Bệnh viện 1A kịp thời. Hôm nay được xuất viện, tôi vô cùng hạnh phúc, và biết ơn tập thể Y bác sĩ Bệnh viện 1A. Cầu mong cho những Bệnh nhân đang điều trị ở đây sẽ sớm được xuất viện như tôi và Sài Gòn sẽ khỏe mạnh trở lại”, P.R chia sẻ.
Vợ ngứa ngực đi khám, chồng tiết lộ thói quen mất vệ sinh của vợ vô cùng hại sức khỏe
Một người phụ nữ vì thói quen sai lầm khi vệ sinh và sử dụng đồ lót đã khiến cho bản thân phải nhận hậu quả.
Phụ nữ thường sẽ bao lâu thì giặt nội y một lần? Trong cuộc phỏng vấn với ETToday, bác sĩ da liễu Cai Yishan đã chia sẻ câu chuyện về một người phụ nữ đã khiến các bác sĩ phải rùng mình khi nhìn thấy nội y của bệnh nhân.
Người phụ nữ 60 tuổi bị ngứa da vào mùa đông dẫn tới viêm da và bắp chân của nữ bệnh nhân cũng bị ngứa ngáy rất nhiều nên đã đi khám. Sau khi kiểm tra và kê thuốc điều trị, bác sĩ cho người phụ nữ ra về.
Tuy nhiên, ngay trước khi rời phòng khám, người chồng đi cùng với nữ bệnh nhân bất ngờ nói với bác sĩ: "Bác sĩ ơi, bác sĩ có thể khuyên vợ tôi đừng mặc đồ lót ẩm mốc nữa được không?" Sau đó, người đàn ông đưa bức ảnh chụp lại mặt bên trong áo ngực của nữ bệnh nhân khiến bác sĩ giật mình. Trong bức ảnh có thể thấy chiếc áo lót của người phụ nữ nổi đầy những chấm đen là dấu hiệu của mốc. Chỉ nhìn lướt qua cũng thấy ít nhất khoảng 20 chấm đen mốc.
Nội y của người phụ nữ dày đặc chấm đen của nấm mốc khiến bác sĩ hãi hùng. (Ảnh / Bác sĩ Cai Yishan cung cấp)
Sau đó, bác sĩ Cai Yishan đã nói chuyện riêng với người phụ nữ và được biết cô rất ngại khi phơi nội y bên ngoài trời vì sợ người khác thấy nên thường giặt tay và phơi ngay trong nhà tắm. Chiếc áo lót mà cô dùng thực ra đã bắt đầu có nấm mốc từ 2 năm trước nhưng người phụ nữ nghĩ rằng không vấn đề nên vẫn mặc.
Tuy nhiên thời gian gần đây, người phụ nữ cảm thấy thỉnh thoảng da vùng ngực bị ngứa nhưng vì cơn ngứa không quá lâu và khó chịu nên cô không đi khám. Người chồng sau đó cũng liên tục khuyên vợ thay quần áo lót bị mốc nhưng người vợ nhất quyết nói: "Không bị rách thì sao phải thay". Mãi tới khi tình trạng ngứa ngáy khắp toàn thân xảy ra, người vợ mới chịu đi khám.
Bác sĩ Cai Yishan đã cảnh báo người phụ nữ điều này là không nên. Trước đây, bác sĩ cũng đã gặp không ít nữ bệnh nhân là học sinh, sinh viên mặc áo lót bị mốc suốt thời gian dài gây ra vết chàm đỏ và ngứa, thậm chí họ còn chảy cả dịch sau khi gãi phải dùng giấy lau liên tục.
Người phụ nữ đã mặc đồ lót mốc suốt 2 năm dẫn tới da bị ngứa, viêm da. (Ảnh minh họa)
Một khi vùng da nhạy cảm tiếp xúc với quần áo lót bị mốc có thể khiến da mẩn đỏ, ngứa, vết thương xuất hiện sau khi gãi có thể bị nhiễm khuẩn, nghiêm trọng có thể gây viêm mô tế bào.
Sau đó, mặc dù người phụ nữ đã thay áo lót mốc nhưng người chồng trong một lần cùng vợ tới tái khám đã tiết lộ thêm rằng ngay cả quần lót của vợ cũng mốc nhưng không chịu thay. Lần này, bác sĩ Cai Yishan thực sự chán nản, lại một lần nữa nhắc nhở người phụ nữ nếu giặt đồ lót bằng tay và để trong phòng tắm ẩm ướt tương đối ẩm, nấm mốc rất dễ phát triển, thường thì nên treo quần áo ở nơi thoáng gió nhất có thể và phơi dưới ánh nắng mặt trời để đảm bảo mặt tiếp xúc với quần áo được giữ khô.
Mặc quần áo ẩm mốc có thể gây ra những hậu quả gì?
Nấm mốc phát tán bào tử và chất độc di chuyển trong không khí và bị hút vào các vật liệu ẩm ướt có nhiều sợi, chẳng hạn như gỗ, vách thạch cao và vải.
Nếu quần áo của bạn vẫn bị ướt trong một thời gian dài, nấm mốc sẽ bị hút vào đó khá nhanh - trong khoảng từ 24-48 giờ. Giữ quần áo ẩm ướt ở những nơi không thông thoáng hoặc quá gần nhau sẽ trở thành nơi sinh sôi nảy nở của nấm mốc trên quần áo. Một khi quần áo bị nấm mốc, chúng có thể gây ra những ảnh hưởng sau tới sức khỏe nếu bạn mặc chúng thường xuyên.
Gây bệnh về hô hấp
Có khoảng 10 loại nấm mốc có thể gây ảnh hưởng tới vấn đề hô hấp của con người như gây dị ứng, viêm xoang, viêm phế quản, suy hô hấp,... Ví dụ như Stachybotrys chartarum - loại nấm mốc độc hại, có thể sản sinh bào tử trong cơ quan hô hấp ngay khi hít phải.
Khi bạn mặc hoặc ở gần quần áo bị ẩm mốc này có thể vô tình hít phải những bào tử nấm mốc. Từ đó có thể gây ra bệnh nhiễm trùng (những người có hệ thống miễn dịch kém thường mắc phải) hoặc dị ứng (hen suyễn, xoang...), đặc biệt với trẻ em.
Nếu vấn đề này không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách thì có thể gây ra những bệnh về đường hô hấp mãn tính.
Gây bệnh về da
Mặc quần áo ẩm mốc, đặc biệt đồ nội y dễ gây ra bệnh hô hấp, bệnh về da và bệnh ở những vùng nhạy cảm. (Ảnh minh họa)
Da chính là cơ quan rất dễ bị ảnh hưởng khi bạn mặc quần áo nấm mốc bởi da chính là bề mặt tiếp xúc nhiều nhất với quần áo. Khi nấm mốc bám trên da có thể gây dị ứng da, nhiễm trùng da, ngứa da, đặc biệt ở những khu vực nhạy cảm và da trẻ em.
Phụ nữ nếu mặc quần lót bị ẩm mốc có thể bị nấm âm đạo, viêm nhiễm "vùng kín". Nấm âm đạo là một bệnh khá phổ biến ở phụ nữ mà có thể bị lây qua nhiều nguyên nhân như quan hệ tình dục, mặc quần áo ướt, lây qua bồn cầu...
Biểu hiện của bệnh nấm âm đạo là âm hộ đỏ, phù, ngứa dữ dội, âm đạo ra nhiều khí hư có khi lẫn mủ. Nếu bệnh không được điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Bao lâu nên thay đồ lót?
Trên trang The Sun, chuyên gia Claire Franks cho biết, bạn nên thay áo ngực 6 tháng một lần. Áo ngực cần được thay thế để duy trì sự vừa vặn và nâng đỡ tốt nhất vì áo ngực sẽ giãn ra khi mặc.
Chuyên gia Claire Franks khuyên bạn nên có ba chiếc áo ngực để sử dụng và chúng cũng nên được thay thế khi áo ngực bị bung ra phía sau và móc không thể thắt chặt để mang lại cho bạn sự vừa vặn. Ngoài ra, khi dây áo lót thường tuột khỏi vai, phần gọng bị lòi ra ngoài, phần ngực áo bị bóp méo... thì chị em cần phải vứt bỏ luôn.
Còn với quần lót. Nhiều người đợi đến khi đồ lót bị thủng hoặc mất màu khi giặt mới thay nhưng có lẽ bạn cũng nên thay chúng thường xuyên hơn. Trang tạp chí dành cho phụ nữ của Mỹ - Good Housekeeping khuyên chị em phụ nữ nên thay đồ lót sau mỗi 6 tháng, nhiều nhất là 1 năm vì lý do vệ sinh.
Còn theo tiến sĩ Charles Gerba, giáo sư vi sinh học tại Đại học Arizona (Mỹ), về mặt lý thuyết, bạn hoàn toàn có thể giữ quần lót của mình cho đến khi nó bị bung ra, miễn là bạn giặt sạch sẽ và thường xuyên.
Ông nói: "Miễn là chúng vẫn bình thườn, độ đàn hồi tốt, vừa vặn, không có lỗ thủng, bào mòn hay hiện tượng nấm mốc và bạn giặt chúng thường xuyên, bạn có thể sử dụng rất lâu mà không có thời gian ngừng."
Giáo dục giới tính: môn học bắt buộc? Tại Việt Nam, thống kê trung bình mỗi năm có khoảng 300.000-400.000 ca phá thai ở độ tuổi 15-19 được báo cáo chính thức, trong đó 60-70% là học sinh, sinh viên. Khu vực khám, tư vấn, "kế hoạch" tại một bệnh viện phụ sản ở TP.HCM - Ảnh: DUYÊN PHAN "Tôi thấy Bộ GD-ĐT cần phải có chương trình ngoại khóa hoặc...