Clip: Giây phút giành lại sự sống cho bệnh nhân đã ngừng tim, ngừng tuần hoàn
Bệnh nhân nam (45 tuổi) đang truyền dịch tại trạm ý tế xã thì ngừng tuần hoàn, mất ý thức, toàn thân tím đen, mạch 0, huyết áp 0. Các bác sĩ đã khẩn trương cấp cứu phối hợp thành công từ trạm y tế đến bệnh viện tỉnh và bệnh viện trung ương để cứu sống ngoạn mục bệnh nhân này.
Ảnh minh họa
Lúc 8h55 ngáy 10/12, tổng đài trực cấp cứu BV Hùng Vương nhận tín hiệu gọi cấp cứu từ trạm y tế xã cách bệnh viện gần 10 km. Qua khai thác sơ bộ được biết, bệnh nhân nam 45 tuổi đang được truyền dịch tại trạm y tế xã thì xuất hiện tím tái và ngừng tuần hoàn…
Chỉ ít phút sau các nhân viên thuộc đội cấp cứu ngoại viện đã có mặt tại trạm y tế xã, trước mắt các thầy thuốc, bệnh nhân đã ngừng tuần hoàn, mất ý thức, toàn thân tím đen, mạch 0, huyết áp 0.
Đến khoảng hơn 9h cùng ngày, hai nhân viên trung tâm cấp cứu bắt đầu vừa ép tim ngoài lồng ngực nhằm tái tạo tuần hoàn vừa đặt nội khí quản để cung cấp oxi. Các nhân viên khác của trạm y tế xã cũng được huy động tối đa, thiết lập thêm đường truyền nhằm đưa các thuốc vận mạch.
Sau đó ít phút, bệnh nhân bắt đầu có những tín hiệu đáp ứng, trên màn hình monitoring các chỉ số sinh tồn bắt đầu xuất hiện, Sp02 từ 40 lên 50,70,80… Tuy nhiên sau hơn 20 phút ép tim, bóp bóng liên tục, tim của người bệnh vẫn chưa có tín hiệu đập trở lại, lúc này 02 và các loại thuốc vận mạch mang theo xe đã sắp hết.
Nhận thấy tình trạng rất nguy kịch, bệnh nhân có thể sẽ tử vong, từ bệnh viện ban giám đốc tiếp tục điều thêm một xe cứu thương thứ hai mang theo đầy đủ cơ số thuốc, vật tư, máy sốc tim, máy hút dịch…và một kíp cấp cứu khác.
9h40: Lúc này buồng điều trị của trạm y tế xã đã được trang bị như một phòng hồi sức tích cực thực thụ, bệnh nhân được sử dụng ba loại vận mạch với liều cao nhất, các nhân viên y tế vẫn thay nhau tiến hành ép tim ngoài lồng ngực, các chỉ số, mạch, huyết áp có đáp ứng và dần được cải thiện. Tuy nhiên bệnh nhân vẫn trong trạng thái mất ý thức, tim vẫn chưa có tín hiệu đập trở lại.
Ê-kíp cấp cứu nhận thấy đây là trường hợp bệnh nhân đã rơi vào tình trạng cực kỳ nguy kịch và có nguy cơ tử vong rất cao nếu không được tăng cường các biện pháp hồi sức cấp cứu tối đa.
10h10: xe cấp cứu thứ ba với máy thở, bơm tiêm điện máy xét nghiệm khí máu và một số loại thuốc thiết yếu khác cùng một kíp cấp cứu mới bao gồm những chuyên gia giàu kinh nghiệm nhất của bệnh viện Đa khoa Hùng Vương tiếp tục lên đường.
10h20: bệnh nhân vẫn trong trạng thái nguy kịch. Sau khi đã hội chẩn và xin ý kiến của các chuyên gia hồi sức cấp cứu từ khoa HSTC – Bệnh viện Bạch Mai, bác sỹ Lương Minh Tuấn và kíp cấp cứu tiếp tục kiên trì áp dụng toàn bộ những biện pháp hồi sức tích cực nhất theo phác đồ cấp cứu ngừng tuần hoàn.
Sau gần 2 giờ ép tim ngoài lồng ngực, đến 10h45 mặc dù còn rất yếu ớt nhưng tim bệnh nhân bắt đầu tự đập trở lại. Qua xét nghiệm tại chỗ, các bác sĩ xác định bệnh nhân bị toan chuyển hóa nặng, đây là hậu quả của việc ngừng tuần hoàn kéo dài, lactac>15, giảm tưới máu mô cực kỳ nặng. Bệnh nhân sau đó lại xuất hiện rung thất, ngừng tuần hoàn, nhưng với những thuốc và thiết bị có sẵn, ê-kíp đã xử lý thành công, các chỉ số sinh tồn của bệnh nhân dần ổn định, huyết áp 90/60, mạch 50 – 60 lần/ phút, Sp02 97% .
Xác định đây là ca bệnh phức tạp, nguy cơ tử vong cao nếu không được bác sĩ đầu ngành với các trang thiết bị hiện đại can thiệp, ê-kíp đã thông báo với gia đình và sau đó, lúc 11h15 cùng ngày một kíp cấp cứu, vận chuyển đặc biệt được huy động với những kịch bản được chuẩn bị rất kỹ lưỡng bắt đầu vận chuyển người bệnh đến Bệnh viện Bạch Mai.
Sau hơn 3 giờ tiếp tục chiến đấu với tử thần trên xe cứu thương, 14h29 phút cùng ngày bệnh nhân đã được vận chuyển an toàn đến khoa HSTC (Bệnh viện Bạch Mai).
Tại đây, bằng các thiết bị cận lâm sàng hiện đại các thầy thuốc ở đây xác định, bệnh nhân ngừng tuần hoàn do bệnh viêm cơ tim cấp, một bệnh lý tim mạch thuộc loại cực kỳ nguy hiểm bởi nó diễn biến rất nhanh, khó chẩn đoán và đã cướp đi sinh mạng của rất nhiều người.
Ngay trong chiều và đêm 10/12 bệnh nhân vẫn diễn biến rất nặng, tim của bệnh nhân vẫn tiếp tục rời rạc và có lúc ngừng đập, tuy nhiên với tinh thần chiến đấu cao nhất, các thiết bị hiện đại nhất và các chuyên gia giàu kinh nghiệm nhất, gần sáng ngày 11/12 bệnh nhân đã được kết nối máy tim phổi nhân tạo và lọc máu liên tục…
Sau 7 ngày dưới sự hỗ trợ của máy ecmo, trái tim của bệnh nhân đã chính thức đập trở lại, các chỉ số huyết động ổn định.
Theo thoidai
Từ vụ 2 sản phụ tử vong khi mổ đẻ ở Đà Nẵng: Gây tê tủy sống có thể bị tai biến ở những trường hợp nào?
Với những trường hợp có nguy cơ tai biến cao, nếu cố áp dụng gây tê tủy sống sẽ gây nguy hiểm cho cả mẹ và con như gây ra máu, tụt huyết áp nặng, ngừng tuần hoàn, ngừng tim. Trường hợp không được xử lý kịp thời, nguy cơ tử vong mẹ là rất lớn.
95% sử dụng phương pháp gây tê tủy sống khi mổ đẻ
Theo PGS.TS Trần Danh Cường, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương, hiện nay, tỷ lệ mổ lấy thai tại Việt Nam đang có xu hướng gia tăng. Dù chưa có con số thống kê chính thức về tỷ lệ mổ lấy thai, song tỷ lệ này đang ở mức cao, có nơi lên tới 60%. Trung bình tại TP Hồ Chí Minh, tỷ lệ mổ đẻ khoảng 30%, còn ở Bệnh viện Phụ sản Trung ương, con số này ở mức gần 50%.
Tuy nhiên trên thực tế, thời gian qua, tại các địa phương xảy ra khá nhiều trường hợp tai biến sản khoa , tử vong mẹ và trẻ sơ sinh có liên quan đến tai biến sau phẫu thuật mổ lấy thai.
Mới đây nhất là tai biến trong mổ đẻ khiến 2 sản phụ tử vong, 1 sản phụ nguy kịch tại Bệnh viện Phụ nữ Thành phố Đà Nẵng (các ngày 22/10 và 17/11/2019). Dù chưa có kết luận chính thức của vụ việc nhưng theo báo cáo của Sở Y tế Đà Nẵng gửi Bộ Y tế, các ca tai biến này đều có đặc điểm chung là xảy ra sau khi gây tê tủy sống trong mổ lấy thai.
95% sử dụng phương pháp gây tê tủy sống khi mổ đẻ. Ảnh minh họa
Theo các bác sĩ, gây tê tủy sống khi mổ đẻ là phương pháp gây tê vùng, được thực hiện bằng cách tiêm thuốc vào vùng dịch não tủy ở vị trí giữa lưng để gây tê cục bộ. Phương pháp này giúp sản phụ vẫn giữ được tỉnh táo, điều hòa huyết áp và nhịp tim trong quá trình mổ lấy thai, đồng thời giảm thiểu xác suất nguy hiểm xảy ra cho trẻ tới mức thấp nhất có thể.
Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, gây tê tủy sống là phương pháp được sử dụng phổ biến trong mổ đẻ, chiếm hơn 95%. Gần 5% còn lại là những trường hợp đặc biệt, có nguy cơ xảy ra tai biến cao, phải dùng phương pháp gây mê toàn thân.
Gây tê tủy sống không được dùng trong trường hợp nào?
Qua công tác theo dõi, giám sát và thẩm định tình trạng tử vong mẹ tại các địa phương, Bộ Y tế đã từng ban hành công văn yêu cầu các đơn vị y tế có triển khai phẫu thuật lấy thai (trong và ngoài công lập), không sử dụng phương pháp gây tê tủy sống ở các sản phụ có rau tiền đạo thể trung tâm hoặc bán trung tâm, rau bong non, tiền sản giật nặng, sản giật.
Với những trường hợp dễ xảy ra tai biến kể trên phải áp dụng phương pháp gây mê nội khí quản (gây mê toàn thân) để đảm bảo an toàn. Nếu cố áp dụng gây tê tủy sống sẽ gây nguy hiểm cho cả mẹ và con như gây ra máu, tụt huyết áp nặng, ngừng tuần hoàn, ngừng tim. Trường hợp không được xử lý kịp thời, nguy cơ tử vong mẹ là rất lớn.
Thực tế, theo GS.TS Nguyễn Viết Tiến, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế, đã từng có một số trường hợp gặp biến chứng do phương pháp gây tê tủy sống khi mổ lấy thai cho những sản phụ có nguy cơ tai biến cao. Khi xảy ra sự cố, ngay cả ở những bệnh viện tuyến Trung ương với những máy móc, thiết bị hiện đại đôi khi còn xử lý không kịp. Do đó, với những bệnh viện tuyến dưới, việc cứu người mẹ là điều vô cùng khó khăn.
Nhiều nguy cơ tiềm ẩn khi đẻ mổ
Trong y khoa, mổ đẻ chỉ được các bác sĩ chỉ định trong các trường hợp như: Thai phụ có những bệnh lý như cao huyết áp, huyết áp tăng cao không điều chỉnh được bằng thuốc gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi; thai phụ sinh khó, kéo dài thời gian chuyển dạ hay thai nhi bị kém phát triển trong tử cung, quá ít nước ối, có dấu hiệu suy thai, cần phải đưa thai ra ngay, nếu không sẽ nguy hiểm cho tính mạng của thai nhi.
Theo PGS.TS Trần Danh Cường, mổ lấy thai có nhiều biến chứng hơn đẻ thường. Khi sinh mổ, người mẹ có thể bị những tai biến do gây mê hay do phẫu thuật. Người mẹ sẽ mất máu nhiều hơn. Sau mổ có thể bị biến chứng nhiễm trùng vết mổ nên khả năng phải dùng kháng sinh nhiều hơn và lâu hơn.
Bên cạnh đó, thời gian hồi phục sức khỏe của người mẹ sẽ lâu hơn kéo theo thời gian phải nằm viện cũng dài hơn. Hơn nữa, sẹo mổ trên thân tử cung có thể bị nứt trong những thai kỳ sau. Vết mổ trên tử cung cũng có thể gây ra dính ruột, tắc ruột đối với bà mẹ.
Còn với đứa trẻ, nếu sinh mổ khi trẻ chưa đủ tháng, trẻ có khả năng bị suy hô hấp cấp. Ngoài ra, nếu non tháng, trẻ cũng dễ bị hạ thân nhiệt, xuất huyết não, vàng da nhân, nhiễm trùng huyết.
Mai Thùy
Theo giadinh.net
Lời kể của bác sỹ về 7 phút 'sinh tử' cứu cháu bé hóc thạch từ cõi chết trở về Được đưa vào viện trong tình trạng ngừng tim, ngừng thở, ngừng tuần hoàn, bác sỹ Toàn đã cố gắng "chiến đấu" với 7 phút cấp cứu và đã cứu được mạng sống cháu bé chỉ mới hơn 21 tháng tuổi bị hóc thạch rau câu. Bác sỹ Toàn kể lại 7 phút "chiến đấu" để cứu mạng sống của cháu bé Kh....