Cứu sống người đàn ông nguy kịch tính mạng vì vết loét nhỏ ở ngực
Trên ngực có vết loét nhỏ, người đàn ông ở Sơn La sốt cao, đi tới 2 bệnh viện không tìm ra nguyên nhân.
Khi được chuyển tới Bệnh viện Trung ương Quân đội (TWQĐ) 108, bệnh nhân đã suy đa tạng, nguy kịch tính mạng.
Anh N.V.T (SN 1984, Sơn La) vốn khoẻ mạnh, tự nhiên sốt cao liên tục, mệt mỏi, điều trị hạ sốt tại nhà 4 ngày không đỡ. Bốn ngày tiếp theo, anh được điều trị tại 2 bệnh viện tuyến dưới với chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng. Mặc dù được chỉ định dùng kháng sinh phổ rộng đường tĩnh mạch, phối hợp kháng sinh, lọc máu liên tục, thở máy nhưng sức khỏe không cải thiện.
Anh T được chuyển lên Bệnh viện TWQĐ 108 trong tình trạng nguy kịch sốt cao, trụy mạch, viêm cơ tim, suy hô hấp cấp tiến triển, tổn thương gan thận cấp tính, giảm tiểu cầu.
Khám lâm sàng, các bác sĩ phát hiện vùng ngực phải của bệnh nhân có vết loét điển hình của bệnh sốt mò, từ đó chỉ định xét nghiệm và kháng sinh đặc hiệu. Kết quả xét nghiệm khẳng định bệnh nhân có nhiễm Orientia tsutsugamushi, là mầm bệnh gây bệnh sốt mò.
Video đang HOT
Bệnh nhân suy đa tạng, phải lọc máu.
Sau 7 ngày sử dụng phác đồ điều trị đặc hiệu, tình trạng suy đa tạng của bệnh nhân được cải thiện và xuất viện.
Theo BS Nguyễn Sỹ Thấu, Khoa Hồi sức truyền nhiễm, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, sốt mò là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây truyền qua vết đốt của ấu trùng mò. Bệnh thường khởi phát đột ngột với sốt cao, liên tục, thường đáp ứng tốt với điều trị đặc hiệu, tuy nhiên, có thể tiến triển cấp tính đến suy chức năng đa tạng và tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Việc phát hiện ra vết loét điển hình của bệnh sốt mò có thể giúp định hướng sớm chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân. Vết loét gặp ở 65-80% trường hợp sốt mò, thường chỉ có một vết loét, hiếm khi có 2-3 vết loét.
Đặc điểm của vết loét trong sốt mò là không đau, không ngứa, do đó bệnh nhân không biết sự hiện diện của vết loét, vì thế thường chỉ được phát hiện qua thăm khám lâm sàng của bác sĩ.
Tuy nguy hiểm nhưng bệnh sốt mò có thể dự phòng được. Mò và ấu trùng ưa sống ở nơi đất xốp, ẩm mát, trong các khe hang, ven bờ sông suối, nơi râm mát có bụi rậm và cây thấp. Khi lưu trú, làm việc tại những nơi có đặc điểm trên và trong vùng dịch tễ của sốt mò nên mang giầy, tất, chít ống quần, tránh ngồi, nằm hoặc để đồ đạc trực tiếp lên mặt đất, bãi cỏ, gần bờ bụi, gốc cây.
Bác sĩ khuyến cáo, trường hợp sốt chưa rõ nguyên nhân kèm theo có yếu tố dịch tễ của sốt mò nên đến cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời.
Nữ sinh viên thập tử nhất sinh vì bệnh nguy hiểm dễ nhầm với cảm cúm
Sau hai ngày có biểu hiện mệt mỏi, đau nhức cơ thể, cô gái 21 tuổi bắt đầu bị đau ngực, khó thở phải nhập viện cấp cứu.
Tại bệnh viện các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị viêm cơ tim, nguy kịch tính mạng.
Đó là trường hợp nữ bệnh nhân H.A.D (21 tuổi, ngụ tại Cà Mau, sinh viên một trường đại học trên địa bàn TPHCM) vừa được Bệnh viện Nhân dân Gia Định tiếp nhận cấp cứu. Ngày 10/1, thông tin từ bệnh viện cho biết, thời điểm nhập viện bệnh nhân trong tình trạng đau ngực, khó thở, da nhợt nhạt .
Qua thăm khám, bác sĩ nhận thấy người bệnh có chỉ số huyết áp rất thấp kèm rối loạn nhịp thất trên điện tâm đồ. Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị viêm cơ tim cấp nặng nguy cơ tử vong rất cao nếu không được điều trị kịp thời.
Sau khi được bác sĩ can thiệp kịp thời, nữ bệnh nhân đã may mắn qua cơn nguy kịch
Ngay lập tức người bệnh được chuyển vào đơn vị Hồi sức Tim mạch, trong vòng 30 phút, bệnh nhân được can thiệp VA-ECMO (oxy hóa máu màng ngoài cơ thể) ở trạng thái tỉnh hoàn toàn, không cần gây mê, không cần thở máy xâm lấn.
ThS.BS Nguyễn Thanh Thảo - Đơn vị Hồi sức tim mạch cho biết, sau 24 giờ can thiệp VA-ECMO, huyết áp của người bệnh đã ổn định, chức năng các tạng hồi phục dần, rối loạn nhịp thất đáp ứng với điều trị. Sau 4 ngày, chức năng tim phục hồi hoàn toàn bệnh nhân được ngưng can thiệp VA-ECMO. Hiện sức khỏe của bệnh nhân đã bình phục, đủ điều kiện xuất viện.
Từ trường hợp trên, bác sĩ cảnh báo, bệnh viêm cơ tim cấp có diễn biến nhanh đột ngột, phức tạp, nguy cơ tử vong cao nếu không được điều trị sớm và kịp thời. Dấu hiệu ban đầu của bệnh rất khó phát hiện bởi triệu chứng lâm sàng không điển hình, giống cảm sốt thông thường như mệt mỏi, đau nhức người, chán ăn và hay gặp ở người trẻ tuổi nên rất dễ chủ quan.
Bệnh viêm cơ tim cấp thường gây ra các biến chứng nguy hiểm như: viêm phổi, rối loạn nhịp tim , suy hô hấp, suy tim. Vì vậy, nếu bị cảm sốt và đi kèm theo những biểu hiện khác thường: tức ngực, khó thở, nhịp tim nhanh, người bệnh cần lập tức đến cơ sở y tế gần nhất để được theo dõi và điều trị kịp thời.
Bệnh viêm não mô cầu nguy hiểm thế nào Viêm não mô cầu là bệnh nguy hiểm, khả năng lây lan cao nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng tiêm vaccine. Một số nhà sản xuất hiện nay đã cung cấp vaccine viêm não mô cầu cho trẻ từ 6 tháng tuổi. Ảnh: Shutterstock. Theo báo cáo gần đây của Sở Y tế Hà Nội, địa phương này đã ghi nhận...