Cứu sống sản phụ thai 39 tuần nguy kịch vì biến chứng đờ tử cung nghiêm trọng
Mang thai lần ba, khi thai ở tuần 39 thì sản phụ Hà Thị N. (Phú Xuyên, Hà Nội) nhập viện đẻ thường nhưng sau đẻ bất ngờ gặp biến chứng đờ tử cung, tình trạng diễn biến nguy kịch rất nhanh…
Đờ tử cung là một biến chứng nghiêm trọng sau đẻ (Ảnh minh họa)
Thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp cho biết, các bác sĩ viện này vừa cứu sống một trường hợp nguy kịch do biến chứng đờ tử cung sau đẻ. Đây là một biến chứng nghiêm trọng, đe dọa tính mạng.
Cụ thể, ngày 17/02, sản phụ Hà Thị N, 36 tuổi, ở Phú Xuyên (Hà Nội) nhập viện khi thai 39 tuần tuổi (mang thai lần 3) và xuất hiện đau bụng từng cơn, ra dịch nhầy hồng âm đạo.
Sau khi đẻ thường, bệnh nhân xuất hiện biến chứng đờ tử cung gây mất máu nhiều. Lập tức, các bác sĩ sản khoa và các gây mê của bệnh viện tiến hành gây mê hồi sức, thực hiện phẫu thuật cấp cứu khẩn cấp cắt tử cung bán phần thấp do biến chứng đờ tử cung thứ phát sau đẻ.
Đáng chú ý, trước, trong và sau mổ, bệnh nhân mạch nhanh, nhỏ, khó bắt tần số 150ck/p, huyết áp tụt thấp không đo được. Các bác sĩ nhanh chóng được thực hiện đặt catheter tĩnh mạch trung tâm, dùng thuốc vận mạch, bù hơn 4000ml máu các loại, bù dịch cao phân tử.
Tại Trung tâm chăm sóc sau mổ, bệnh nhân được điều dưỡng theo dõi sát toàn trạng, kiểm tra đường thở và thở Oxy thường xuyên. Sau bù máu và nuôi dưỡng đường tĩnh mạch cũng như thực hiện các biện pháp chăm sóc hồi tỉnh thì hiện tại bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch.
Video đang HOT
ThS. BS Dương Anh Khoa, Trưởng khoa Gây mê hồi sức, phụ trách Trung tâm chăm sóc sau mổ – Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp cho biết, giai đoạn sau mổ là giai đoạn có nhiều rối loạn về sinh lý, bao gồm nhiều biến chứng về tuần hoàn, hô hấp, rối loạn đông máu, trước mổ mất nhiều máu…
Vì vậy, việc chăm sóc bệnh nhân sau mổ là công việc rất quan trọng nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời các rối loạn, chủ động ngăn ngừa và phát hiện kịp thời các tai biến, biến chứng sớm sau mổ để có thái độ xử trí đúng và kịp thời, góp phần vào thành công của cuộc mổ.
Biến chứng đờ tử cung có nhiều nguyên nhân. Hiện nay y học vẫn chưa có biện pháp ngăn ngừa không để tình trạng này xảy ra.
Những ai hay bị hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, chớ chủ quan, nên đi khám ngay kẻo để lại di chứng nặng nề về sau
Hiện nay, nhiều người cho rằng bị tiền đình đa số là lành tính, tái đi tái lại và có thể tự hết các cơn chóng mặt nên nhiều trường hợp chủ quan không đi khám, bỏ qua cơ hội vàng điều trị, để lại di chứng nặng nề cho người bệnh.
Thời gian gần đây, Ngô Lan Phương (31 tuổi, ở Hà Nội) thường gặp tình trạng hoa mắt, chóng mặt, thỉnh thoảng kèm buồn nôn nhất là khi ngồi lâu và đột ngột đứng dậy di chuyển. Ban đầu, nghĩ do làm việc căng thẳng, chỉ cần nghỉ ngơi là sẽ hết, tuy nhiên, càng ngày, các triệu chứng càng lặp lại nhiều hơn nên Phương quyết định đi khám.
Tại bệnh viện, sau khi thăm khám và khai thác tiểu sử, các bác sĩ chẩn đoán, Phương bị hội chứng tiền đình. Nguyên nhân có thể xuất phát từ việc cô thường xuyên bị stress trong công việc. Đây cũng là nguyên nhân khiến rất nhiều người bị rối loạn tiền đình dù còn khá trẻ.
Trên thực tế, tại Bệnh viện Đa khoa Nông Nghiệp (Hà Nội) hàng ngày tiếp đón khá nhiều các trường hợp bị hội chứng tiền đình, trong đó chủ yếu là hội chứng tiền đình ngoại biên.
Người bị tiền đình thường có triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, ù tai... Ảnh minh họa
ThS.BS Nguyễn Thu Hà, Khoa Cấp cứu - Chống độc, Bệnh viện Đa khoa Nông Nghiệp cho biết, hội chứng tiền đình phân thành 2 nhóm: Tiền đình trung ương và tiền đình ngoại biên. Mỗi nhóm có nguyên nhân gây bệnh khác nhau và tùy theo nguyên nhân gây ra hội chứng tiền đình mà đối tượng nguy cơ cũng khác nhau.
Với hội chứng tiền đình trung ương là do các nguyên nhân như đột quỵ não, thường gặp trên nhóm đối tượng có nguy cơ cao như tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì, rối loạn mỡ máu, hút thuốc lá nhiều...
Đối với tiền đình ngoại biên có thể gặp ở người trẻ không có bệnh nền, không có yếu tố nguy cơ hoặc ở những bệnh nhân có chấn thương đầu cũ hay viêm nhiễm dẫn đến các cơn chóng mặt tư thế kịch phát lành tính, hay các nguyên nhân dẫn đến rối loạn chức năng mê đạo: như ngộ độc thuốc, ngộ độc rượu, nhiễm virus...
Trong đó, BS Nguyễn Thu Hà đặc biệt lưu ý đến vấn đề stress, lo âu, căng thẳng rất phổ biến trong cuộc sống hiện đại. Hội chứng tiền đình do rất nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó hội chứng tiền đình trung ương với nguyên nhân chủ yếu là do đột quỵ não thì stress là một trong những yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh cảnh đột quỵ não, có thể để lại những di chứng nặng nề cho bệnh nhân.
Người bị tiền đình thường có biểu hiện như thế nào?
Theo BS Hà, các triệu chứng chủ yếu của hội chứng tiền đình bao gồm: Chóng mặt - đây là một triệu chứng thường gặp nhất trong hội chứng tiền đình, đó là một cảm giác không có thật về sự chuyển động của cơ thể hoặc môi trường xung quanh, người bệnh có cảm giác đồ vật xung quanh họ hoặc bản thân họ quay tròn, hoặc cảm giác bồng bềnh như người đi trên tàu, xe; mất thăng bằng làm bệnh nhân không thể ngồi dậy, không đi lại được; rung giật nhãn cầu (chuyển động của nhãn cầu có thể một hướng hoặc đa hướng).
Các triệu chứng đi kèm như: Buồn nôn, nôn, vã mồ hôi, da xanh tái, vẻ mặt lo lắng, hoặc các triệu chứng khác do các nguyên nhân của hội chứng tiền đình gây ra.
Các chuyên gia khuyến cáo, khi bị tiền đình, người bệnh nên tuân thủ thăm khám và điều trị, không nên chủ quan, tránh biến chứng xấu. Ảnh: BVĐK Nông nghiệp
Theo các bác sĩ, việc điều trị hội chứng tiền đình hiện nay đã có rất nhiều tiến bộ, có nhiều nhóm thuốc điều trị tích cực giúp giảm bớt nhanh và hiệu quả các triệu chứng của tiền đình; song song với sự hiện đại của các trang thiết bị máy móc giúp chẩn đoán sớm, chính xác nguyên nhân của hội chứng tiền đình để từ đó có các phương pháp điều trị hiệu quả và triệt để.
" Điều trị hội chứng tiền đình là sự phối hợp của đa chuyên khoa thần kinh, tai mũi họng, phục hồi chức năng... để điều trị triệu chứng, tìm các nguyên nhân gây ra bệnh cho bệnh nhân, hay kết hợp phục hồi chức năng cho các trường hợp tổn thương tiền đình do di chứng, để từ đó có thể giải quyết triệt để các nguyên nhân ", BS Hà chỉ rõ.
Tuy nhiên, theo BS Hà, hiện nay, có một số quan niệm duy tâm cho rằng bệnh tiền đình là "bệnh trời đày", là "nghiệp chướng" nên không tuân thủ điều trị. Điều này là không đúng. Hội chứng tiền đình chủ yếu do các nguyên nhân lành tính và hoàn toàn có thể cắt cơn tiền đình, điều trị dứt điểm các nguyên nhân cũng như dùng thuốc kết hợp với thay đổi lối sống để hạn chế các đợt tái phát. Do vậy, bệnh nhân cần đến khám đúng chuyên khoa để được chẩn đoán đúng cũng như tư vấn phù hợp.
Bên cạnh đó, nhiều người cho rằng bị tiền đình đa số là lành tính, tái đi tái lại và có thể tự hết các cơn chóng mặt, nên nhiều trường hợp chủ quan không đi khám, bỏ qua cơ hội vàng như trường hơp bị hội chứng tiền đình do nhồi máu não, để lại di chứng nặng nề cho người bệnh.
Để phòng tránh căn bệnh này, các chuyên gia khuyến cáo, mọi người nên giữ lối sống lành mạnh, giảm lo âu, căng thẳng trong cuộc sống; thường xuyên tập luyện thể thao. Với những người làm việc ở văn phòng, ngồi nhiều giờ bên máy tính liên tục nên thường xuyên tập các bài tập vận động vùng cổ, gáy. Tránh đọc sách báo khi ngồi ô tô, nên ngồi hoặc nằm ngay xuống khi thấy chóng mặt.
Bên cạnh đó, đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý hàng ngày, uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Tránh để tình trạng cơ thể quá thiếu nước; hạn chế uống bia, rượu, hút thuốc lá...
Để điều trị hiệu quả vô sinh, hiếm muộn Việt Nam thuộc nhóm nước có tỉ lệ vô sinh cao ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương với tỉ lệ 7,7% trong các cặp vợ chồng sinh đẻ, tương đương 1 triệu cặp vợ chồng được phát hiện vô sinh mỗi năm Vợ chồng chị Dương Thị Q., 32 tuổi ở Hà Nội, đến khám tại Bệnh viện Đa khoa...