Cứu sống người bệnh ngưng tim, ngưng thở
Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long và Bệnh viện đa khoa tỉnh Hậu Giang vừa phối hợp cấp cứu thành công một ca bệnh hy hữu.
Người bệnh đã đột ngột ngưng tim ngưng thở và được cứu sống sau khi được cấp cứu liên tục trong 30 phút.
Bệnh nhân đang được điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực chống độc của Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long
Theo đó, người bệnh là anh H.V.T (51 tuổi), ngụ tại Thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. Theo thông tin từ gia đình, anh T. là một người khỏe mạnh, chưa từng có dấu hiệu bệnh tim. Vào lúc 8h sáng ngày 11/03, anh T. cảm thấy mệt, lạnh người sau đó đột ngột ngất. Gia đình lập tức đưa anh vào cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hậu Giang.
Video đang HOT
Khi nhập viện, người bệnh đã ngừng tuần hoàn, ngừng thở, mạch và huyết áp bằng 0. Nhờ sự xử trí kịp thời của Bệnh viện đa khoa tỉnh Hậu Giang, người bệnh đã có nhịp tim trở lại nhưng tình trạng bệnh rất nặng, tiên lượng tử vong cao.
Bệnh viện đa khoa tỉnh Hậu Giang đã hội chẩn với Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long ở Thành phố Cần Thơ và quyết định chuyển người bệnh đến Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long để tiếp tục điều trị với sự đồng ý của gia đình người bệnh.
Tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng hôn mê, đang dùng thuốc trợ tim liều cao, ekip cấp cứu gồm các bác sĩ chuyên khoa Hồi sức, Tim mạch cùng phối hợp hội chẩn khẩn và chẩn đoán là bệnh lý mạch vành cấp cần can thiệp khẩn. Người bệnh được hồi sức tạm thời, chụp mạch vành, được kết luận tắc động mạch vành trái, phải và được tiến hành can thiệp đặt stent mạch vành. Toàn bộ quá trình được diễn ra trong vòng 45 phút kể từ khi người bệnh nhập viện.
Sau can thiệp, mạch và huyết áp người bệnh dần ổn định và được chuyển qua Khoa Hồi sức tích cực chống độc để tiếp tục điều trị. 3 ngày sau can thiệp, người bệnh tỉnh, ngưng thuốc trợ tim, có thể tự ăn uống. Hiện sức khỏe bệnh nhân diễn tiến ổn và đang được các bác sĩ, điều dưỡng của Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long tiếp tục chăm sóc./.
Tấn Phong/VOV-ĐBSCL
Kỳ tích: Cứu sống bệnh nhân ngừng tuần hoàn 30 phút
Sau hơn 30 phút được các y, bác sĩ Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên cấp cứu tích cực, bệnh nhân Trần Ngọc Huấn (62 tuổi) đã có nhịp tim trở lại.
Trước đó, khoảng 8h40 ngày 14/3, bệnh nhân Trần Ngọc Huấn (62 tuổi, trú tại tổ 25, phường Phan Đình Phùng, TP.Thái Nguyên) được đưa tới Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên trong tình trạng ngừng tuần hoàn và được chẩn đoán ban đầu là loạn nhịp tim rung thất.
Ngay sau đó, bệnh nhân đã được các bác sĩ của Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên chỉ định sốc điện 4 lần kết hợp với tích cực ép tim ngoài lồng ngực, đặt nội khí quản, dùng thuốc chống loạn nhịp. Sau hơn 30 phút cấp cứu tích cực, bệnh nhân đã có nhịp tim trở lại.
Sau 2 ngày điều trị, bệnh nhân Trần Ngọc Huấn đã qua cơn nguy kịch. (Ảnh: Tùng Lâm)
Theo bác sĩ Lâm Văn Tài, người trực tiếp điều trị cho bệnh nhân, thông thường những trường hợp cấp cứu khoảng 30 phút mà không có nhịp tim trở lại sẽ tử vong. Tuy nhiên, các y, bác sĩ tại bệnh viện vẫn cố gắng không bỏ cuộc để giành lại sự sống cho người bệnh.
Qua tìm hiểu, được biết, đây là kỳ tích của y học nói chung và Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên nói riêng, khi bệnh nhân đã ngừng thở hơn 30 phút mà vẫn có thể được cứu sống. Hiện nay, bệnh nhân đang được theo dõi, điều trị. Trước đó, bệnh nhân có tiền sử bệnh tăng huyết áp nhưng không theo dõi, điều trị tại các cơ sở y tế.
Đến nay, sau 2 ngày được các y, bác sĩ khoa cấp cứu, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên tích cực điều trị, bệnh nhân Trần Ngọc Huấn đã qua cơn nguy kịch.
Bác sĩ Tài khuyến cáo, khi bệnh nhân đột ngột bất tỉnh, ngừng thở ngoài bệnh viện thì cần tiến hành cấp cứu ngừng tuần hoàn ngay lập tức, sau đó nhanh chóng đưa đến các cơ sở y tế. Đặc biệt, những người có tiền sử bệnh tim mạch, tăng huyết áp cần khám định kỳ để phát hiện sớm và loại trừ nguyên nhân loạn nhịp tim.
Theo danviet.vn
Viện Tim TP.HCM hỗ trợ chữa không cần phẫu thuật cho 9 bệnh nhân bệnh tim Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long vừa được các chuyên gia Viện Tim TP.HCM hỗ trợ để tiến hành can thiệp cho 9 bệnh nhân bệnh mạch vành tắc mạn tính và sốc tim/tổn thương hẹp nặng thân chung động mạch vành trái phức tạp. Đây là một kỹ thuật khó thực hiện nhưng lại mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh....